C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ THỰC HÀNH
1. Tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể
a ) Đọc thông tin sau:
Hàng ngày, khi lao động, học tập và vui chơi, con người đều cần năng lượng. Ngay cả khi nghỉ ngơi, cơ thể vẫn cần năng lượng để duy trì hoạt động của các hệ cơ quan như hô hấp, tuần hoàn, trao đổi chất… những hoạt động này gọi là hoạt động chuyển hoá cơ bản.
Cơ thể cũng rất cần các chất dinh dưỡng để tạo tế bào, giúp cơ thể lớn lên, bù đắp những hao tổn trong quá trình sống và để tạo chất miễn dịch bảo vệ cơ thể… Vậy năng lượng và các chất dinh dưỡng ấy lấy từ đâu?
Em hãy quan sát sơ đồ sau để biết thức ăn cung cấp gì cho cơ thể nhé :
Thức ăn khi vào cơ thể, sẽ được tiêu hóa, hấp thu để tạo ra năng lượng và các chất cần thiết cung cấp cho cơ thể. Vì vậy, muốn duy trì các hoạt động sống, con người cần được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng gồm: chất đạm, chất béo, chất bột đường, các vitamin và chất khoáng. Ngoài ra, cơ thể cũng cần được cung cấp đủ nước và chất xơ. Tuy không phải là chất dinh dưỡng nhưng nước và chất xơ cũng rất cần thiết cho các quá trình tiêu hoá và trao đổi chất.
Thành phần thức ăn: Chất béo Chất đạm Chất bột đường Vi ta min Chất khoáng Chất xơ Nước Năng lượng: Hoạt động thể lực (học tập, vui chơi, thể dục, lao động…)
Chuyển hoá cơ bản (hoạt động của các cơ quan trong cơ thể).
Vật chất cần thiết:
Tạo tế bào, thay thế tế bào già bị hủy hoại Giúp cơ thể lớn lên (trẻ em)
Nuôi thai, tiết sữa (phụ nữ mang thai và cho con bú)
Vì mỗi chất dinh dưỡng có vai trò khác nhau nên nhu cầu dinh dưỡng cũng khác nhau tuỳ theo lứa tuổi, giới tính, mức độ lao động và tình trạng sinh lí của cơ thể.
Ví dụ:
- Người lao động nặng, lao động chân tay cần nhiều năng lượng hơn người lao động nhẹ.
- Trẻ em đang lớn cần được ưu tiên nhiều chất đạm (protein) để phát triển cơ thể hơn so với người lớn.
- Phụ nữ mang thai, cho con bú cần nhiều năng lượng và protein hơn phụ nữ bình thường.
Khi lượng chất dinh dưỡng ăn vào cân bằng với nhu cầu, cơ thể sẽ phát triển cân đối, khỏe mạnh để học tập, vui chơi và lao động tốt.
Điều gì xảy ra nếu cơ thể thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng?
Vậy, ăn uống hợp lí là ăn uống sao cho cung cấp đủ các chất dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu của cơ thể (không thừa, không thiếu), để cơ thể phát triển cân đối, khỏe mạnh, tránh được các loại bệnh do dinh dưỡng.
Nếu thiếu năng lượng và chất đạm trầm trọng, trẻ em sẽ bị bệnh suy dinh dưỡng, làm cơ thể chậm hoặc ngừng phát triển: Thể trạng gầy còm, yếu ớt, tay chân khẳng khiu, bụng to, tóc mọc lưa thưa, sức đề kháng giảm, dễ bị các bệnh nhiễm khuẩn và trí tuệ kém phát triển.
Ngược lại, nếu ăn uống quá thừa so với nhu cầu, kèm theo thói quen ít vận động, các chất đạm và bột đường đều dễ dàng chuyển hoá thành chất béo, tích lũy nhiều trong cơ thể khiến cơ thể béo phì, vận động khó khăn, mệt mỏi và dễ mắc các bệnh: cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường… rất khó chữa trị
Thảo luận với bạn và trả lời các câu hỏi sau:
a) Những chất nào sau đây không phải chất dinh dưỡng nhưng rất cần thiết cho cơ thể? A. Chất đạm và chất béo
B. Chất bột và đường C. Nước và chất xơ
D. Vitamin và chất khoáng.
b) Nhu cầu dinh dưỡng phụ thuộc vào những yếu tố nào sau đây? A. Lứa tuổi
B. Giới tính và tình trạng sinh lí
C. Mức độ lao động và hoạt động thể lực D. Tất cả các yếu tố trên
c) Cơ thể cần được cung cấp những chất dinh dưỡng gì từ thức ăn? d) Gầy yếu, suy dinh dưỡng thường gây ra những hậu quả là gì? e). Béo phì có tác hại gì? Người béo phì làm thế nào để giảm cân?
a) Các cặp chia sẻ và thảo luận để thống nhất chung trong nhóm
b) Quan sát hình 22, nhận xét thể trạng của các bạn trong hình, nêu nguyên nhân dẫn đến kết quả thể trạng như vậy rồi ghi vào bảng dưới đây:
A B C
Hình ảnh Thể trạng Nguyên nhân
A B C
c) Theo em cần ăn uống như thế nào để cân bằng chất dinh dưỡng cho nhu cầu cơ thể? Báo cáo thày/ cô giáo kết quả thảo luận của nhóm em.