Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh ô môn thành phố cần thơ (Trang 61)

Ngày nay, để phát triển tốt,các NHTM cần phải đảm bảo tăng trưởng cho vay, thu nợ và dư nợ an toàn, hiệu quả, không vì chạy theo doanh số mà quên đi chất lượng. Tuy hoạt động NH ngày càng đa dạng hóa, nhưng cho vay vẫn là hoạt động chính, chiếm tỷ trọng rất lớn trong thu nhập của NH và tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Bên cạnh đó, tình hình kinh tế hiện còn khó khăn, tỷ lệ nợ xấu còn cao, cạnh tranh giữa các NHTM trên địa bàn còn gắt gao nên hoạt động cho vay tại NHNN&PTNT Ô Môn sẽ gặp một số khó khăn nhất định. Qua phân tích tình hình cho vay tại NH, tôi xin đề ra một số biện pháp nâng cao hiệu quả cho vay:

- Xây dựng chính sách cho vay với từng đối tượng khách hàng, các khách hàng chiến lược, truyền thống phải được hưởng các ưu đãi nhất định như được hỗ trợ giảm lãi suất khi gặp khó khăn, vì trong tình hình suy thoái như hiện nay, nếu không chia sẻ khó khăn cùng khách hàng thì nguy cơ NH bị mất vốn do các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, phá sản là rất cao.

- Để công tác thu hồi nợ được thuận lợi, mỗi cán bộ tín dụng phải thẩm định thật kỹ càng, chính xác tính thực tế, hiệu quả của mô hình, kế hoạch mà khách hàng đặt ra, khả năng trả nợ của khách hàng. Cụ thể tại địa bàn, đối với mô hình sản xuất, chăn nuôi của các hộ dân, cán bộ tín dụng cần kiểm tra chi tiết về tính trung thực, mức độ đầu tư của người dân cho phương án sản xuất, chăn nuôi, nguồn cung của cây giống, con giống, phân bón, thức ăn chăn nuôi đến từ đâu, quá trình thực hiện phương án như thế nào và quan trọng là thời gian cần thiết để mô hình thu hồi vốn và sinh lợi. Đối với các doanh nghiệp, cán bộ tín dụng phải kiểm tra thật kỹ càng tình hình hoạt động thông qua các báo cáo tài chính, quá trình thực tế kiểm tra trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp. Thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc các khách hàng thực hiện trả lãi và nợ, đối với các khách hàng trả chậm, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra các biện pháp khắc phục. Sau khi đã loại bỏ các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng (những yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của khách hàng như thiên tai, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, sự biến động đột ngột của giá cả, chi phí đầu vào…) NH có thể hỗ trợ thêm vốn hoặc giảm lãi suất cho vay để giúp đợ khách hàng vượt qua khó khăn, trả nợ đúng tiến độ. Nếu khách hàng không có thiện chí trả lãi, nợ gốc như đã cam kết hoặc trả chậm, gây ứ đọng vốn của NH thì cán bộ tín dụng sẽ lưu trữ, liệt hồ sơ đó vào đối tượng hạn chế cho vay lại, để cho vay các khách hàng khác có tình hình trả lãi, nợ gốc tốt hơn, nâng cao chất lượng cho vay tại NH.

51

- Do các khoản vay hỗ trợ phát triển nông nghiệp nông thôn (chiếm tỷ trọng rất lớn trong cho vay của NH) là cho vay từng lần, nên khi khách hàng có nhu cầu vay lại thì cán bộ tín dụng phải thực hiện đầy đủ các thủ tục tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, giải ngân như khi vay lần đầu nên mất nhiều thời gian, chi phí cho cả cán bộ tín dụng lẫn khách hàng. Do đó để tiết kiệm thời gian, chi phí, sau khi khách hàng đã tất toán nợ và lãi, cán bộ tín dụng tiến hành lưu trữ hồ sơ khách hàng cũ trên hệ thống máy tính (đặc biệt là các khách hàng trả nợ và lãi đúng hạn) để tiện đánh giá, thẩm định khi khách hàng có nhu cầu vay lại. Tiến hành phân loại, chấm điểm khách hàng thường xuyên để theo dõi chính xác nhất khả năng trả nợ của khách hàng.

- Có những biện pháp hỗ trợ thông tin về hoạt động cho vay đến với khách hàng (hiện tại NH vẫn chưa có trang web riêng nên thông tin về thủ tục, giấy tờ cần thiết trong cho vay chưa được phổ biến đến người dân), NH cần xây dựng trang web riêng để khách hàng có thể tham khảo thông tin về hoạt động cho vay của NH và kể cả thông tin của các hoạt động khác như dịch vụ gửi tiền, dịch vụ thẻ,… để khách hàng chuẩn bị trước các giấy tờ cần thiết trước khi đến NH yêu cầu vay vốn. Vì đã tham khảo trước thông tin nên khách hàng sẽ dễ dàng chuẩn bị các giấy tờ, chứng nhận pháp lý cần thiết nên không phải mất công đi lại nhiều do tình trạng thiếu sót, phải bổ sung một số giấy tờ làm tốn thời gian và chi phí đi lại. Mặt khác, các cán bộ tín dụng cũng không cần phải giải thích, hướng dẫn gì thêm nhiều cho khách hàng vì khách hàng đã tham khảo trước các thông tin trên web, chỉ cần tiếp nhận hồ sơ và tiến hành thẩm định, nếu hồ sơ phù hợp thì tiến hành cho vay, rút ngắn tiến độ giải ngân cho khách hàng.

- Thường xuyên phân tích, dự báo tình hình kinh tế trên địa bàn, tạo mối quan hệ với các NHTM khác để trao đổi kinh nghiệm, nắm bắt thông tin khách hàng tốt hơn, sớm phát hiện và từ chối cho vay đối với những khách hàng không đủ điều kiện.

52

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh ô môn thành phố cần thơ (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)