4.1.1 Vốn huy động
Như chúng ta đã biết, trong hoạt động của NH, nguồn vốn huy động có vai trò đặc biệt quan trọng, chiếm một tỷ lệ rất lớn trong tổng nguồn vốn của NH. Vì thông qua hoạt động huy động nguồn vốn nhàn rỗi, giá rẻ từ các cá nhân, tổ chức kinh tế, NH sẽ đưa lượng vốn huy động được vào hoạt động cho vay, đầu tư tạo ra lợi nhuận. Do đó, việc huy động vốn như thế nào, sử dụng ra sao để tạo ra lợi nhuận cao nhất là vấn đề sống còn đối với mỗi NH. Vì thế, mỗi NH cần phải theo dõi, thường xuyên phân tích tình hình huy động vốn tại đơn vị để có kế hoạch huy động, sử dụng nguồn vốn hiệu quả.
Bảng 4.1 Tình hình huy động vốn tại NHNN&PTNT chi nhánh Ô Môn 2010-2012 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011/2010 2012/2011 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % VHĐ 323.102 380.120 505.560 57.018 17,7 125.440 33,0 VĐC 121.000 130.000 91.255 9.000 7,4 (38.775) (29,8) TNV 444.102 510.120 596.785 66.018 14,9 86.665 17,0
Nguồn: Phòng Kế hoạch-kinh doanh NHNN&PTNT chi nhánh Ô Môn 2010-2012
Bảng 4.2 Tình hình huy động vốn 6 tháng 2013 so với 6 tháng 2012 tại NHNN&PTNT chi nhánh Ô Môn
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng 2012 6 tháng 2013 6 tháng 2013/6 tháng 2012 Số tiền % VHĐ 268.278 557.098 288.820 107,6 VĐC 173.998 0 (173.998) (100,0) TNV 442.276 557.098 114.822 26,0
Nguồn: Phòng Kế hoạch-kinh doanh NHNN&PTNT chi nhánh Ô Môn 2012,2013
* Qua Bảng 4.1 và 4.2, ta thấy:
- Trong giai đoạn 2010-2012, vốn huy động và tổng nguồn vốn của chi nhánh liên tục tăng với mức tăng trưởng bình quân của vốn huy động là 24,2% và của tổng nguồn vốn là 15,9%. Bên cạnh đó, NH đã phải tiếp nhận một
28
lượng khá lớn vốn điều chuyển (chiếm trung bình 22,7% trên tổng nguồn vốn). Do đây là giai đoạn công tác đền bù giải tỏa xây dựng chợ Ô Môn được đẩy mạnh làm cho nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư tăng mạnh và cho vay trong gia đoạn này tăng trưởng rất tốt, đặc biệt là hai lĩnh vực thế mạnh của quận là nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Tình hình xuất khẩu thủy sản, đặc biệt là cá tra tương đối thuận lợi, năng suất cao, được giá nên nhu cầu về vốn đầu tư cho nuôi trồng, chế biến của các doanh nghiệp trên địa bàn tăng mạnh nên NH đã tích cực huy động từ nhiều nguồn để tài trợ kịp thời nhu cầu vốn cho khách hàng.
- Trong 6 tháng đầu năm 2013, vốn huy động tăng trưởng rất mạnh so với cùng kỳ năm ngoái (tăng hơn 2 lần) và NH cũng không tiếp nhận vốn điều chuyển như giai đoạn trước. Nguyên nhân do công đoàn phát động phong trào thi đua và khen thưởng cho các cán bộ, nhân viên hoàn thành tốt trong công tác huy động vốn nên mỗi cán bộ, nhân viên đều tích cực huy động các nguồn vốn nhàn rỗi, nhất là nguồn vốn dân cư. Đặc biệt, NH đã huy động được một lượng lớn vốn từ bồi hoàn các dự án lớn của quận Ô Môn. Từ đó, NH đã có kế hoạch cân đối vốn phù hợp, nên không tiếp nhận vốn điều chuyển như các kỳ trước.
4.1.2 Cơ cấu các nguồn vốn
Tùy theo kỳ hạn, nguồn, loại tiền huy động và kế hoạch sử dụng mà mỗi NHTM có kế hoạch huy động vốn riêng. Bên cạnh đó, dựa vào phân tích chi phí, tính thanh khoản và rủi ro của mỗi loại nguồn vốn có thể giúp NH có được kế hoạch sử dung vốn cụ thể, hiệu quả nhất.
* Qua Bảng 4.3, ta thấy qua 3 năm 2010-2012:
- Vốn huy động theo kỳ hạn tại NH liên tục tăng với mức tăng bình quân của tiền gửi KKH là 40,5% và tiền gửi CKH là 18,5% . Do đây là giai đoạn các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn chưa gặp nhiều khó khăn như hiện nay, nên nguồn tiền gửi thanh toán (chiếm tỷ trọng rất lớn trong tiền gửi KKH) tại NH vẫn tăng, phục vụ cho nhu cầu thanh toán hàng hóa giữa các doanh nghiệp. Tiền gửi ngắn hạn và trung dài hạn cũng tăng trưởng tốt do lãi suất huy động ở thời kỳ này tại NH rất hấp dẫn.
- Vốn huy động theo đối tượng khách hàng tại NH liên tục tăng với mức tăng bình quân 23,9% đối với tiền gửi TCKT và 23,3% đối với tiền gửi dân cư. Do đây là giai đoạn NH phải cạnh tranh thu hút vốn dân cư bằng lãi suất huy động với các NH khác trên địa bàn. Đặc biệt, các doanh nghiệp sản xuất-kinh doanh tại địa phương vẫn hoạt động ổn định nên các khoản tiền gửi thanh toán tại NH cũng gia tăng đáng kể, thậm chí một số doanh nghiệp còn gửi tiền với mục đích sinh lời. Bên cạnh đó, tuy chiếm một tỷ lệ không lớn nhưng tiền gửi
29
kho bạc vẫn tăng do trong năm 2012, một số dự án xây dựng cơ bản của quận đang được triển khai.
- Vốn huy động nội tệ và ngoại tệ đều tăng, với mức tăng trưởng bình quân là 24,4% đối với nội tệ và 14,8% đối với ngoại tệ. Trong đó, nội tệ chiếm tỷ trọng rất lớn do các hoạt động tại NH chủ yếu thực hiện bằng nội tệ. Trong năm 2011, NHNN thực hiện các biện pháp ổn định thị trường ngoại hối, tỷ giá ở mức cao nhưng ổn định, xóa bỏ khoảng cách giữa thị trường chính thức và thị trường tự do nên tạo điều kiện cho NH thu hút được nguồn vốn ngoại tệ. Bên cạnh đó, do liên kết thực hiện dịch vụ chuyển tiền với công ty chuyển tiền quốc tế Western Union nên NH còn thu hút được lượng ngoại tệ từ các kiều bào nước ngoài gửi về nên tăng trưởng vốn huy động ngoại tệ khá tốt.
Bảng 4.3 Vốn huy động theo kỳ hạn, đối tượng khách hàng và loại tiền tại NHNN&PTNT chi nhánh Ô Môn 2010-2012
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011/2010 2012/2011 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % Theo kỳ hạn Tiền gửi KKH 43.541 49.012 112.758 5.471 12,6 63.747 130,1 Tiền gửi CKH 279.561 331.108 392.802 51.547 18,4 61.694 18,6 Dưới 12 tháng 257.196 303.626 333.898 46.430 18,1 30.272 10,0 Trên 12 tháng 22.365 27.482 58.812 5.117 22,9 31.330 114,0
Theo đối tượng
Tiền gửi TCKT 163.047 193.021 252.889 29.974 18,4 59.868 31,0 Tiền gửi dân cư 153.164 179.301 236.139 26.137 17,1 56.838 31,7 Tiền gửi kho bạc 6.891 7.798 16.532 907 13,2 8.734 112,0
Theo loại tiền
Nội tệ 309.209 365.295 485.842 56.086 18,1 120.547 33,0 Ngoại tệ
(đã quy đổi) 13.893 14.825 19.718 932 6,7 4.893 33,0
Tổng VHĐ 323.102 380.120 505.560 57.018 17,6 125.44 33,0
Nguồn: Phòng Kế hoạch-kinh doanh NHNN&PTNT chi nhánh Ô Môn 2010-2012
* Qua Bảng 4.4, trong 6 tháng 2013 so với 6 tháng 2012, ta thấy:
- Tiền gửi KKH tăng nhẹ và tiền gửi CKH vẫn tăng trưởng tốt. Vì tuy lãi suất huy động giảm khá nhiều so với giai đoạn 2010-2012 nhưng tâm lý người dân không dám mạo hiểm đầu tư vào các lĩnh vực khác (vàng, bất động sản) trong thời kỳ kinh tế suy thoái và biến động như hiện nay nên số tiền gửi tiết kiệm CKH của người dân gửi tại NH tăng mạnh. Trong đó, tiền gửi có kỳ hạn
30
lớn hơn 12 tháng tăng rất mạnh do NH tập trung nâng cao huy động nguồn vốn có tính ổn định này cho công tác cho vay trung, dài hạn.
- Tiền gửi theo đối tượng khách hàng vẫn tăng trưởng tốt. Tuy đây là giai đoạn nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, lãi suất huy động không còn hấp dẫn như trước nhưng khoản tiền gửi dân cư vẫn tăng mạnh do vàng, kênh đầu tư được nhiều người dân trên địa bàn quan tâm, đầu tư như một phương tiện tích trữ tài sản đã không còn hiệu quả như trước vì các biện pháp can thiệp của Ngân hàng Nhà nước đã làm cho giá vàng giảm mạnh. Bên cạnh đó, ngoài các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, vẫn có các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hoạt động hiệu quả tại địa phương tiếp tục duy trì, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh nên khoản tiền gửi từ TCKT vẫn tăng.
- Tiền gửi nội tệ tăng mạnh do vốn huy động tăng cao và tiền gửi của các khách hàng trên địa bàn chủ yếu là nội tệ. Bên cạnh đó, tiền gửi ngoại tệ giảm do số lượng ngoại tệ kiều bào gửi về tại NH giảm.
Bảng 4.4 Vốn huy động theo kỳ hạn, đối tượng khách hàng và loại tiền 6 tháng 2013 so với 6 tháng 2012 tại NHNN&PTNT chi nhánh Ô Môn
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng 2012 6 tháng 2013 6 tháng 2013/6 tháng 2012 Số tiền % Theo kỳ hạn Tiền gửi KKH 58.528 65.744 7.216 12,3 Tiền gửi CKH 209.750 491.354 281.604 134,3 Dưới 12 tháng 158.061 301.649 143.588 90,8 Trên 12 tháng 51.689 189.705 138.016 267,0
Theo đối tượng
Tiền gửi TCKT 142.586 198.971 56.385 39,5
Tiền gửi dân cư 117.181 333.524 216.343 184,6
Tiền gửi kho bạc 8.511 24.603 16.092 189,1
Theo loại tiền
Nội tệ 259.322 550.441 291.119 112,3
Ngoại tệ
(đã quy đổi) 8.956 6.657 (2.299) (25,7)
Tổng VHĐ 268.278 557.098 288.820 107,7
Nguồn: Phòng Kế hoạch-kinh doanh NHNN&PTNT chi nhánh Ô Môn 2012,2013
4.1.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn
Huy động vốn thế nào và sử dụng ra sao cho đạt hiệu quả cao là bài toán khó đặt ra đối với mỗi NHTM. Nếu huy động vốn nhiều mà sử dụng ít thì dẫn đến lãng phí vốn, còn nhu cầu cho vay nhiều mà nguồn huy động không đáp
31
ứng đủ thì NH đang mất đi cơ hội sinh lời. Do đó, chúng ta cần phân tích hiệu quả huy động vốn tại NH để có kế hoạch huy động và sử dụng vốn ngày càng hiệu quả hơn.
Bảng 4.5 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn tại NHNN&PTNT chi nhánh Ô Môn 2010-2012
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm
2010 2011 2012
Tiền gửi ngắn hạn Triệu đồng 257.196 303.626 333.898 Tiền gửi trung và dài hạn Triệu đồng 22.365 27.482 58.812
Nội tệ Triệu đồng 309.209 365.295 485.842 Ngoại tệ Triệu đồng 13.893 14.825 19.714 Tổng nguồn vốn Triệu đồng 444.102 510.120 596.785 Vốn huy động Triệu đồng 323.102 380.120 505.560 VHĐ có kỳ hạn Triệu đồng 279.561 331.108 392.802 Dư nợ Triệu đồng 180.763 213.984 315.091
Thu từ lãi Triệu đồng 28.019 54.218 62.628
Chi phí lãi Triệu đồng 18.589 28.323 41.850
Chi phí phi lãi Triệu đồng 22.531 33.877 19.917
VHĐ/TNV % 72,8 74,5 84,7
VHĐ có kỳ hạn/VHĐ % 86,5 87,1 77,7
Tiền gửi ngắn hạn/VHĐ % 79,6 79,9 66,0
Tiền gửi trung, dài hạn/VHĐ % 6,9 7,2 11,6
Dư nợ/VHĐ % 55,9 56,3 62,3
Lãi suất bình quân đầu vào % 5,8 7,5 8,3
Nguồn: Phòng kế toán-ngân quỹ NHNN&PTNT chi nhánh Ô Môn 2010-2012 và tác giả tự tính toán
* Qua Bảng 4.5, ta thấy:
- VHĐ/TNV: ta thấy qua 3 năm, chỉ số vốn huy động trên tổng nguồn vốn tại NH đều tăng. Vốn huy động được tại NH ngày một tăng trưởng tốt hơn, ổn định hơn, cho thấy NH đã chủ động hơn trong việc tìm kiếm nguồn vốn phục vụ cho hoạt động của mình.
- VHĐCKH/VHĐ: đây là nguồn vốn rất quan trọng đối với khách hàng, vì hoạt động cho vay chủ yếu được thực hiện bằng nguồn vốn này. Trong nguồn vốn huy động được, ta thấy nguồn vốn huy động có kỳ hạn trên tổng vốn huy động tại NH tuy có tăng giảm, nhưng vẫn giữ được ở mức khá cao, xoay quanh 77,7-87,1%.
32
- TGNH/VHĐ và TGTDH/VHĐ: ta thấy cơ cấu tiền gửi có kỳ hạn tại NH đã diễn biến theo chiều hướng tốt. Qua 3 năm, tỷ trọng tiền gửi trung và dài hạn trên vốn huy động đã tăng lên. Đây là nguồn vốn có tính ổn định, ít rủi ro hơn tiền gửi ngắn hạn nên khi nguồn vốn này tăng lên, NH sẽ giảm bớt được rủi ro về thanh khoản hơn.
- DN/VHĐ: tỷ lệ dư nợ tại NH liên tục tăng qua 3 năm, cho thấy NH đang ngày càng mở rộng hoạt động, tỷ lệ sử dụng vốn ngày càng cao hơn.
- LSBQĐV: lãi suất bình quân đầu vào tại NH tuy có tăng nhưng các khoản thu từ lãi cũng tăng theo (chênh lệch thu-chi lãi đạt trung bình 18.701 triệu đồng/năm) cho thấy NH đang hoạt động có hiệu quả, thu nhập đủ bù đắp các khoản chi phí và tạo ra lợi nhuận.
* Qua Bảng 4.6, ta thấy tình hình huy động vốn 6 tháng 2013 so với 6 tháng 2012 có nhiều khả quan hơn. Cụ thể, trong khi NHNN đã hạ trần lãi suất xuống còn 8%/năm nhưng NH đã huy động đủ nguồn vốn để tự tài trợ cho các hoạt động của mình mà không cần phải xin vốn điều chuyển và nguồn vốn có kỳ hạn huy động được cũng cao hơn cùng kỳ 2012. Tuy tỷ lệ tiền gửi trung và dài hạn có giảm nhưng tỷ lệ tổng chi phí trên vốn huy động và lãi suất bình quân đầu vào đều giảm đáng kể do ngoài việc chi phí lãi được giảm, NH cũng đã cắt giảm rất nhiều các chi phí ngoài lãi như lương, thưởng cho cán bộ, nhân viên, thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí,…Do trong giai đoạn 6 tháng 2013, nền kinh tế vẫn đang khó khăn, chưa có dấu hiệu phục hồi nên NH không dám mạo hiểm cho vay vào một số lĩnh vực ngoài các lĩnh vực được khuyến khích (nông nghiệp nông thôn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, sản xuất-kinh doanh hàng xuất khẩu,..) nhiều và trần lãi suất huy động cũng giảm nên lãi suất bình quân đầu vào và dư nợ trên vốn huy động giảm so với cùng kỳ năm ngoái giảm là điều hiển nhiên.
33
Bảng 4.6 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn 6 tháng 2013 so với 6 tháng 2012 tại NHNN&PTNT chi nhánh Ô Môn
Chỉ tiêu Đơn vị tính 6 tháng 2012 6 tháng 2013
Tiền gửi ngắn hạn Triệu đồng 30.689 198.705
Tiền gửi trung và dài hạn Triệu đồng 179.061 312.649
Nội tệ Triệu đồng 259.322 550.441 Ngoại tệ Triệu đồng 8.956 6.657 Tổng nguồn vốn Triệu đồng 442.276 557.098 Vốn huy động Triệu đồng 268.278 557.098 VHĐ có kỳ hạn Triệu đồng 209.750 511.354 Dư nợ Triệu đồng 147.517 196.460
Thu từ lãi Triệu đồng 39.312 26.124
Chi phí lãi Triệu đồng 26.154 24.018
Chi phí phi lãi Triệu đồng 22.733 4.962
VHĐ/TNV % 60,7 100,0
VHĐ có kỳ hạn/VHĐ % 78,2 91,8
Tiền gửi ngắn hạn/VHĐ % 11,4 35,7
Tiền gửi trung, dài hạn/VHĐ 66,7 56,1
Dư nợ/VHĐ % 55,0 35,3
Lãi suất bình quân đầu vào % 9,7 4,3
Nguồn: Phòng kế toán-ngân quỹ NHNN&PTNT chi nhánh Ô Môn 2012,2013và tác giả tự tính toán
4.2 THỰC TRẠNG CHO VAY 4.2.1 Tình hình cho vay 4.2.1 Tình hình cho vay
Khi đã huy động được vốn, mỗi NH sẽ có kế hoạch sử dụng vốn riêng, cho vay bao nhiêu, cho đối tượng nào, tỷ lệ ra sao để đem lại hiệu quả cao nhất. Vì vậy, chúng ta cần phân tích doanh số cho vay, thu nợ và dư nợ tại mỗi NH để đánh giá tình hình sử dụng vốn cũng như có các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Bảng 4.7 Tình hình cho vay tại NHNN&PTNT chi nhánh Ô Môn 2010-2012 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011/2010 2012/2011 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % DSCV 338.995 474.593 574.258 135.598 40,0 99.665 21,0 DSTN 332.136 441.372 473.151 109.236 32,9 31.779 7,2 Dư nợ 180.763 213.984 315.091 33.221 18,4 101.107 47,2
34
* Qua Bảng 4.7, ta thấy doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ tại chi nhánh Ô Môn giai đoạn 2010-2012 đều tăng với tốc độ tăng trưởng bình quân của DSCV, DSTN và dư nợ lần lượt là 30%, 15,4% và 29,5%. Tuy nhiên, tốc độ tăng của DSCV, DSTN có xu hướng giảm và không đồng đều. Tốc độ tăng trưởng bình quân của DSTN chậm hơn DSCV nên từ đó làm cho tỷ lệ DN còn cao. Do trong giai đoạn này, với mặt bằng lãi suất huy động cao nên lãi suất cho vay cao dẫn đến chi phí lãi mà người dân, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất phải trả là rất lớn. Thêm vào đó, từ năm 2011, lạm phát tăng nhanh làm giá cả hàng hóa leo thang khiến cầu tiêu dùng trên địa bàn giảm mạnh, hàng hóa tồn kho nhiều khiến người dân, doanh nghiệp và các cơ sở sản