So sánh sinh trưởng, năng suất và chất lượng một số giống su

Một phần của tài liệu xác định giống và lượng bón đạm thích hợp cho sản xuất su hào tại bắc ninh (Trang 49)

L ời cảm ơn

3.1.2 So sánh sinh trưởng, năng suất và chất lượng một số giống su

2014 ti Bc Ninh

3.1.2.1 Sinh trưởng của các giống su hào trong vđông 2014

Bảng 3.9. Một số chỉ tiêu sinh trưởng các giống su hào trong vụ đông 2014 Công thức Tỷ lệ này mầm (%) Từ ra lá thật- Trồng (ngày) Trồng- Thu hoạch củ (ngày) Số lá cuối cùng (lá/cây) Đường kính củ khi thu hoạch (cm) 1(Đ/C) 65 15 63 17,2 13,95 2 65 15 58 17 10,23 3 65 15 47 16,3 9,49 4 60 15 48 16,2 9,37 5 60 15 48 16,2 9,49 P <0,05 <0,01 CV (%) 1,6 1,2 LSD00,05 0,47 0,23

Cây su hào cũng như những cây trồng khác, để hoàn thành chu kỳ sống từ khi gieo hạt đến khi thu hoạch cây su hào cần phải trải qua các giai đoạn sinh trưởng nhất định phát triển thân lá, hình thành và phát triển củ. Tốc độ sinh trưởng của giai đoạn trước ảnh hưởng đến các giai đoạn sau, thời gian để hoàn thành mỗi giai đoạn dài hay ngắn phụ thuộc vào đặc trưng của từng giống và chịu tác động rất lớn của điều kiện ngoại cảnh. Việc hiểu biết về thời gian sinh trưởng của giống giúp ta có những biện pháp kỹ thuật tác động hợp lý nhằm thu lợi nhuận cao, cũng như bố trí phù hợp với thời vụ và cơ cấu luân canh cây trồng cho từng mùa vụở mỗi địa phương.

Qua bảng số liệu 3.9 ta thấy:

- Tỷ lệ nảy mầm của các giống có sự khác nhau trong đó giống được trồng ở công thức 1, công thức 2 và công thức 3 có tỷ lệ này mầm cao nhất (65%), giống được gieo ở công thức 4 và công thức 5 có tỷ lệ nảy mầm thấp hơn (60%).

- Thời gian trồng đến khi thu hoạch của các giống được trồng ở các công thức có sự khác nhau. Các giống được trồng ở các CT3, CT4, CT5 có thời gian từ khi trồng đến thu hoạch tương đương nhau từ 47-48 ngày. Giống được trồng ở công

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39 thức 2 có thời gian từ khi trồng đến thu hoạch dài hơn là 58 ngày. Giống đối chứng có thời gian từ khi trồng đến khi thu hoạch dài nhất 63 ngày.

- Số lá cuối cùng khi thu hoạch: Giống đối chứng có số lá cuối cùng nhiều nhất đạt 17,2 lá và tương đương giống được trồng ở công thức 2. Các giống được trồng ở công thức 3, công thức 4, công thức 5 có số lá ít hơn từ 16,2-16,3 lá/cây. Các giống su hào có số lá tương đương vụ thu đông

- Đường kính thân củ của các giống su hào khi thu hoạch: Các giống trồng ở các công thức 3(9,49cm), công thức 4(9,37cm), công thức 5 (9,49cm)có đường kính thân củ tương đương nhau và nhỏ hơn công thức đối chứng, giống trồng ở công thức đối chứng có đường kính thân củ lớn nhất đạt 13,95cm. Các giống tham gia thí nghiệm đều có đường kính thân củ vụ đông xuân lớn hơn vụ thu đông. Đặc biệt là giống đối chứng.

3.2.1.2. Tình hình sâu hi và t l nt c khi thu hoạch của các giống su hào

Bảng 3.10: Tình hình sâu hại và tỷ lệ nứt củ của các giống su hào vụ đông 2014

Công thức Sâu hại (con/cây) Tỷ lệ nứt củ (%)

1 (Đ/C) 1,4 6,7 2 1,3 6,7 3 1,5 0 4 1,5 0 5 1,5 0 * Mt độ sâu hi

Quá trình quan sát và theo dõi tình hình sâu bệnh hại su hào trong thí nghiệm thấy xuất hiện sâu tơ và sâu xanh vào đầu tháng 12, không xuất hiện loại bệnh hại nào. Kết quả về mật độ sâu hại su hào được trình bày tại Bảng 3.10.

Qua kết quả phân tích thống kê cho thấy, mật độ sâu hại/cây ở các giống khác nhau đều tương đương nhau. Mật độ sâu hại biến động từ 1,3 con/cây (CT2) đến 1,5 con/cây (CT3 và CT4). Như vậy, mật độ sâu/cây của su hào trong thí nghiệm là không lớn. Dựa vào ngưỡng kinh tế đối với sâu hại trên su hào trong giai đoạn này thì không cần thiết phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40

* T l nt c khi thu hoch

Độ nứt quả là một chỉ tiêu quan trọng đểđánh giá mẫu mã quả, đặc biệt có ý nghĩa thương mại. Nguyên nhân gây nứt quả là do các điều kiện canh tác, khí hậu như bón nhiều phân, tưới nước hay thay đổi đột ngột về nhiệt độ làm quả phát triển không đều hay quá nhanh. Đặc biệt su hào trồng vào vụ sớm hay gặp những cơn mưa to, dài ngày. Để hạn chế hiện tượng này chúng ta cần tưới nước vừa đủ trong giai đoạn cuối của su hào và đặc biệt cần phải lựa chọn được giống thích hợp có khả năng chịu được mưa, ngập nước.

Qua bảng 3.10 ta thấy giống đối chứng có tỷ lệ nứt củ tương đương giống được trồng ở công thức 2. Các giống trồng ở công thức 3, công thức 4, công thức 5 có không có hiện tượng nứt củ trong vụ này. Các giống trồng trong vụđông xuân có tỷ lệ củ bị nứt thấp hơn so với trồng trong vụ Thu đông.

3.2.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống su hào

Năng suất là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố trong suốt quá trình sống như sinh trưởng, phát triển, điều kiện ngoại cảnh, biện pháp kỹ thuật... trong đó giống cũng là yếu tố quyết định đến năng suất thông qua đặc tính của giống ảnh hưởng của nó đến các yếu tố cấu thành năng suất. Kết quả thu được về các yếu tố cầu thành năng suất và năng suất của su hào trong các điều kiện của thí nghiệm được trình bày tại bảng 3.11.

Bảng 3.11: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của su hào vụ đông 2014 Công thức Khối lượng /củ (g/c) Năng suất lý thuyết (tn/ha) Năng suất thực thu (tn/ha) Năng suất thương phẩm (tn/ha) 1 (Đ/C) 463 32,41 25,93 24,19 2 417 29,19 23,33 21,73 3 320 22,44 17,92 17,92 4 332 23,34 18,59 18,59 5 341 23,84 19,09 19,09 P <0,01 <0,01 <0,01 CV% 1,6 2,3 3,5 LSD0,05 9,9 10,2 10,7

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41

* Khi lượng trung bình/c

Khối lượng trung bình/củ của su hào ở các công thức biến thiên từ 289g/củđến 463g/củ. Qua kết quả thu được từ bảng 3.11 cho thấy giống đối chứng có Khối lượng trung bình 463g/củ và lớn hơn so với các giống khác tham gia thí nghiệm. Tiếp theo đến giống được trồng ở công thức 2 có khối lượng trung bình 417g/củ. Giống được trồng ở công thức 3 có trọng lượng trung bình 320g/củ nhỏ nhất. Nhận thấy các giống được trồng trong vụ đông có khối lượng trung bình lớn hơn so với trồng ở vụ thu đông.

* Năng sut lý thuyết

Năng suất lý thuyết phản ánh tiềm năng cho năng suất của các công thức trong thí nghiệm, dựa vào năng suất lý thuyết để ta tác động các biện pháp kỹ thuật sao cho năng suất thực thu gần với năng suất lý thuyết nhất.

Kết quả thu được về năng suất lý thuyết được phản ánh trong bảng 3.11 và cho thấy giống được trồng ở công thức đối chứng là giống có năng suất lý thuyết lớn nhất đạt 32,41 tấn/ha. Giống được trồng ở công thức 3 có năng suất lý thuyết thấp nhất chỉ đạt 22,44 tấn/ha.

* Năng sut thc thu

Đánh giá thực chất được năng suất của mỗi giống ở các công thức. Dựa vào năng suất thực thu người ta có thể nắm được tình hình sinh trưởng và phát triển của su hào trước khi cho thu hoạch.

Dựa vào bảng 3.11 ta thấy giống đối chứng có năng suất thực thu đạt 25,91 tấn/ha lớn hơn so với các giống còn lại. Giống được trồng ở công thức 3 có năng suất lý thuyết nhỏ nhất chỉđạt 17,92 tấn/ha.

* Năng sut thương phm

Dựa vào năng suất thương phẩm đánh giá hiệu quả kinh tế của các giống su hào. Giống đối chứng có năng suất thương phẩm lớn hơn các giống còn lại tham gia thí nghiệm đạt 24,19 tấn/ha.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42

3.2.1.4. Một số chỉ tiêu chất lượng củ của các giống su hào

Bảng 3.12: Một số chỉ tiêu chất lượng củ của các giống su hào vụ đông 2014 Công thức Màu sắc Độ Brix (%) Độ cứng thịt củ (kg/cm2) Vỏ củ Thịt củ bên ngoài Giữa củ 1 Xanh nhạt Trắng Trắng đục 2,8 10,2 2 Xanh nhạt Trắng Trắng 3,7 10,5 3 Xanh Trắng Trắng 4,8 11,9 4 Xanh Trắng Trắng 4,4 10,9 5 Xanh Trắng Trắng 4,5 9,8 P <0,01 <0,01 CV% 4,8 0,9 LSD0,05 0,35 0,17

* Độ Brix và độ cứng của củ của các giống su hào

Độ Brix là chỉ tiêu đánh giá chất lượng quả thông qua hàm lượng chất tan trong dịch quả. Quả có độ brix cao có độ ngọt và hàm lượng chất khô cao. Độ Brix là đặc trưng di truyền của giống nhưng cũng chịu ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện ngoại cảnh (cường độ ánh sáng, quang chu kỳ...) và chế độ chăm sóc (phân bón, nước tưới...).

Độ brix của các công thức trong thí nghiệm khá đồng đều, mức chênh lệch là không đáng kể dao động từ 2,8- 4,8%. Cao nhất là giống được trồng ở công thức 3 có độ Brix 4,8%, công thức 1 có độ Brix thấp nhất 2,8%.

Độ cứng thịt củ là yếu tốảnh hưởng đến yếu tố thương mại. Các giống tham gia thí nghiệm có độ cứng củ không chênh quá chênh lệch dạo động trong khoảng 9,8-11,9 kg/cm2. Giống được trồng ở công thức 3 có độ cứng lớn nhất 11,9 kg/cm2. Giống được trồng ở công thức 5 có độ cứng thịt củ nhỏ nhất 9,8 kg/cm2 .

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43

* Chất lượng củ của các giống su hào bằng đánh giá cảm quan

Màu sắc vỏ quả phản ánh thị hiếu người tiêu dùng và khả năng tiêu thụ của quả. Những giống có màu sắc vỏ quả thiên về màu xanh nhạt thường ít chiếm được vị trí cao trên thị trường và khả năng dự trữ thấp hơn so với những giống có màu thiên về màu xanh. Những giống có thịt củ trắng thưởng đường người tiêu dụng ưa chuộng hơn so với giống có thịt củ màu trắng đục do đánh giá của người tiêu dùng thì giống có thịt củ màu trắng ít xơ hơn giống có thịt củ màu trắng đục.

* Ảnh hưởng của thời gian bảo quản đến mức độ xơ hóa củ su hào ở các giống

Bảng 3.13: Ảnh hưởng của thời gian bảo quản đến mức độ xơ hóa củ su hào ở các giống vụ đông 2014

Công thức

Thời gian tính từ ngày được thu hoạch (ngày)

0 5 10 15 20 1 1,0 1,0 1,2 1,9 3 2 1,0 1,0 1,0 1,7 2,4 3 1,0 1,0 1,0 1,2 2,2 4 1,0 1,0 1,1 1,5 2,6 5 1,0 1,0 1,1 1,4 2,6

Ghi chú: 1: chưa b hóa xơ ; 2: hóa ít xơ; 3: hóa nhiu xơ.

Qua bảng số liệu 3.13 ta thấy: Các giống su hào tham gia thí nghiệm khi thu hoạch và để quá sau 5 ngày vẫn không hóa xơ. Để quá sau 10 ngày giống được trồng ở công thức 1 số ít củ bắt đầu có hiện tượng hóa xơ ít , các giống còn lại chưa có hiện tượng hóa xơ. Để quá sau 15 ngày giống được trồng ở công thức 1 và công thức 5 có hiện tượng hóa xơ ít, các công thức khác cũng bắt đầu có củ bị hóa xơ ít. Để quá 20 ngày giống trồng ở công thức 1 bị hóa xơ hoàn toàn. Các giống còn lại hóa xơ ít.

3.2.1.5. Sơ b hch toán hiu qu kinh tế

Trong mọi lĩnh vực sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, hiệu quả kinh tế là một yếu tố hàng đầu quyết định đến sự thành công của sản xuất. Người nông dân coi hiệu quả kinh tế quan trong hơn là chất lượng sản phẩm hay lợi ích của người tiêu dùng. Hiệu quả kinh tế của các giống su hào được thể hiện trong bảng 3.14.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44

Bảng 3.14: Hiệu quả kinh tế của các giống su hào trong các công thức thí nghiệm vụ đông 2014

CT Tổng thu (Nghìn Vnđ/ha) Tổng chi (Nghìn Vnđ/ha) Lãi suất (Nghìn Vnđ/ha) 1 145.140 99.525 45.615 2 130.380 99.525 30.855 3 107.520 99.525 7.995 4 111.540 99.525 12.015 5 114.540 99.525 15.015

Giá bán su hào ở thời điểm vụđông thấp hơn so với vụ thu đông chỉ ở mức 5000đ/ kg. Qua kết quả thu được ở bảng 3.14 thì giống được trồng ở công thức 1 có hiệu quả kinh tế cao nhất cho người trồng lãi hơn 45 triệu đồng/ha. Giống được trồng ở công thức 3 cho hiệu quả kinh tế thấp nhất lãi suất chỉ đạt hơn 7 triệu đồng/ha.

Một phần của tài liệu xác định giống và lượng bón đạm thích hợp cho sản xuất su hào tại bắc ninh (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)