Thế kỷ XVII là thời kỳ đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Đại Việt. Góp vào sự phồn thịnh của nền kinh tế Đại Việt trong các thế kỷ này là thương nghiệpvới đô thị Thăng Long như là trung tâm thương mại, tổ chức việc buôn bán giữa Đàng Ngoài với các nước phương Tây. Sự có mặt của các thương điếmcủa thương nhân nước nói riêng và các thương điếm của thương điếm phương tây nói chung ở những đô thị lớn, như Kẻ Chợ (Thăng Long), Phố Hiến….đã khiến cho diện mạo của nền kinh tế phong kiến vốn mang tính tự cấp, tự túc có những thay đổi đáng kể.
Kinh tế hưng khởi, chính trị ắt phát triển theo. Thanh thế của nhà Lê – Trịnh khiến cho Chúa Nguyễn ở Đàng Trong không dám có ý định tiến quân ra Bắc. Theo đó, còn cực lực khuyến khích các thương nhân nước ngoài đến buôn bán.
Mặt khác, những hàng mà vua chúa chú trọng một cách đặc biệt trong một thời gian lâu là vũ khí hay những thứ để làm ra vũ khí: đồng, sắt… Ngay trong thời kì chiến tranh với nhau chúa Nguyễn và chúa Trịnh đã đặt mua súng của Hà Lan (có thể coi đó là một việc làm tất yếu của giai cấp thống trị khi muốn đàn áp nhân dân, bảo vệ nền thống trị của mình). Năm 1663, Hà Lan buôn của nhật 284 cán giáo đến Đàng Ngoài bị chê là xấu và trả lại. Nhất là đầu thế kỉ XVII khi Trịnh – Nguyễn phân tranh thì món hàng vũ khi bên nào cũng muốn mua được.
Bọn phong kiến thống trị chú ý mua súng ống và đúc súng ống thì những mặt hàng mà họ phải mua để đúc súng và đạn dược. Do đó: sắt, đồng, diêm trắng, diêm vàng… là những mặt hàng dễ tiêu thụ.
Sắt không phải là thứ hiếm trong nước và giá cũng rẻ nhưng sắt châu Âu cho vào đúc tốt hơn và giá lại rẻ hơn trong nước nên thế kỉ XVII, sắt được tiêu thụ khá mạnh ở Đàng Ngoài.
Đồng là một món hàng đặc biệt, ngoài đúc súng nó còn dùng để đúc những đồ chủ yếu tượng trưng cho sự thống trị: đỉnh, vạc hay những đồ nghi trượng khác bằng đồng. Nó là đồ vật không thể thiếu trong kinh tế hàng hóa. Tức là đúc tiền đồng. Có khi tiền đúc khan hiếm cho nên phong kiến thống trị còn phải mua cả tiền đồng đúc sẵn rồi như như là mua một món hàng “ở Batavia đã làm ra một thứ tiền đồng và gửi đến làm mẫu hàng ở Đàng Ngoài ngày 21-6-1654 bởi thuyền Di- Lăng-Đơ” [8, Tr. 20].
Nói chung, những thứ hàng hóa này thường là những hàng mà bọn phong kiến thống trị (chủ yếu là vua chúa) giành độc quyền hay ít nhất cũng giành quyền mua trước.
Trên phương diện chính trị, cục diện phân tranh Đàng Trong – Đàng Ngoài không chỉ phản ánh một cuộc xung đột tự thân của hai tập đoàn phong kiến Việt Nam, mà còn cho thấy sự can thiệp khá sâu sắc của các thế lực Châu Âu hậu thuẫn phía sau. Trong một thời gian khá dài người Bồ Đào Nha đứng về phía Đàng Trong trong cuộc nội chiến giữa hai dòng họ Trịnh – Nguyễn mà người Hà Lan trong một thời gian nhất định là liên minh của Đàng Ngoài.
Trong số những thương nhân châu Âu buôn bán ở Đàng Ngoài trong thế kỉ thứ XVII, người Hà Lan thông qua VOC là thế lực vượt trội về kinh tế, đồng thời cũng có quan hệ ngoại giao chặt chẽ với triều đình Đàng Ngoài hơn cả. Cũng như tại nhiều nơi khác ở phương Đông, buôn bán của VOC ở Đàng Ngoài trong thời kì này có tác động đáng kể đến những chuyển biến kinh tế và xã hội bản địa.