Thế kỷ thứ XVII, kể từ sau cuộc đại phát kiến địa lý, nền thương mại hàng hải xuyên đại dương quốc tế phát triển. Các quốc gia có nền kinh tế phát triển. Các quốc gia có nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển ven bờ Đại Tây Dương( Bồ Đào Nha, Anh, Pháp…) mở những chuyến thám hiểm, buôn bán và truyền giáo sang phương, trong đó có các nước châu Á. Ở châu lục này đã hình thành một hệ thống mậu dịch Châu Á, với hai tuyến hải thương quốc tế (từ Châu Âu qua Ấn Độ tới Đông Á và Đông Nam Á) và Bắc – Nam( từ Nhật Bản qua Trung Quốc tới Inđônexia) nhộn nhịp.
Việt Nam, Đàng Ngoài là ngã tư nơi gặp gỡ, trung chuyển, một đường dẫn “link” giữa các nước trong khu vực trong hệ thống mậu dịch đó. Cùng với tiền cảng Phố Hiến, Thăng Long – Kẻ Chợ đã đóng vai trò đáng kể trong các hoạt động mậu dịch Âu – Á trong vùng biển Thái Bình Dương này. Chính vì vậy, các thuyền buôn ngoại quốc đã tìm đến Thăng Long để buôn bán.
Trong thời Lê mạt, nước ta đã tiếp xúc với các lái buôn Trung Quốc, Nhật Bản, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh và Pháp.
Ở Đàng ngoài, Vân Đồn không còn thích hợp cho sự buôn bán nữa vì nó xa đất liền, cho đến đầu thế kỷ thứ XVII, các thương nhân ngoại quốc đã đến kinh đô Thăng Long để buôn bán, lúc đó gọi là Kẻ-Chợ.
a, Tình hình buôn bán với các lái buôn Trung Quốc và Nhật Bản.
Trước khi tiếp xúc với các lái buôn Tây phương thì ở nước ta đã có những lái buôn Trung hoa và Nhật Bản đến buôn bán rồi. Trước thế kỷ XVII, đã có những Hoa thương di cư từ lâu đời làm ăn buôn bán trên đất nước chúng ta.
Về mặt ngoại thương thì các thuyền buôn Trung Quốc thường đến nước ta vào đầu mùa gió bấc, họ từ các hải cảng Quảng Châu, Triều Châu, Thiều Châu, Phúc Kiến và đường sông mà vào Kẻ chợ. Những hàng hóa họ chở đến thường có: đồ sứ, giấy, chè, diêm sinh, diêm tiêu, chì và một số gấm vóc. Những hàng hóa đó thuộc loại quân dụng chiến tranh và một số xa xỉ phẩm cho vua quan. Đến khi gió nồm thì họ lại trở về. Hàng hóa họ mua chủ yếu là tơ và quế. Đó là đất Đàng Ngoài của chúa Trịnh.
Người Nhật Bản đến nước ta vào khoảng năm 1600, những kiều dân Nhật Bản buôn bán tại Kẻ chợ ở Đàng ngoài. Sự giao dịch buôn bán trong khoảng 1604 đến 1616, có 11 tầu Nhật Bản đến Đàng ngoài. Trong thời gian giữa hai mùa mậu dịch thì những thương nhân Nhật kiều ở đó phải dùng cách đặt hàng trước và khi tầu họ đến thì chở mang đi. Hàng hóa nhập khẩu gồm có những xa xỉ phẩm cho vua chúa và quí tộc, và những quân dụng phẩm cho Nhà nước. Hàng hóa xuất khẩu thì có: tơ, đường, quế và các thứ trầm hương. Hàng hóa đem đến Đàng Ngoài là các xa xỉ phẩm, diêm tiêu, giấy. Hàng hóa mua về chủ yếu là tơ.
b, Tình hình thông thương của Bồ Đào Nha và người Hà Lan.
Những người hàng hải Bồ Đào Nha đã đặt chân lên bờ biển nước ta từ đầu thế kỷ XVI. Những lái buôn Tây phương dọc ngang buôn bán ở châu Á thời bấy
giờ là người Bồ Đào Nha. Việc buôn bán mậu dịch thường kéo dài, có khi đến tận tháng 9. Họ không đặt những thương điếm cố định và không để lại người thường trực buôn bán ở đó, mà chỉ qua một số môi giới mại biện đi thu mua các hàng như tơ lụa, đường, hồ tiêu, gỗ quí ở trong những tháng không phải mùa thuyền đến và làm thông ngôn giao dịch trong những tháng mậu dịch mà thôi. Bồ Đào Nha lúc này đã buôn bán ở Đàng ngoài, họ đã đặt trước cho chúa Trịnh 4 vạn lượng bạc và chúa hứa sẽ bán tơ cho. Chiếc Groe chở hàng có 40 hòm bạc, sắt, đồng, hàng Âu châu và Nhật Bản, trị giá tất cả là 19 vạn florins. Ngày 17 tháng 4 năm 1637, chúa Trịnh sai người mang thư đến cho hay là chúa hoan nghênh các thuyền buôn Hà Lan tới thông thương và cử người dẫn các lái buôn và hàng hóa lên Kẻ Chợ. Họ ở Kẻ Chợ từ 22 tháng 4 đến mồng 2 tháng 7. Karel Hasting được chúa đón tiếp tử tế và cho phép người Hà Lan đến buôn bán. Năm 1637, một thương điếm Hà Lan được đặt ở Hưng Yên, việc buôn bán phát đạt. Sau đó mấy năm, chúa cho phép đặt một thương điếm ở Kinh đô Thăng Long - Kẻ Chợ. Đến năm 1663, thương điếm đóng cửa, nhưng hai năm sau lại tiếp tục cho mãi đến 1700. Việc chúa Trịnh cho người Hà Lan buôn bán dễ dàng là nhằm mục đích nhờ họ giúp đỡ trong cuộc chiến tranh chống chúa Nguyễn.
Hồi thế kỷ thứ XVII, các công ty của người Anh ở Ấn Độ tìm cách lập những thương điếm để cạnh tranh với người Hà Lan.
b, Tình hình thông thương của Anh và Pháp
Sau khi người Hà Lan thất bại ở châu Âu và hòa ước Westminster đã mang lại cho công ty Anh một số quyền lợi, thì đến năm 1672 người Anh lại đến Đàng ngoài buôn bán. Chiếc thuyền Zant do thuyền trưởng Parrick chỉ huy, đi từ Bantam cuối tháng 4 đến cửa sông Bắc Kỳ ngày 25 tháng 6 năm 1672.
Đến khoảng đầu năm 1673, Gyfford được chúa tiếp vào ngày 14 tháng 3. Sau khi trình thư và dâng lễ vật, chúa cho người Anh được phép buôn bán trong xứ. Người Anh đặt một thương điếm ở Hưng Yên, nhưng việc buôn bán cũng ít
thành đạt vì lúc này người Anh đang vấp phải sự cạnh tranh kịch liệt của người Hà Lan, sau thương điếm được chuyển lên Kẻ Chợ. Nhưng ở đây họ cũng vấp phải người Hà Lan đã đến từ lâu. Năm 1683, người Anh lập thương điếm ở kinh đô Kẻ Chợ, xây dựng kho hàng. Nhưng việc buôn bán gặp nhiều khó khăn, hàng hóa đắt đỏ, nợ lần không đòi được: những nợ cũ của công ty đều coi như tuyệt vọng. Người Anh đóng của thương điếm ở Kẻ Chợ và rời khỏi Đàng Ngoài năm 1697 trên chiếc thuyền Mary Bowyear. Từ đó, người Anh chỉ đôi khi qua lại cho đến năm 1720 thì thôi hẳn.
Khi người Anh đến Đàng ngoài, năm 1672 thì họ đã thấy có người Pháp ở đấy. Các giáo sĩ người Pháp truyền giáo ở Việt Nam từ trước, đã được Giáo hoàng cho phép thành lập hội Truyền giáo hải ngoại.
Chiếc thuyền đầu tiên của người Pháp đến Đàng Ngoài vào tháng 8 năm 1669, chở theo một số giáo sĩ người Pháp và khai là tàu của công ty Đông Ấn đến xin thông thương. Lúc đó ở Đàng ngoài cũng như Đàng trong đang có lệnh cấm đạo. Các giáo sĩ hóa trang làm thương nhân được phép ở lại để buôn bán, thực ra thì để bí mật hoạt động về tôn giáo và điều tra tình hình. Giám mục Pallu, một sáng lập viên của Hội truyền giáo hải ngoại, đã gửi thư cho Colbert trong triều đình Louis XIV đề nghị lập thương điếm ở Đàng ngoài hay ít nhất cũng tổ chức một cuộc hành trình điều tra về việc thông thương với xứ đó. Khi lên đường sang châu Á để tìm cách đến Việt Nam, Pallu đã vận động Giáo hoàng La Mã gửi một bức thư và tặng phẩm cho triều đình Đại Việt.
Trong khi Pallu còn ở Pháp thì Baron đang hoạt động buôn bán cho các thương điếm ở các vùng thuộc Ấn Độ quyết định phái một chiếc tàu đến Đại Việt. Chiếc tàu này lên đường với 3.000 reraux (tiền Hà Lan) hàng hóa khi đi qua Bantam ngày 28 tháng 4 năm 1680. De Guilhem phụ trách thương điếm Pháp ở đây cho rằng với số hàng ít ỏi như thế không thể hy vọng buôn bán lâu dài ở đây được, liền vay tiền ở Bantam là 20.000 escus. Khi tàu đến Đàng Ngoài, Chappelin
phụ trách thương mại dâng nhiều lễ vật cho vua chúa và các quan những thứ rất quí hiếm ở xứ này, và những hàng hóa đem theo đều bán hạ giá cho người Anh. Chappelin được chúa và các quan tiếp đại tử tế, được tự do buôn bán. Sau khi mở một thương điếm Pháp ở Hưng Yên và để lại một số người coi sóc, Chappelin trở về Bantam ngày mồng 10 tháng 2 năm 1681, mang theo các hàng hóa mua ở Đàng ngoài như: xạ hương và tơ lụa. Pallu khi ở Pháp tới Surate cố vận động công ty cho tàu đến Đàng ngoài nhưng vì những lí do mà công ty xét không có lợi nên không phái tàu đi. Pallu buộc phải đi Xiêm theo chuyến tàu thường lệ và giao thư của Louis XIV cho mấy giáo sĩ trở về Đàng ngoài để họ trình lên Trịnh Tạc, còn thư của Giáo hoàng thì vì xét lúc đó đang cấm đạo, nên không gửi. Chiếc tàu Saint Joseph khởi hành từ Xiêm đi Đàng ngoài ngày 15 tháng 8 năm 1682 có mang theo thư của Louis XIV. Các giáo sĩ sau khi trình thư của Louis XIV lên phủ chúa thì Trịnh Tạc mất, con là Trịnh Căn lên thay, vì sợ không muốn công khai liên lạc với các giáo sĩ trong lúc triều đình còn đang cấm đạo, nên chỉ ngỏ lời hoan nghênh và gửi các giáo sĩ một phúc thư của vua Louis XIV và nhiều tặng phẩm quí giá, trong đó có những bức thêu kim tuyến rất đẹp. Thời gian sau đó xét vì tình hình buôn bán với Đàng ngoài không có lợi nên công ty Đông Ấn rút lui khỏi thương điếm ở Hưng Yên, không trở lại nữa, chỉ có các giáo sĩ tiếp tục hoạt động thương mại hóa trang làm thương nhân để che giấu hoạt động tôn giáo.
Có thể nói, một nhân tố ngoại sinh đáng kể đã tác động đến nền kinh tế đô thị Thăng Long – Kẻ Chợ thế kỷ thứ XVII là việc giao dịch, buôn bán với các thương nhân phương tây, lúc này là Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp.
Người Bồ đến Thăng Long – Kẻ Chợ sớm nhất. Sau vài cuộc thám hiểm thăm dò ở thế kỷ XVI, các thương nhân và giáo sĩ Bồ đã nhiều lần có mặt trong những chuyến tới Kẻ Chợ vào nửa đầu thế kỷ thứ XVII. Các hoạt đông buôn bán của họ thường mang tính cá nhân, không lập công ty hoặc thương điếm. Sau đó, việc kinh doanh đã bị suy giảm, do ưu thế canh tranh của thương lái Hà Lan.
Hà Lan và Anh là hai quốc gia có những hoạt đông buôn bán phong phú, sôi động và sinh lời nhất đối với Thăng Long – Kẻ Chợ nửa sau thế kỷ thứ XVII. Ưu thế thương mại của họ là dựa vào 2 công ty Ấn Độ có tiềm lực kinh tế mạnh, được chính phủ bên chính quốc ủng hộ, bảo trợ, có những đội thương thuyền vượt đại dương lớn và một mạng lưới các căn cứ thương điếm trên địa bàn châu Á ở Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc…
Các công ty này đã cử phái bộ đàm phán về việc ngoại giao và kinh tế với chính quyền Lê – Trịnh, xúc tiến những giao dịch buôn bán chính thức với nhà nước phong kiến và không chính thức với các tầng lớp thợ thủ công và thương nhân bản xứ, được phép lập các thương điếm ở Thăng Long – Kẻ Chợ. Tại đây thương điếm của họ được xây cất bên bờ sông Hồng, quãng chỗ chân cầu Long Biên ngày nay, là một loại văn phòng đại diện thương mại nước ngoài có hệ thống nhà kho, cửa hàng và nhân viên mại biện.
Các mặt hàng nhập khẩu vào Thăng Long – Kẻ Chợ lúc này bao gồm chủ yếu là những nhu yếu phẩm mà nhà nước Lê – Trịnh yêu cầu trao đổi như: Lưu huỳnh, diêm tiêu dùng làm thuốc súng, vũ khí, hợp kim để đúc tiền, một số mặt hàng đặc sản châu Âu như vải dạ, dụng cụ kỹ sảo và đồ trang sức, kèm theo một số hàng mẫu dùng làm quà tặng, biếu xén vua chúa, quan lại. Đổi lại, họ chủ yếu thu lời, có khi với những món lãi rất lớn, khi thu mua trao đổi những sản phẩm bản địa xuất cảng tới khu vực khác ở châu Á hoặc mang về bán ở châu Âu. Các mặt hàng chủ yếu ở Thăng Long – Kẻ Chợ là các loại tơ (tơ sống và tơ đã chuốt), vải lụa đã dệt thành tấm, đồ gốm sứ (phổ thông cao cấp), gỗ sơn thếp, trầm hương, các loại hương liệu và gia vị… Một là hàng hóa thông qua giao dịch, trao đổi chính quy với nhà nước, số còn lại qua việc thu mua hoặc gia công thành hàng từ những thương nhân và thợ thủ công dân gian…
Nói tóm lại, trên các mặt hàng xuất nhập khẩu hiện rõ rệt tính chất ngoại thương của một nước phong kiến nông nghiệp lạc hậu với nước công nghiệp tư bản
chủ nghĩa. Trên những nét lớn, những hàng các lái buôn phương Tây mang đến bán ở Việt Nam là những hàng công nghiệp tư bản chủ nghĩa là những chế phẩm kỹ nghệ tư bản và những hàng của Việt Nam được đem ra ngoài bán là những hàng nông nghiệp, thủ công nghiệp, là những sản phẩm thiên nhiên. Việc buôn bán diễn ra khá nhộn nhịp nhưng lại bị kìm hãm bởi tầng lớp thống trị với một số mặt hàng quý hiếm và đem lại nhiều giá trị lợi nhuận cao.
Tiểu kết chương 2: Như vậy, những tác động quốc tế ngoại sinh đã bắt gặp những chuyển biến kinh tế, xã hội nội tại, tạo nên đà hưng khởi của một hệ thống kinh tế đô thị ở cả hai miền, mà kinh đô Thăng Long – Kẻ Chợ là một nơi tiêu biểu, điển hình nhất, nơi đan xen hai khuynh hướng kinh tế khai phóng và bảo thủ, phản ánh dạng thức chung của xã hội truyền thống Đại Việt tiền cận đại. Sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa Thăng Long – Kẻ Chợ thế kỷ XVII đã bắt rễ từ những chuyến biến kinh tế - xã hội nội sinh mang tính lịch đại. Nó được hưng khởi nhờ những kích thích ngoại sinh mang tính đồng đại, qua việc giao thương, buôn bán với người nước ngoài, châu Á và phương Tây. Trong một chế độ phong kiến nhà nước quan liêu, sự gặp gỡ, triển khai những yếu tố nội sinh và ngoại sinh đó chỉ được thực hiện có kết quả và tạo ra những tiềm năng, chuyển biến khi có sự ủng hộ và tạo thuận lợi của cơ chế chính sách thoáng của nhà cầm quyền. Điều đó lý giải tại sao ở thế kỷ thứ XVII thương nghiệp Đại Việt lại hưng thịnh đến như thế.
Chƣơng 3