nhân nƣớc ngoài đến làm ăn
Chính sách kinh tế của các nhà nước Mạc và Lê – Trịnh: Đối với các ngành nghề thủ công nghiệp dân gian, nhà Mạc tỏ ra ít quan tâm, cũng có nghĩa là nới lỏng sự kiểm soát để cho thợ Thủ công các làng xã, phường thêm được tự do phát triển. Do vậy, một số nghề thủ công dân gian ở Thăng Long và vùng tứ trấn xung
quanh đã phát triển như gốm, dệt, tạc, chạm đá… Nhà Mạc cũng thi hành một chính sách thoáng mở đối với thương nghiệp vượt biên giới, góp phần vào sự khởi sắc của nền kinh tế hàng hóa thời kỳ này.
Thời Lê – Trịnh, chính sách thủ công nghiệp cũng mang tính chất quy củ kiện toàn hơn: nổi bật là chế độ điều hành các cục Bách tác, quan xưởng của Nhà nước và chính sách quản lý các ngành nghề thủ công nghiệp dân gian qua việc tổ chức các tương cục và chế độ thuế chuyên lợi và thuế thổ sản.
Chế độ công tượng trong các quan xưởng thời Lê – Trịnh ở Kinh đô Thăng Long đã tập trung khá nhiều thợ thuyền trong các ngành phục vụ kinh tế, quốc phòng, nhu cầu sinh hoạt của đẳng cấp thống trị như các xưởng đúc tiền (ở Nhật Chiêu và Cầu Dền), đúc vũ khí, đóng thuyền, các Cục bách tác…
Về hoạt động của thủ công nghiệp dân gian là các hộ chuyên nghề, như các hộ thợ dệt, hộ đúc bạc, đúc đồng, hộ làm giấy… Nhiều hộ Thủ công trong từng phường thôn thường tập hợp thành các tượng cục (cuộc), một tổ chức sản xuất theo ngành nghề của nhân dân, được chính quyền Kinh đô hoặc cấp trấn duyệt cho phép thành lập và đánh thuế.
Còn về nông nghiệp, Nhà nước Lê – Trịnh đã có chính sách ưu đãi, giảm gần một nửa tô thuế cho những nông dân ở Kinh thành; chính quyền không ngăn ngừa được ruộng tư phát triển. Thêm vào đó với chính sách ưu tiên giảm thuế, khuyến khích các thôn làng ven đô trồng chuyên canh (hoa quả, dâu tằm…) nên kinh tế hàng hóa càng có điều kiện phát triển hơn.
Chính sách thương nghiệp của nhà nước Lê – Trịnh ở Thăng Long – Kẻ Chợ thế kỷ XVII, XVIII có phần phức tạp hơn. Chính sách nước đôi của chính quyền Lê – Trịnh về kinh tế “khi thắt chặt, lúc nới lỏng”, “chỗ này ức chế, chỗ kia dung dưỡng”, cũng đã được thể hiện khá rõ nét đối với thương nghiệp Thăng Long – Kẻ Chợ. Mặc dầu tuân theo quan điểm “trọng nông ức thương”, Nhà nước Lê – Trịnh vẫn áp dụng một chính sách khá rộng lượng, có phần khuyến khích đối với những buôn bán nhỏ trong mạng lưới chợ Thăng Long – Kẻ Chợ.
Về ngoại thương, thời Lê – Trịnh, có lẽ quan điểm “ức thương” của Nhà nước phong kiến Đàng Ngoài đã được thể hiện rõ nhất ở lĩnh vực ngoại thương. Ngoài việc nắm quyền ngoại thương, Nhà nước còn chủ trương ngăn cấm những ngoại kiều đến kinh doanh và cư trú ở Kinh thành Thăng Long, cũng như không tạo thuận lợi cho các lái buôn người nước ngoài.
Chính vì vậy mà, từ đầu thế kỷ XVII, ở kinh thành Thăng Long bắt đầu có người phương Tây tới buôn bán: đông nhất là người Hà Lan, người Bồ Đào Nha, người Anh, rồi dần dần người Tây Ban Nha, người Pháp. Từ đầu thế kỷ XVII, những công ty thương mại của người Hà Lan và người Anh đã lập cửa hiệu ở Thăng Long, tại phía bờ sông Hồng (gần cầu Long Biên ngày nay). Các nhà buôn Trung Quốc, Nhật Bản cũng có nhiều cửa hàng lớn ở Thăng Long.
Trong thế kỷ XVII - XVIII, Thăng Long đã là đầu mối của ít nhất hai tuyến buôn bán đường dài: Thăng Long - thượng du và Thăng Long - Thanh Nghệ. Gạo, muối từ vùng biển qua Thăng Long, đã ngược lên mạn thượng du và từ đó là xuôi về các đặc sản như kim loại (chủ yếu là đồng đỏ), trâu bò, lâm sản, gỗ và tre nứa. Từ Thanh Nghệ, các thuyền đinh lớn đi ven biển và ngược sông Hồng, sông Đáy đã đưa ra Thăng Long nhiều đặc sản, trong đó có muối, nước mắm, cá khô, quế, cau khô... để rồi lại tỏa đi các trấn vùng đồng bằng.
Đối với ngoại thương đường dài xuyên quốc gia, Thăng Long vào thế kỷ XVII - XVIII là đầu mối chính của các tuyến giao lưu: Thăng Long - Vân Nam (thuyền đi đến Mạn Hảo), trong việc buôn bán với miền Nam Trung Quốc, Thăng Long - Phố Hiến, từ đó các tầu thuyền ngoại quốc có thể nhổ neo đi Quảng Châu, Nhật Bản, các nước Đông Nam Á và các nước phương Tây. Sự xuất hiện và tồn tại trong một thời gian dài vài chục năm các thương điếm của công ty Đông Ấn của Hà Lan (1645-1699) và của Anh (1683-1697) ở Thăng Long, như một đại lý thu mua nguyên liệu và hàng hóa, đã đóng vai trò kích thích - nếu chưa phải là chủ yếu đối với nền ngoại thương vượt biển thì cũng đã có một tác dụng đáng kể - trong việc thúc đẩy các lượng hàng hoá từ các địa phương thuộc Tứ trấn (Kinh Bắc - Sơn Tây - Hải Dương - Sơn Nam) chuyển về kinh thành.
Tiểu kết chương 3: Có thể nói, hoạt động thương nghiệp của Thăng Long – Kẻ Chợ là một mô hình lý tưởng của sự kết hợp giữa “đô” và “thị”, giữa thành thị với nông thôn. Hoạt động thương nghiệp đã thổi bùng cho đô thị Thăng Long phát triển vào thế kỷ XVII. Cho đến tận ngày nay, Nó vẫn trở thành một nơi đô thị phồn hoa nhất mang nhiều dấu ấn lịch sử, kinh tế, văn hóa nghìn năm tuổi. Chính vì thế, trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập và phát triển hoạt động thương nghiệp thời kỳ này cũng để lại nhiều bài học kinh nghiệm về chính sách mở cửa khuyến khích các thương nhân nước ngoài đến làn ăn.
KẾT LUẬN
1. Hoạt động thương nghiệp Thăng Long – Kẻ Chợ thế kỷ XVII, phản ánh toàn diện về lịch sử kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa của Đàng Ngoài ở thế kỷ XVII.
Nhìn vào thương nghiệp Việt Nam cho đến thế kỉ XVI-XVII, khi đã có quan hệ buôn bán với các nước tư bản phương Tây rồi, nhưng về sản xuất thì vẫn còn ở trong tình trạng lạc hậu và chênh lệch. Vì vậy, cách thức tiến hành giao thương giữa Việt Nam với nước ngoài ở thời kỳ này dù có tiến bộ hơn ở những thời kỳ trước, song vẫn chưa thể nào thoát ra khỏi tình trạng thủ công và lạc hậu. Nhà nước quân chủ lúc đó, đứng đầu là vua và chúa, đã nắm hết độc quyền về thương mại và nắm chặt mọi đầu mối cũng như mọi thể lệ tiến hành đều phải theo ý chí của vua và chúa.
Nói về những chính sách trên văn bản từ phía triều đình phong kiến Việt Nam ở thời kỳ này thì hầu như không có mấy về tài liệu thành văn. Song, xét về những thủ tục hoặc những trao đổi trên phương diện ngoài văn bản thì ở thế kỷ XVI-XVII, là thời kỳ được coi là cởi mở và thông thoáng nhất về chính sách thương nghiệp ở trong nước và ở nước ngoài (vì đây cũng là thời kỳ được coi là không quá nặng về bế quan tỏa cảng). Mặt khác, Trên phương diện chính trị, cục diện phân tranh Đàng Trong – Đàng Ngoài không chỉ phản ánh một cuộc xung đột tự thân của 2 tập đoàn phong kiến Việt Nam, mà còn cho thấy sự can thiệp khá sâu sắc của các thế lực châu Âu hậu thuẫn phía sau.Trong một thời gian khá dài người Bồ Đào Nha đứng về phía Đàng Trong trog cuộc nội chiến giữa 2 dòng họ Trịnh – Nguyễn mà người Hà Lan trong một thời gian nhất định là liên minh của Đàng Ngoài.
Như vậy, thông qua thương nghiệp Việt Nam cũng phản ánh hệ thống chính sách hay tính chất của chế độ phong kiến. Từ đó, cũng quyết định tính chất văn hóa và xã hội thời kỳ này.
2. Thế kỷ XVII, là thời kỳ phát triển thịnh đạt, năng động nhất của nền kinh tế hàng hóa Thăng Long – Kẻ Chợ.
Từ nhiều thế kỷ trước, Thăng Long đã có vị thế của một kinh kỳ, nơi tập kết các nguồn hàng hóa, tài nguyên thiên nhiên, các nguồn nhân lực và vật lực. Những chuyển biến kinh tế xã hội trong nước (sự phát triển của ruộng đất tư hữu, của các làng nghề cũng như mạng lưới chợ) và ngoài nước (sự tiếp xúc, giao lưu với các tuyến buôn bán quốc tế ở biển Đông và hệ thống mậu dịch châu Á) đã thúc đẩy nhanh hơn sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa – tiền tệ thị trường. Thời kỳ này, tuy về chính trị Thăng Long có nhiều biến động, nhưng dưới góc độ kinh tế - xã hội thì thành thị Thăng Long tiếp tục phát triển đạt đến độ phồn vinh, trở thành thành thị trung đại tiêu biểu nhất, không chỉ đứng đầu toàn khu vực Đàng Ngoài mà trên phạm vi cả nước, thậm chí trong khu vực Đông Nam Á. Thăng Long – Kẻ Chợ lúc này có nền kinh tế chủ đạo của nó là Thủ công nghiệp và thương nghiệp. Mặc dù, có khá nhiều hạn chế do chính sách cấm đoán của nhà nước phong kiến và tính chất buôn bán một chiều bất bình đẳng (chỉ cung ứng nguyên liệu, gia công sản phẩm, chứ không trực tiếp xuất cảng hàng hóa chế phẩm) nhưng
3. Hoạt động thương nghiệp của Thăng Long – Kẻ Chợ thế kỷ XVII tạo ra bộ mặt kinh tế - xã hội Kinh kỳ khởi sắc, nhưng thiếu một sức bật quyết định để có thể chuyển sang một quỹ đạo kinh tế - xã hội mới.
Xét một cách tổng quát về mặt kinh tế, phố phường nội thị Thăng Long là một sự liên kết hữu cơ của hoạt động thương nghiệp với sản xuất thủ công nghiệp, trong đó vai trò của buôn bán chiếm vai trò chủ yếu. Đó là một dạng kết hợp đặc biệt giữa mạng lưới chợ và các làng chuyên nghề nông thôn chuyển dịch vào đô thị được tập trung lại và phóng đại lên. Nếu ta coi toàn bộ thành phố Thăng Long – Hà Nội như một tổng thể, một cái chợ khổng lồ, thì phố xá chính là một loại hàng quán đặc biệt, trong đó các hàng bày bán lộ thiên ở chợ này trở thành một đường phố chuyên bán một mặt hàng và các quán dựng lên tạm thời ở chợ thì nay trở thành những cửa hiệu cố định. Mặt khác nó cũng là một làng chuyên nghề thủ công được cô đặc lại sau khi đã tước bỏ đi những yếu tố phi công thương nghiệp. Nó chính là nơi tập kết, tích tụ các mặt hàng thủ công đã được làm ở các quê phụ cận mang đến, hoặc một số bán thành phẩm. Ở đây, các hàng đó được chế tác ở những khâu cuối cùng, hoàn thiện để được bày bán như những thành phẩm hoàn chỉnh. Một số mặt hàng được chế tạo tại chỗ, ngay từ nguyên liệu nhưng phần lớn là những mặt hàng đòi hỏi một trình độ kỹ thuật tinh xảo như: vàng, bạc, hàng thiếc, đồ khảm… Do vậy, về mặt địa bàn, các phố phường này đã tập trung trong một diện tích khá hẹp, trùng với địa bàn của khu vực tập trung các chợ lớn.
Các cửa hiệu ở Thăng Long – Kẻ Chợ đã tập trung trong khu phường phố phía đông đô thị, được mở rộng xuống phía Nam từ thời Lê đến thời Nguyễn. Nó đã kết hợp hoạt động sản xuất và buôn bán những mặt hàng thủ công nghiệp và phần nào là nông nghiệp, là sự dung hợp của các làng nghề với mạng lưới chợ. Việc giao dịch buôn bán diễn ra với khối lượng hàng hóa lớn và một nhịp điệu sôi nổi, nhưng lại bị chia vụn thành những đơn vị sản xuất và kinh doanh quy mô nhỏ những phường chuyên nghề và phố chuyên mặt hàng, tập hợp lại trong một tổng thể kinh tế đa dạng và không thuần nhất. Đó là thực trạng của kinh tế Thăng Long- Kẻ Chợ thế kỷ XVII.
Khó có thể đi đến một nghiên cứu toàn diện về vấn đề mầm mống chủ nghĩa tư bản ở Việt Nam thời kì tiền cận đại nếu không đầu tư sâu hơn về phía cạnh kinh tế, mà thương nghiệp nên được đặt thành một vấn đề quan trọng để tiếp cận vấn đề. Và nghiên cứu vấn đề thương nghiệp Thăng Long – Kẻ Chợ thế kỷ XVII góp phần
tìm hiểu thêm về kinh tế thời đó.
4. Bài học kinh nghiệm rút ra từ chính sách mở cửa của chính quyền Lê – Trịnh ở thế kỷ XVII có ý nghĩa sâu sắc đối với chính sách mở cửa của Đảng, Nhà nước ta hiện nay.
Nói về những chính sách trên văn bản từ phía triều đình phong kiến Việt Nam ở thời kỳ này thì hầu như không có mấy về tài liệu thành văn. Song, xét về những thủ tục hoặc những trao đổi trên phương diện ngoài văn bản thì ở thế kỷ XVII, khi sự phục hồi của sản xuất Đàng Ngoài và nội chiến Trịnh – Nguyễn đưa đến nhu cầu mở cửa buôn bán với nước ngoài, nên những quy định chặt chẽ từ thế kỷ trước đã được sửa đổi để phù hợp hơn. Đây là thời kỳ cởi mở và thông thoáng nhất về chính sách ngoại thương và cũng là thời kỳ được coi là không quá nặng về sự gọi là bế quan tỏa cảng.
Trên cơ sở đó, chính sách mở cửa của nhà Lê – Trịnh đã để lại bài học kinh nghiệm về, sự cần thiết phải mở rộng quan hệ ngoại thương với các nước xung quanh, khi sức sản xuất của nước ta đang ngày càng phát triển, thế giới đang trong
cơ chế mở cửa, xu thế hội nhập. Mặt khác, có chính sách quy định về hệ thống thuế quan và các thiết chế, tổ chức thương mại chặt chẽ, chống độc quyền, nhũng nhiễu của bộ phận quan liêu của bộ phận trong hệ thống thương nghiệp vẫn là bài học quý giá cho đến ngày nay.