HOẠT ĐỘNG THƢƠNG NGHIỆP CỦA THĂNG LONG – KẺ CHỢ THẾ KỶ

Một phần của tài liệu Hoạt động thương nghiệp của thăng long kẻ chợ thế kỷ XVII (Trang 27)

THẾ KỶ XVII

THẾ KỶ XVII

2.1.1. Bối cảnh thƣơng mại thế giới ở thế kỷ XVII

Trong lịch sử, hai thể kỉ XVI-XVII vẫn thường được gọi là “kỷ nguyên thương mại”, nên có thể coi như giai đoạn mở đầu của quá trình “toàn cầu hóa” nền thương mại thế giới.

Đại phát kiến địa lý ở thế kỷ XV-XVI đã tạo nên những hệ quả cùng những ảnh hưởng sâu sắc đến thế giới lúc bấy giờ.

Trước hết, các cuộc phát kiến địa lý đã mở rộng phạm vi hoạt động nền thương mại thế giới. Nhờ đó, hiểu biết về diện tích trái đất của người châu Âu đã tăng lên 6 lần: Năm 1400 – 50 triệu km2, năm 1600 - 310 triệu km2. Thứ hai, các cuộc phát kiến địa lý làm thay đổi tính chất của nền thương mại thế giới: phạm vi trao đổi quốc tế được mở rộng; xác lập mối quan hệ kinh tế giữa các miền cách biệt nhau trên trái đất và các dân tộc có nền văn hóa vật chất khác nhau; các loại hàng hóa thương mại trở nên phong phú hơn, nhiều loại sản phẩm mà trước đây, phương tây chưa hề biết đến, nay đã trở thành những hàng hóa lưu thông quan trọng trong xã hội châu Âu. Thứ ba, phát kiến địa lý làm di chuyển các đường thương mại vốn ở những con sông, nay mở ra biển và các đại dương – Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương.

Một hệ quả quan trọng nữa của phát kiến địa lý là “cách mạng giá cả”, việc dùng tiền làm phương tiện thanh toán trở nên phổ biến và đã tăng cường sức mạnh kinh tế của giai cấp tư sản Điều đó cũng diễn ra với sự suy yếu của chế độ phong kiến ngày càng nhanh chóng và mạnh mẽ hơn.

Với đại phát kiến địa lý, con đường tơ lụa trên biển đã nối liền ba đại dương, mở ra thời đại thương mại, thời đại hình thành và phát triển của hệ thống thương mại thế giới. Hai nước Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha đi tiên phong có vai trò quyết

Một phần của tài liệu Hoạt động thương nghiệp của thăng long kẻ chợ thế kỷ XVII (Trang 27)