Giai đoạn từ đầu thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XVIII mà đỉnh cao là thế kỷ XVII, là thời kỳ phát triển thịnh đạt, năng động nhất của nền kinh tế hàng hóa Thăng Long – Kẻ Chợ. Từ nhiều thế kỷ trước, Thăng Long đã có vị thế của một Kinh kỳ, nơi tập kết các nguồn hàng hóa, tài nguyên thiên nhiên, các nguồn nhân lực và vật lực. Những chuyển biến kinh tế xã hội trong nước (sự phát triển của ruộng đất tư hữu, của các làng nghề cũng như mạng lưới chợ) và ngoài nước (sự tiếp xúc, giao lưu với các tuyến buôn bán quốc tế ở biển Đông và hệ thống mậu dịch châu Á) đã thúc đẩy nhanh hơn sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa – tiền tệ thị trường.
Thời kỳ này, tuy về chính trị Thăng Long có nhiều biến động, nhưng dưới góc độ kinh tế - xã hội thì thành thị Thăng Long tiếp tục phát triển đạt đến độ phồn vinh, trở thành thành thị trung đại tiêu biểu nhất, không chỉ đứng đầu toàn khu vực Đàng Ngoài mà trên phạm vi cả nước, thậm chí trong khu vực Đông Nam Á.
Lúc này Thăng Long còn có tên là “Kẻ Chợ”, mà có thương nhân phương Tây cho rằng nó không thua kém Vơnidơ (Italia) hay Paris (Pháp) với số dân khoảng trên dưới một triệu người và 2 vạn nóc nhà.
Thăng Long – Kẻ Chợ lúc này có nền kinh tế chủ đạo là Thủ công nghiệp và thương nghiệp. Tuy nhiên một nền kinh tế nông nghiệp vẫn tồn tại. Dâu tằm và đay là những cây trồng được nhà nước khuyến khích có mặt ở khắp nơi chốn đô thành.
Tên các phố phường Hà Nội có thể tra cứu trong các sách Dư địa chí triều Nguyễn mà cuốn “Đại Nam nhất thống chí” do Quốc sử quán triều Nguyễn (đời Tự Đức) soạn và cuốn: “Đồng Khánh địa dư chí” được soạn vào đời Đồng Khánh 1886-1888 là đầy đủ hơn cả. Sách “Đại Nam nhất thống chí” chép tên 21 phố, còn bản đồ Hà Nội trong sách Đồng Khánh địa dư chí đã chép gần đủ tên 36 phường ở Hà Nội, không thấy chép tên phố nào, nếu dùng cả sách “Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi 1876” của Trương Vĩnh Ký bổ sung thêm 2 phố thì cũng chỉ được 23 phố.
Vậy, 36 phố mới tìm được 23 phố, còn 13 phố chỉ có thể tìm trong các tư liệu của Pháp hay của người nước ngoài khác ghi chép để lại. Năm 1883, sau khi đánh chiếm xong hẳn thành Hà Nội, quan tham mưu quân đội Pháp đã cử thiếu úy Lai. Nay, vẽ ngay một bản đồ Hà Nội trong đó có thể khai thác được tên phố mới. một bài báo của một nhà báo Pháp thường trú ở Hà Nội năm 1883 đã mô tả lại các chợ phiên ở Hà Nội, những người từ các vùng xung quanh đem hàng đến các phố Hàng Đồng, Hàng Khoai, Hàng Nón bán hàng; trong 3 phố đó thì phố Hàng Nón là phố mới không trùng tên với các phố cũ.
Tên các phố ở Hà Nội bị cháy từ 1883-1888 do Claude Bourrin ghi lại đăng trong sách "Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX" - Nguyễn Văn Uẩn cũng khai thác được tên phố mới; cũng viết về những đám cháy ở Hà Nội. Sách "Lịch sử thủ đô Hà Nội" của Trần Huy Liệu còn ghi thêm được tên 3 phố mới không trùng tên với các phố
cũ. Những tư liệu trên giúp ta khai thác được tên 13 phố mới, cộng với 23 phố cũ vừa đủ 36 phố:
. 1. Phố Hà Khẩu: Hàng Buồm, theo Đại Nam nhất thống chí (1864-1875) . 2. Phố Việt Đông: Hàng Ngang
. 3. Phố Hàng Mã . 4. Phố Hàng Mắm . 5. Phố Báo Thiên: Hàng Trống . 6. Phố Nam Hoa: Hàng Bè . 7. Phố Hàng Bồ . 8. Phố Vàng bạc: Hàng Bạc . 9. Phố Hàng Giấy . 10. Phố Mã Mây . 11. Phố Đồng Lạc . 12. Phố Thái Cực: Hàng Đào . 13. Phố Đông Hà: Hàng Chiếu . 14. Phố Phúc Kiến: Lãn Ông . 15. Phường Phục Cổ: Nguyễn Du
. 16. Phường Hàng Lam: phố Thợ Nhuộm . 17. Phường Đồng Xuân
. 18. Phường Thanh Hà . 19. Phường Hàng Gai . 20. Phường Hàng Đẫy . 21. Phường Hàng Chè
. 23. Phố Quảng Minh Đình
. 24. Phố Hàng Đường, theo Bản đồ Hà Nội 1883 . 25. Phố Hàng Mành
. 26. Phố Hàng Hòm . 27. Phố Hàng Gà . 28. Phố Hàng Đồng
. 29. Phố Hàng Nón: theo Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX . 30. Phố Hàng Vai
. 31. Phố Hàng Lược . 32. Phố Hàng Bông . 33. Phố Lò Sũ
. 34. Phố Bắc Ninh: theo Lịch sử thủ đô Hà Nội . 35. Phố Hàng Tre
. 36. Sở Lục lộ: Hàng Vôi
Các phường thế kỷ thứ XVII chia làm 3 loại: phường làm nghề nông (phần lớn thuộc huyện Quảng Đức), phường thợ thủ công và phường buôn bán (phần lớn thuộc huyện Thọ Xương).
Các phường làm nghề nông thường vẫn giữ nguyên địa danh và địa giới cho tới nay: phía bắc có các phường: Yên Hoa (nay là Yên Phụ), Nghi Tàm, Quảng Bá, Tây Hồ, Nhật Chiêu (nay là Nhật Tân); phía tây có các phường Xã Đàn, Thịnh Quang, Nhược Công (nay là Thành Công); phía nam có Kim Hoa (nay là Kim Liên), Đông Tác, Quan Trạm.
Các phường buôn và phường thợ thủ công đan xen vào nhau, tập trung nơi hợp lưu sông Hồng và sông Tô.
Phường thợ thủ công được phân bố theo 2 dạng: biệt lập theo ngành nghề và ở xen kẽ với các phường buôn.
Thế kỷ thứ XVII, phường không chỉ là tổ chức của những người cùng nghề, như phường chèo, phường mộc, phường thợ nhuộm, phường buôn, “buôn có bạn, bán có phường”….mà còn là những đơn vị hành chính cấp cơ sở. Sách “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi đã ghi: “Kinh đô (Thăng Long) có một phủ, hai huyện. Phủ là Phụng Thiên, huyện là Thọ Xương và Quảng Đức. Mỗi một huyện đều có 18 phường” [20, Tr.103].
Từ thế kỷ thứ XVII, đây đã là nơi buôn bán sầm uất, nhiều thương nhân Hà Lan, Anh, Bồ Đào Nha, nhất là Hoa Kiều đã mở cửa hàng buôn bán và tiệm cao lâu tại nơi này. Hay như phường Diên Hưng (khu vực Hàng Ngang) cũng là nơi buôn bán đông đúc. Những cửa hàng, cửa hiệu buôn bán hay sản xuất hàng thủ công chen vai sát vách nhau tạo thành những dãy phố, mỗi phố bán một mặt hàng hoặc hành một nghề riêng biệt. Người ta lấy luôn tên sản phẩm để đặt tên cho phố, như Hàng Thùng, Hàng Đũa, Hàng Giò, Hàng Cháo, Hàng Chè…Trong mỗi phường lại bao gồm nhiều phố, phường Đông Các có phố Hàng Bạc, Hàng Giày, Hàng Mắm…
Cũng như nhận xét của những thương nhân và các giáo sĩ đến truyền đạo, Thăng Long – Kẻ Chợ quả là nơi đô hội, Dân cư sống rải khắp các phố phường Hà Nội, mỗi phường lại có hoạt động nghề nghiệp riêng, thợ thêu chiếm cả một con đường, thợ mộc, thợ khảm, làm bánh kẹo cũng như vậy. Phố Mã Mây bán mây song, phố Thái Cực (còn có tên gọi là Tô Tịch) bán giày dép…Mới đây ở số 38 Hàng Đào, Người ta đã phát hiện tấm bia “Đồng Lạc Quyên yếm thị đình” (Đình bán yếm lụa phường Đồng Lạc). Nội dung tấm bia cho biết ngôi đình và chợ bán yếm lụa đã có ở đây từ thời Lê. Sang thời Nguyễn, đình được dân làng tu bổ trở thành nơi buôn bán trang phục cho phụ nữ. Điều này cũng được ghi rõ trong sách “Đại Nam nhất thống chí”. Như vậy, Hà Nội đã xuất hiện những đình, đền do chính dân các làng nghề lập ra làm nơi thờ cúng tổ nghề, đồng thời dùng làm nơi bán sản phẩm nghề của mình như “Tú Đình thị”, chợ bán đồ thêu của người làng Quất Động (Hà Tây), Đồng Lạc Quyên yếu đình, chợ bán yếm lụa của phường Đồng Lạc…
Thợ thủ công cũng như thương nhân sống rải rác trong tất cả các phố phường. Phố giàu có như Mã Mây tập trung khá nhiều nhà buôn lớn, nhất là thương nhân Hoa Kiều. Đường xá ở đây sạch sẽ, được lát đá, giữa hơi nhô lên, hai bên có ngòi sâu và hẹp để thoát nước mưa hoặc nước cống rãnh thải ra. Phố phường Hà Nội xưa được ngăn cách với nhau bằng những cổng lớn mà bề rộng chiếm cả mặt đường, ban đêm được đóng lại nghiêm ngặt. Những chiếc cổng được xây dựng giống như bức tường bằng đá, giữa trổ cửa hình chữ nhật, có khung gỗ chắc bằng bốn xà gồ bào nhẵn. Hai xà phía trên và phía dưới của khung gỗ đục một hàng lỗ cách đều nhau. Người ta lồng vào đó hai đầu của những cây gỗ tròn, lắp song song với nhau. Những lỗ trên được đục khá sâu để có thể nhấc cây gỗ từ dưới lên trên khi muốn rút ra. Cách làm này rất tiện, có thể mở cửa thật rộng khi rút hết các thanh gỗ hoặc mở cửa hẹp khi chỉ rút một, hai thanh. Trong phố là những dãy nhà san sát, làm theo kiểu chồng diêm mà nay ta còn thấy ở phố Hàng Buồm, Hàng Ngang, Hàng Đào…nó vừa là nhà ở, vừa là cửa hiệu, lòng hẹp song rất sâu. Nếu chỉ quan sát mặt tiền nhỏ hẹp người ta sẽ không ngờ bên trong lại là những căn phòng rộng, được ngăn cách bởi nhiều khoảng sân. Ở mỗi cửa hàng có biển biệu treo ngay trên quầy hàng, có thể là những tấm gỗ sơn màu đỏ hay xanh lá cây, trên đó có viết tên người sản xuất và tên hiệu dùng những mỹ tự bằng chữ Hán thật to: Phúc Hưng, Đại Lợi, Quảng Xương…
Các mặt hàng buôn bán: Chợ ở Thăng Long – Kẻ Chợ là một loại chợ lớn trong toàn quốc, cho nên số lượng các mặt hàng buôn bán cũng rất lớn và phong phú. Hầu như tất cả mặt hàng trong và ngoài nước đều bầy bán ở đây.
Hàng nông sản: Do vị trí thuận lợi, đầu mối của các trục giao thông thủy bộ, do mật độ dân cư đông đảo và sự có mặt thường trực của một bộ máy hành chính- quân sự to lớn với những nhu cầu tiêu thụ hàng ngày của nó, một khối lượng nông sản khổng lồ từ các địa phương lân cận đã đổ về các chợ ở Thăng Long - Hà Nội để rồi được bán buôn, bán lẻ trực tiếp cho người tiêu thụ. Đó là gạo, nông hải sản, thực phẩm, rau quả…
Hàng thủ công nghiệp: So với các mặt hàng nông sản thì hàng thủ công nghiệp không chỉ bày bán tại các chợ mà còn bán nhiều tại các phố dành riêng cho
từng mặt hàng, như các phố Hàng Đào bán tơ lụa, Hàng Ngang bán xiêm áo, Hàng Bạc bán đồ trang sức và kim hoàn, Hàng Đồng bán đồ đồng, phố Hài Tượng bán giầy dép, phố Bát Sứ bán đồ sứ. Tuy nhiên, đối với quảng đại quần chúng, nhất là đối với những người nông dân, các vùng phụ cận kéo về Thăng Long - Kẻ Chợ trong các ngày phiên chợ thì họ vẫn thích mua trực tiếp các loại hàng đó ở ngay tại chợ, nó tiện lợi và cũng có thể giá rẻ hơn.
Trước hết, đó là các dụng cụ hàng ngày của người nông dân như cày cuốc, nối niêu bát đĩa, các loại hàng vải vóc thông dụng mà quần chúng gọi là hàng tấm, các loại thuốc men cần dùng. Một số chợ buôn bán tập trung các mặt hàng đặc sản như chợ Hàng Tơ ở Hàng Đào buôn bán tơ lụa, chợ Bưởi chuyên bán các loại giấy sản xuất ở Yên Thái, Hồ Khẩu.
Thời Lê – Trịnh, hệ thống các phường đã ổn định, kết hợp chức năng sản xuất kinh tế sản xuất và chức năng hành chính. Các phường nổi tiếng như phường Đông Hà (Hàng Chiếu), Hà Khẩu (Hàng Buồm), Đông Các (Hàng Bạc), Diên Hưng (Hàng Ngang), Thái Cực (Hàng Đào), Cổ Vũ (Hàng Bông)...
Nghề nhuộm, thêu và buôn bán tơ lụa ở phường Thái Cực, trong đó phố Hàng Đào có nhiều cửa hiệu nhuộm, chuội và buôn bán tơ lụa. Nghề nhuộm nổi tiếng với màu đỏ (đào, hoa niên), xanh (tam giang, hoa lý, thanh thiên). Đặc biệt, nhộn nhịp với một số ngày trong tháng gọi là phiên chợ Hàng Tơ.
Nghề thêu do người làng Quất Động, Thường Tín (Hà Tây cũ) di cư đến phố Yên Thái và đoạn cuối phố Hàng Trống (phố Hàng Thêu xưa), rải rác ở các phố Hàng Nón, Hàng Mành, Hàng Chỉ...Một bộ phận thợ thêu, quê gốc làng Đào Xá tách riêng ra làm nghề lọng, di cư đến đầu phố Hàng Trống (Hàng Lọng xưa) và một số ít ở một phố Hàng Lọng khác (phố Lê Duẩn nay).
Nghề đúc đổi bạc và kim hoàn tập trung tại phường Đông Các với phố Hàng Bạc nổi tiếng. Về sau, người Pháp đổi thành “phố những người đổi tiền” (Rue des changeurs). Dân cư có nguồn gốc từ thợ đúc bạc Trâu Khê (Bình Giang, Hải Dương), thợ chạm bạc Đồng Sâm (Kiến Xương, Thái Bình) và thợ vàng Định Công (Hoàng Mai, Hà Nội).
Nghề thuộc da và làm hài tập trung ở thôn Hài Tượng (huyện Thọ Xương), nay là địa phận các phố Hàng Giầy, Tạ Hiện, ngõ Hài Tượng và một số ở thôn Tả Khánh (Hàng Hành nay). Sản phẩm là giày, dép quai nhung, ủng cao cổ dùng cho quan lại, hài thêu kim tuyến...
Nghề tiện gỗ và sơn thếp tập trung ở thôn Tả Khánh (Hàng Hành nay và một phần các phố Tô Lịch, đoạn đầu Hàng Gai, trước còn có tên Hàng Tiện), do người làng Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây) di cư đến. Sản phẩm chủ yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt, đồ thờ cúng của thị dân, quan lại, các đền chùa như mâm gỗ, chân đèn, chân nến, ống hương, nắp đậy... Các mặt hàng sản xuất vừa là hàng gia công, vừa là hàng thông dụng bày bán.
Sơn thếp là nghề thủ công lâu đời của Thăng Long – Kẻ Chợ, tập trung ở phố Hàng Hòm, do người dân làng Hà Vĩ di cư đến. Đồ gỗ mộc được gọt tiện tại phố Hàng Hành, sơn thếp ở phố Hàng Hòm. Tại đây, họ gia công, bày bán đồ gỗ sơn thếp: hòm rương, tráp, hoành phi, câu đối, cây đèn, ngai bệ khám thờ...Và nhận sơn thếp tượng, đồ thờ ở các đình chùa.
Các cửa hiệu sản xuất, bày bán đồ khảm xà cừ tập trung ở phố Thợ Khảm (Tràng Tiền – Hàng Khay – Tràng Thi nay) do người Chuyên Mỹ (Phú Xuyên, Hà Tây) mang đến Thăng Long vào cuối thế kỷ XVIII đầu XIX.
Cửa hiệu bán đồ đồng tập trung ở phố Hàng Đồng, bán đồ chế tác tại Ngũ Xã (hồ Trúc Bạch). Đồ gốm sứ Bát Tràng cao cấp được bán ở phố Bát Đàn. Hàng Gai bán giấy bút, sách truyện được in ở Liễu Chàng (Gia Lộc, Hải Dương). Hàng Quạt bán quạt của các làng Kim Lũ (Hà Tây). Đồ mây tre sản xuất ở các làng Đông Ngạc (Từ Liêm, Hà Nội) và Ngọc Trục (Hoài Đức, Hà Tây) và bán tại phố Mã Mây (phố Mây Choại xưa). Hàng Mành bán mành mành của làng Giới Tế (Bắc Giang). Hàng Nón bán nón của làng Phương Trung (Thanh Oai, Hà Tây).
Lái Ba rông nói về Kẻ Chợ quãng năm 1659 như sau: “Ca – Chơ với diện tích của nó có thể so sánh với rất nhiều đô thị ở châu Á. Nó còn to hơn nhiều đô thị ở châu Á. Nó lại còn to hơn nhiều đô thị về dân số, đặc biệt những ngày phiên chợ vào mùng 1 và 15 âm lịch, khi dân các làng lân cận đổ về với hàng hóa của họ đông không thể tưởng tượng được. Rất nhiều phố rất rộng rãi, lúc đó cũng đông đến nỗi là nếu trong nửa tiếng đồng hồ mà có thể lách qua đám đông mà đi được trăm bước cũng là giỏi rồi. Tất cả những hàng bán ở đây được chia bán cho những phố giành riêng cho từng loại. Những phố ấy được chia cho một vài làng độc quyền mở cửa hàng ở đấy theo y như kiểu các phường hội, phường thợ ở những đô thị Tây Âu”[25, Tr. 190].
Kẻ Chợ tuy là một đô thị, một nơi tụ tập để buôn bán, nhưng trước hết cũng là một kinh sư của phong kiến thống trị. Vì vậy nó không giống những đô thị ở Âu châu thời trung cổ. Nó đứng tách rời ra, gần như để chống đối với phong kiến thống trị, nó lại do phong kiến thống trị. Và do thế mà đứng về mặt Kẻ Chợ đã nhiều lần lép vế. ngay từ thời Lê Thánh Tông, viên phủ Phụng Thiên( Hà Nội) cũng đã vì muốn giữ trật tự an ninh cho nó mà đã định đuổi hết thảy những người
ngụ cư buôn bán. Ngay trong bộ luật của nhà Lê, Chương vệ cấm, cũng có một điều luật cấm buôn bán ở kinh sư: Các thợ và người đi buôn bán ở kinh sư không được có cửa hàng… Kẻ nào vi phạm điều này sẽ bị phạt 80 trượng. Rồi đến thời họ