Công nhận những đức tính tốt

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn mô hình trường học mới VNEN lớp 6 môn Công nghệ (Trang 30)

- Mục đích: Đây có thể coi là một cách “giáo dục đạo đức” một cách tự nhiên và

thú vị. Hoạt động này tạo điều kiện cho học sinh tìm kiếm và nhìn vào những đức tính tốt, những điều hay từ phía bạn học để khích lệ động viên bạn tiếp tục phát huy những điều tốt đẹp đó, đồng thời cũng là cơ hội để học sinh cả lớp cùng học tập những đức tính tốt. Đây còn là cơ hội cho học sinh được chia sẻ, gần gũi nhau hơn, góp phần tạo không khí thân thiện trong lớp.

- Cách tiến hành:

Bước 1: Cả lớp hoặc các tổ, nhóm ngồi theo vòng tròn. Giáo viên phát cho mỗi

học sinh một tờ bìa. Các em sẽ viết tên của mình lên tờ bìa đó.

Bước 2: Học sinh chuyển tờ bìa cho bạn ngồi bên phải mình. Khi nhận được tờ bìa

ghi tên một bạn nào đó, học sinh ghi một điểm tích cực của bạn đó vào tờ bìa. Cứ như vậy, các tờ bìa sẽ được chuyển hết một vòng. Cần lưu ý đảm bảo rằng, mỗi học sinh đều nhận được lời nhận xét tích cực của tất cả các bạn trong nhóm. (Lưu ý: Nên tránh những lời nhận xét về hình thức bề ngoài, xã giao hay cách ăn mặc mà nên nhận xét về tính cách, thái độ, khả năng học tập,... của bạn mình).

Khi học sinh nhận lại được tờ bìa của mình, các em sẽ đọc và nếu được, một số em sẽ chia sẻ những lời ghi trong tờ bìa với cả lớp.

Những tờ bìa này có thể được lưu giữ lại để chia sẻ cùng cha mẹ học sinh vào buổi họp cha mẹ học sinh. Cha mẹ học sinh có thể viết thêm vào các đức tính tốt đẹp của con em mình. Điều này sẽ tạo được sự hào hứng của học sinh cũng như sự phấn khởi của cha mẹ học sinh và tăng thêm sự gắn kết giữa cha mẹ học sinh và lớp học.

Hoạt động này có thể được tổ chức sau mỗi một học kỳ để học sinh thấy được sự cố gắng được ghi nhận của mình trong một giai đoạn và sẽ tiếp tục phát huy những đức tính tốt ở học kỳ tiếp theo.

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn mô hình trường học mới VNEN lớp 6 môn Công nghệ (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)