Nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập theo định hƣớng PISA

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập đánh giá năng lực toán học của học sinh lớp 10 theo định hướng của chương trình đánh giá học sinh quốc tế PISA (Trang 33)

2.1.1. Nguyên tắc 1: Thiết kế dựa trên những tư tưởng nổi bật của PISA

- Kiểm tra khả năng lập luận và giải toán, kĩ năng vận dụng toán học mà HS đã đƣợc trang bị theo cách để đáp ứng nhu cầu cuộc sống hiện tại và tƣơng lai.

- Tích hợp và kết nối các nội dung kiểm tra dựa trên bối cảnh của một thách thức hay một vấn đề đƣợc phát sinh trong thế giới thực.

- Nội dung các bài tập mang tính chất tổng hợp với hình thức câu hỏi đa dạng. - Các kiến thức đƣợc đƣa vào kiểm tra, đánh giá: Số học, đại số, hình học, xác suất, thống kê, toán rời rạc.

- Mức độ khó các câu hỏi đƣợc chia thành 3 cấp độ.

- Không chỉ đánh giá thông qua kết quả kiểm tra mà còn thông qua việc phân tích các đối tƣợng có liên quan nhƣ GV, HS, chính sách giáo dục của mỗi nƣớc.

Từ đó, trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi xây dựng hệ thống bài tập PISA theo hƣớng dịch một số bài toán của PISA có điều chỉnh cho phù hợp với chƣơng trình môn Toán và năng lực toán học của HS Việt Nam, đồng thời đề xuất những bài toán tƣơng tự hoặc sáng tạo những bài toán mới nhằm xây dựng ngân hàng đề thi đánh giá năng lực toán học của HS.

2.1.2. Nguyên tắc 2: Đảm bảo sự kế thừa chương trình SGK của Việt Nam

Để khai thác PISA vào dạy học môn Toán một cách có hiệu quả, GV cần nghiên cứu, tìm kiếm những khả năng khai thác những bài toán phù hợp vào dạy học các nội dung Toán học ở SGK trong dạy học chính khóa hay hoạt động ngoại khóa. Hệ thống bài tập, ví dụ đƣợc xem là cơ sở quan trọng trong việc lồng ghép những bài toán thực tiễn vào dạy học. Tuy nhiên phải đảm bảo sự kế thừa chƣơng trình SGK của Việt Nam theo cách:

28

- Mỗi bài tập phải cho thấy mối quan hệ, ý nghĩa của nó với vấn đề Toán học mà SGK đề cập tới, phải cho thấy tính thực tiễn của Toán học.

2.1.3. Nguyên tắc 3: Tăng cường đưa những tình huống nhằm đánh giá khả năng vận dụng kiến thức toán học trong thực tiễn

Một trong những nguyên nhân làm cho việc dạy và học các bài toán có nội dung thực tế hiện nay chƣa đạt đƣợc hiệu quả nhƣ mong đợi đó là bởi yêu cầu vận dụng Toán học vào thực tế không đƣợc đặt ra một cách thƣờng xuyên và cụ thể trong quá trình đánh giá. Các bài toán yêu cầu khả năng vận dụng kiến thức toán học vào thực tế xuất hiện rất ít trong các kì thi của nƣớc ta. Theo chúng tôi đây chính là vấn đề cốt lõi, nếu cách kiểm tra đánh giá có những thay đổi phù hợp sẽ tạo ra động cơ cho GV để nghiên cứu, tìm hiểu, khai thác các bài toán có nội dung thực tế vào dạy học cũng nhƣ tạo ra động cơ học tập tích cực cho HS.

Bên cạnh việc xây dựng ví dụ, bài tập bổ sung cho việc dạy học, ta có thể khai thác những tƣ tƣởng, bài toán trong PISA để xây dựng những bài tập có hệ thống câu hỏi mang nội dung thực tế cho dùng cho ôn tập chƣơng, ôn tập cuối năm, cuối cấp. Điều này đặc biệt thuận lợi khi đặc điểm của các bài tập của PISA nhƣ đã trình bày ở trên là tích hợp và kết nối các nội dung kiến thức kiểm tra dựa trên bối cảnh của một thách thức hay một vấn đề đƣợc phát sinh trong thế giới thực.

2.1.4. Nguyên tắc 4: Phân loại được trình độ HS về năng lực toán học dựa trên hệ thống bài tập có độ tin cậy cao

Khi xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập cần kiểm tra độ tin cậy của hệ thống đó. Trong quá trình đánh giá độ tin cậy ta cần xem xét từng câu hỏi và cần có sự thay đổi phù hợp để bài tập đó có tính hiệu quả trong đánh giá năng lực Toán học của HS. Nếu một bài kiểm tra có phổ điểm rộng, các bài kiểm tra ở mỗi điểm chi tiết tƣơng đối bằng nhau, độ lệch tiêu chuẩn càng ít thì bài kiểm tra đó mới phát huy đƣợc hiệu quả của việc đánh giá.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập đánh giá năng lực toán học của học sinh lớp 10 theo định hướng của chương trình đánh giá học sinh quốc tế PISA (Trang 33)