L ời cảm ơn
3.2.1 Ảnh hưởng của các mức bón đạm đến sinh trưởng, năng suất và
su hào trồng vụ Thu đông 2014
3.2.1.1. Ảnh hưởng của các mức bón đạm đến số lá của su hào
Số lá trên cây phản ánh đặc tính di truyền của giống, đồng thời quá trình hình thành lá còn chịu ảnh hưởng lớn của các điều kiện khác như: nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, dinh dưỡng, biện pháp canh tác, sâu bệnh hại…
Kết quả vềđộng thái ra lá của su hào thu được trong quá trình quan sát và theo dõi được phản ánh qua bảng 3.15.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 45
Bảng 3.15: Động thái ra lá của su hào
Đơn vị tính: lá/cây Công thức Ngày sau trồng 8 15 22 29 36 43 50 57 1(Đ/c) 4,03 6,63 8,2 9,8 11,27 12,53 14,03 15,23 2 4,76 7,2 9 11,12 12,63 14,13 15,5 16,23 3 4,3 7,1 8,9 10,5 12 14,03 14,67 16,17 4 4,8 7,2 10,2 11,3 13,6 15,1 16,01 17,4 5 4,67 7,7 10 12 14,1 15,93 17,63 18,1 P < 0,05 <0,05 LSD0,05 2,25 2,23 CV% 7,9 7,3
Kết quả thu được vềđộng thái ra lá của su hào trong bảng 3.15 cho thấy, số lá su hào tăng dần theo thời gian sinh trưởng.
- Sau 8 ngày trồng: Số lá của su hào chưa có sự khác nhau giữa các công thức thí nghiệm. Số lá dao động ở mức 4,03- 4,8 lá.
- Sau 15 ngày trồng , giữa các công thức bắt đầu có sự khác nhau về số lá, số lá/cây tại thời điểm này nằm trong khoảng 6,63 - 7, 7 lá/cây. Công thức 5 có số lá nhiều nhất 7,7 lá. Công thức 1 có số lá ít nhất 6,63 lá.
- Sau 22 ngày trồng: Mức bón đạm ở công thức 5 (10 lá) và công thức 4 (10,2 lá) có số lá nhiều nhất và tương đương nhau. Công thức 2(9 lá) và công thức 3 (8,9 lá) có số lá ít hơn. Công thức 1 có số lá ít nhất (8,2 lá).
- Sau 29 ngày trồng: Ở các mức bón đạm khác nhau có số lá khác nhau. Công thức 5 có số lá nhiều nhất 12 lá. Công thức 1 (Đ/c) có số lá ít nhất 9,8 lá.
- Sau 36 ngày trồng: Số lá ở các mức bọn đạm dao động trong khoảng 11,27- 14,1 lá. Trong đó công thức 5 là công thức có số lá lớn nhất 14,1 lá., công thức 1 (đ/c) có số lá nhỏ nhất 11,27 lá.
- Sau 43 ngày trồng: Công thức 4 và công thức 5 vẫn đạt số lá cao nhất lần lượt là 15,1 và 15,93 lá. Công thức 1 vẫn có số lá nhỏ nhất 12,53 lá.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 46 - Sau 50 ngày trồng: công thức 5 có số lá lớn nhất đạt 17,63 lá, công thức 1 có số lá nhỏ nhất 14,03 lá.
- Sau 57 ngày trồng số lá su hào đạt đến số lá cuối cùng. Công thức 5 có số lá nhiều nhất đạt 18,1 lá. Tiếp theo đến công thức 4 đạt 17,4 lá. Thấp nhất là mức bọn đạm ở công thức 1 chỉđạt 15,23 lá.
3.2.1.2. Ảnh hưởng của các mức bón đạm đến đường kính thân (củ) của su hào
Su hào là cây có thân củ, thân (củ) là sản phẩm thu hoạch chính. Do đó, đường kính thân là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh tính hình sinh trưởng, phát triển của su hào. Nó có tương quan chặt chẽđến các yếu tố câu thành năng suất và năng suất của su hào. Đường kính thân (củ) chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố trong đó có sự tác động mạnh mẽ của yếu tố dinh dưỡng.
Bảng 3.16: Động thái tăng trưởng đường kính thân (củ) của su hào
Đơn vị tính: cm Công thức Ngày sau trồng 15 22 29 36 43 50 57 1 (Đ/c) 1,25 2,05 3,7 5,47 7,89 11 11,32 2 1,23 2,31 4,12 5,87 8,35 11,6 12,02 3 1,21 2,41 4,67 6,2 8,5 11,77 12,36 4 1,28 2,5 4,8 6,46 8,8 12,15 12,9 5 1,27 2,52 4,69 6,47 8,87 12,3 13,04 P <0,01 <0,01 <0,05 <0,05 <0,01 <0,01 LSD0,05 0,2 0,52 0,68 0,57 0,58 0,53 CV% 4,7 6,5 6,1 3,7 2,7 2,3
Qua bảng số liệu và kết quả phân tích thống kê trong bảng 3.16 chúng ta thấy rằng, đường kính thân su hào ở các công thức tăng dần theo thời gian sinh trưởng. Sau trồng 57 ngày, đường kính thân đạt đến trị số tối đa. Đường kính thân cuối cùng của su hào ở các công thức đạt từ 11,32cm (công thức 1) đến 13,04cm (công thức 5). Ở mức tin cậy 95%, đường kính thân của công thức 4 và công thức 5 tương đương nhau và đều lớn hơn đường kính thân của công thức 1 và công thức
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 47 2. So với công thức 3, công thức 5 có đường kính thân lớn hơn, công thức 4 có đường kính thân tương đương với công thức 3. Công thức 1 đạt trị số đường kính thân cuối cùng nhỏ nhất, nhỏ hơn đường kính thân của tất cả các công thức khác.
3.2.1.3 Ảnh hưởng của các mức bón đạm tới tình hình sâu hại và tỷ lệ nứt củ của su hào
Bảng 3.17: Ảnh hưởng của các mức bón đạm tới tỷ lệ sâu hại và tỷ lệ nứt củ
Công thức Sâu hại (con/cây) Tỷ lệ nứt củ (%)
1(Đ/C) 2,5 6,7
2 2,8 6,7
3 2,9 6,7
4 2,6 6,7
5 3 13,5
* Ảnh hưởng của các mức bón đạm đến tỷ lệ sâu hại su hào
Quá trình quan sát và theo dõi tình hình sâu bệnh hại su hào trong thí nghiệm thấy xuất hiện sâu tơ và sâu xanh vào đầu tháng 9, không xuất hiện loại bệnh hại nào. Kết quả về mật độ sâu tơ hại su hào được trình bày tại bảng 4.17.
Qua kết quả phân tích thống kê cho thấy, mật độ sâu hại/cây ở các mức bón đạm khác nhau đều tương đương nhau. Mật độ sâu hại biến động từ 2,5 con/cây (CT1) đến 3 con/cây (CT5). Như vậy, mật độ sâu/cây của su hào trong thí nghiệm là không lớn. Dựa vào ngưỡng kinh tế đối với sâu hại trên su hào trong giai đoạn này thì không cần thiết phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
* Ảnh hưởng của các mức bón đạm đến tỷ lệ củ bị nứt khi thu hoạch
Độ nứt quả là một chỉ tiêu quan trọng đểđánh giá mẫu mã quả, đặc biệt có ý nghĩa thương mại. Nguyên nhân gây nứt củ là do các điều kiện canh tác, khí hậu như bón nhiều phân, tưới nước hay thay đổi đột ngột về nhiệt độ làm quả phát triển không đều hay quá nhanh. Để hạn chế được điều này cần phải có chế độ bón phân thích hợp cho su hào trong giai đoạn cuối sinh trưởng.
Qua bảng 3.17 ta thấy các ở các công thức có tỷ lệ nứt củ khác nhau. CT5 có tỷ lệ củ bị nứt khi thu hoạch cao nhất ( 20%), tiếp theo đến CT2 có tỷ lệ nứt củ khi
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 48 thu hoạch 13%. Các mức bón đạm ở công thức 1, công thức 3, công thức 4 có tỷ lệ nứt củ thấp nhất và tương đương nhau 6,7 %.
Công thức 5 có mức bón đạm cao thừa dinh dưỡng dẫn đến hiện tượng nứt củ khi thu hoạch.
3.2.1.4 Ảnh hưởng của các mức bón đạm đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của su hào
Bảng 3.18: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của su hào Công thức Khối lượng/củ (g/củ) Năng suất lý thuyết (tấn/ha) Năng suất thực thu (tấn/ha) Năng suất thương phẩm (tấn/ha) 1 310 21,7 17,4 16,2 2 355 24,8 19,7 18,4 3 369 25,9 20,7 19,3 4 401 28,0 22,4 20,9 5 419 29,3 23,5 21,9 P <0,01 <0,01 <0,01 LSD0,05 2,5 2,7 3,2 CV% 12,3 9,8 10,2 * Khối lượng trung bình/củ
Khối lượng trung bình/củ của su hào ở các công thức biến thiên từ 310g/củđến 419g/củ. Qua kết quả thu được từ bảng 3.18 ở các mức bón đạm càng cao thì trọng lượng trung bình/củ càng cao. Các mức bón đạm khác nhau cho trọng lượng trung bình/củ khác nhau.
Công thức 1 có khối lượng trung bình củ nhỏ nhất đạt 310g/củ. Các mức bón đạm ở công thức 2 và công thức 3 có khối lượng trung bình củ tương đường nhau lần lượt là 355g/củ và 369g/củ lớn hơn công thức 1. Công thức 4 và công thức 5 có khối lượng trung bình củ lớn nhất đạt 401 g/củ và 419 g/củ.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 49 Năng suất lý thuyết phản ánh tiềm năng cho năng suất của các công thức trong thí nghiệm, dựa vào năng suất lý thuyết để ta tác động các biện pháp kỹ thuật sao cho năng suất thực thu gần với năng suất lý thuyết nhất.
Kết quả thu được về năng suất lý thuyết được phản ánh trong bảng 3.18 cho thấy: Ở mức bón 100kg/ha cho năng suất lý thuyết cao nhất đạt: 29,3 tấn/ha. Năng suất lý thuyết ở các công thức giảm dần theo các mức bón đạm: công thức 4 đạt 28 tấn/ha, công thức 3 là 25,9 tấn/ha, công thức 2 là 24,8 tấn/ha. CT1 (0kgN/ha) có năng suất lý thuyết thấp nhất, năng suất lý thuyết ở CT1 chỉ bằng 21,9 tấn/ha.
* Năng suất thực thu
Đánh giá thực chất hiệu quả sử dụng phân bón ở mỗi công thức. Dựa vào năng suất thực thu người ta có thể nắm được tình hình sinh trưởng và phát triển của cây su hào trước khi cho thu hoạch.
Khi hàm lượng đạm bón biến động từ 0 - 100N/ha, trong điều kiện của thí nghiệm, năng suất tăng dần theo mức đạm bón (bảng 3.18).
Công thức 4 và công thức 5 có năng suất thực thu tương đương nhau, lớn hơn công thức 2, công thức 3 và lớn hơn công thức đối chứng, năng suất thực thu
của công thức 4 lớn hơn 5 tấn/ha và công thức 5 lớn hơn 6,1 tấn/ha so với công thức đối chứng. Năng suất thực thu của công thức 2 và công thức 3 tương đương nhau, lớn hơn so với năng suất thực thu của công thức đối chứng tương ứng các giá trị là 2,3 tấn/ha và 3,3 tấn/ha.
* Năng suất thương phẩm
Năng suất thương phẩm có thể đánh giá trực tiếp được hiệu quả kinh tế của su hào. Ở các mức bón đạm tăng dần thì năng suất thương phẩm tăng theo. Công thức đối chứng có năng suất thương phẩm thấp nhất đạt 16,2 tấn/ha. Cao nhất là công thức 5 có năng suất thương phẩm lớn nhất trong 5 công thức bón đạm tham gia thí nghiệm đạt 21,9 tấn/ha.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 50
3.2.1.5. Ảnh hưởng của các mức bón đạm đến hàm lượng chất hòa tan (Độ Brix) và độ cứng của củ su hào
Bảng 3.19: Ảnh hưởng của các mức bón đạm đến hàm lượng chất hoà tan (độ Brix )và độ cứng của su hào
Công thức Độ Brix (%) Độ cứng (Kg/cm2) 1 (Đ/c) 1,5 9,4 2 2,3 10,4 3 3,5 10,6 4 3,9 10,6 5 4,1 10,7 P <0,01 LSD0,05 0,15 CV% 0,7
* Độ Brix: là chỉ tiêu đánh giá chất lượng quả thông qua hàm lượng chất tan trong dịch củ. Củ có độ brix cao có độ ngọt và hàm lượng chất khô cao. Độ Brix là đặc trưng di truyền của giống nhưng cũng chịu ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện ngoại cảnh (cường độ ánh sáng, quang chu kỳ...) và chế độ chăm sóc (phân bón, nước tưới...). Độ brix của các công thức trong thí nghiệm ở các mức bón đạm khá đồng đều, mức chênh lệch là không đáng kể dao động từ 1,5- 4,1º %. Cao nhất là mức bón đạm ở công thức 5 có độ Brix 4,1%, công thức 1 có độ Brix thấp nhất 1,5%.
* Độ cứng thịt củ: là yếu tốảnh hưởng đến yếu tố thương mại. Các mức bón đạm khác nhau có độ cứng củ không chênh quá chênh lệch dạo động trong khoảng 9,4-10,7 kg/cm2.
3.2.1.6 Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế
Trong mọi lĩnh vực sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, hiệu quả kinh tế là một yếu tố hàng đầu quyết định đến sự thành công của sản xuất. Người nông dân coi hiệu quả kinh tế quan trong hơn là chất lượng sản phẩm hay lợi ích của người
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 51 tiêu dùng. Hiệu quả kinh tế của su hào trong các mức bón đạm được thể hiện trong bảng 3.20.
Bảng 3.20: Hiệu quả kinh tế của su hào trong các công thức thí nghiệm Công thức Tổng thu ( Nghìn VNĐ/ha) Tổng chi ( Nghìn VNĐ/ha) Lãi suất ( Nghìn VNĐ/ha) 1(Đ/C) 129.600 98.895 30.705 2 147.200 99.345 47.855 3 154.400 99.525 54.875 4 167.200 99.615 67.585 5 175.200 99.885 75.315
Kết quả thu được ở bảng 3.20 cho thấy: khi bón đạm tăng dần từ 0 – 100kg N/ha, hiệu quả kinh tế của su hào tăng dần. Công thức 1 có hiệu quả kinh tế thấp nhất cho lãi suất 30 triệu đồng/ha. Công thức 5 có hiệu quả kinh tế cao nhất cho lãi suất 75,3 triệu đồng.
3.2.2 Ảnh hưởng của giống và lượng đạm bón đối với sinh trưởng, năng suất và chất lượng su hào vụđông năm 2014