Bối cảnh thƣơng mại thế giới ở thế kỷ

Một phần của tài liệu Hoạt động thương nghiệp của thăng long kẻ chợ thế kỷ XVII (Trang 27 - 29)

Trong lịch sử, hai thể kỉ XVI-XVII vẫn thường được gọi là “kỷ nguyên thương mại”, nên có thể coi như giai đoạn mở đầu của quá trình “toàn cầu hóa” nền thương mại thế giới.

Đại phát kiến địa lý ở thế kỷ XV-XVI đã tạo nên những hệ quả cùng những ảnh hưởng sâu sắc đến thế giới lúc bấy giờ.

Trước hết, các cuộc phát kiến địa lý đã mở rộng phạm vi hoạt động nền thương mại thế giới. Nhờ đó, hiểu biết về diện tích trái đất của người châu Âu đã tăng lên 6 lần: Năm 1400 – 50 triệu km2, năm 1600 - 310 triệu km2. Thứ hai, các cuộc phát kiến địa lý làm thay đổi tính chất của nền thương mại thế giới: phạm vi trao đổi quốc tế được mở rộng; xác lập mối quan hệ kinh tế giữa các miền cách biệt nhau trên trái đất và các dân tộc có nền văn hóa vật chất khác nhau; các loại hàng hóa thương mại trở nên phong phú hơn, nhiều loại sản phẩm mà trước đây, phương tây chưa hề biết đến, nay đã trở thành những hàng hóa lưu thông quan trọng trong xã hội châu Âu. Thứ ba, phát kiến địa lý làm di chuyển các đường thương mại vốn ở những con sông, nay mở ra biển và các đại dương – Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương.

Một hệ quả quan trọng nữa của phát kiến địa lý là “cách mạng giá cả”, việc dùng tiền làm phương tiện thanh toán trở nên phổ biến và đã tăng cường sức mạnh kinh tế của giai cấp tư sản Điều đó cũng diễn ra với sự suy yếu của chế độ phong kiến ngày càng nhanh chóng và mạnh mẽ hơn.

Với đại phát kiến địa lý, con đường tơ lụa trên biển đã nối liền ba đại dương, mở ra thời đại thương mại, thời đại hình thành và phát triển của hệ thống thương mại thế giới. Hai nước Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha đi tiên phong có vai trò quyết

định trong tiến trình này. Cơn khát vàng hương liệu và những huyền thoại về phương Đông giàu có đã khiến dấu chân những kẻ chinh phục: Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha in khắp thế giới. Những miền đất mới, các nước Đông Nam Á và Nhật Bản… là những nơi mà họ cùng những thương nhân và đoàn truyền giáo từng đặt chân đến vào thời kì này, làm cho vùng đất phương Đông vốn sôi động lại càng trở nên sôi động hơn.

Cũng vào thời gian này, chủ nghĩa tư bản đã hình thành ở Tây Âu. Nó được đánh giấu bằng những cuộc viễn du đi tìm kiếm thị trường, những việc đặt thương điểm, việc xuất hiện những công ty buôn bán, việc xâm chiếm đất đai.

Chủ nghĩa tư bản dần dần lớn mạnh và giữa những nước tư bản xảy ra nhiều cuộc xung đột, cạnh tranh về buôn bán, về thị trường, về chiếm cứ thuộc địa (Anh- Hà Lan, Anh-Pháp…) và xuất hiện các nước tư bản mới, nước Mỹ (1776) từ một nước thuộc địa của Anh giành độc lập trong cuộc chiến tranh độc lập (1775-1783) mau chóng trở thành một nước tư bản lớn mạnh.

Ở thế kỷ XVI, những thuộc địa hình thành đầu tiên là của Bộ Đào Nha và Tây ban Nha. Các nước Anh, Pháp, Hà Lan chỉ bắt đầu chiếm thuộc địa từ đầu thế kỉ XVI, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha yếu thế dần và đa số thuộc địa Hà Lan là cướp giật ở Tây Ban Nha. Cuộc tranh giành thuộc địa vẫn cứ tiếp tục sau này.

Ở Trung Quốc và Nhật Bản là các nước tiếp xúc với các nước phương Tây từ rất sớm.

Từ khi có những con đường hàng hải mới, các nước phương Tây chú ý ngay tới Trung Quốc to lớn và giàu có. Trước đó, Bồ Đào Nha chiếm Macao, mở ra việc buôn bán với Xiêm La, Chiêm Thành, Java… Hà Lan đã chiếm được Batavia (Java) sau đó xâm chiếm đảo Đài Loan. Và cả Anh đều có ý định nhòm ngó và xâm lược Trung Quốc.

Thế kỷ XVI, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha cũng âm mưu xâm chiếm Nhật Bản. Mạc phủ Shogun Dyemitsu chỉ cho một vài tàu buôn Hà Lan được buôn bán trên đảo Đêsima. Ngoài ra, còn cấm tàu thuyền nước ngoài và người nước ngoài vào nội địa buôn bán.

Từ nửa sau thế kỷ XVI, người Bồ Đào Nha ở Macao là phương Tây duy nhất được buôn bán với Trung Hoa, nên đứng ra làm trung gian cho mậu dịch Nhật - Trung “Với ưu thế một cường quốc kinh tế và Thiên chúa giáo, trong thế kỷ XVI và nửa đầu thế kỷ XVII người Bồ Đào Nha đã đảm nhận vai trò nới rộng và nối liền thị trường khu vực Đông Á và Đông Nam Á” [22, Tr. 27]. Do không được phép buôn bán trực tiếp nên việc trao đổi tơ lụa Trung Quốc và bạc, đồng của Nhật Bản là một hoạt động thương mại chủ yếu của khu vực này nên phải tiến hành ở nước thứ ba. Trong bối cảnh đó, các cảng thị Đông Nam Á, trong đó có cảng thị Việt nam nằm gần kề con đường buôn bán quốc tế và khu vực đã đón nhận những cơ hội thuận lợi để phát triển ngoại thương. Cùng với với việc mở rộng thương nghiệp ở Đông Nam Á. Trung Quốc cũng có biện pháp nới lỏng sự độc quyền ngoại thương của nhà nước cho phép thương nhân người Hoa được phép ra nước ngoài buôn bán. Nhưng chỉ ở Đông Nam Á vẫn nghiêm cấm vượt biển sang Nhật. Vì vậy, số thương gia người Hoa tới Đông Nam Á tăng lên rõ rệt. Họ mang đến đây những sản phẩm nổi tiếng của Trung Hoa như: tơ lụa, gốm sứ… Đó là những mặt hàng có giá trị trao đổi cao, đáp ứng nhu cầu lớn đối với thị trường Nhật Bản. Cũng như các nước phương Tây.

Nhìn chung, trong thời kì phát sinh ra chủ nghĩa tư bản và sự bành trướng của nó trong phạm vi thế giới dưới hình thức tìm kiếm thị trường. Nó cũng là một mối nguy cơ lớn cho những nước phong kiến ở phương Đông đặc biệt là Nhật Bản và Trung Quốc, khiến các nước này buộc phải đóng cửa hoặc hạn chế giao lưu với bên ngoài. Và như một hệ quả tất yếu môi trường thương mại phát đạt được mở ra ở Đông Nam Á. Đó là bối cảnh thương mại thế giới thuận lợi giúp thương nghiệp nước ta phát triển theo cả hai hướng cả nội thương và ngoại thương.

Một phần của tài liệu Hoạt động thương nghiệp của thăng long kẻ chợ thế kỷ XVII (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)