Các chỉ tiêu sinh trưởng

Một phần của tài liệu xác định giống và lượng bón đạm thích hợp cho sản xuất su hào tại bắc ninh (Trang 34)

L ời cảm ơn

2.5.1. Các chỉ tiêu sinh trưởng

Đo 5 cây/3 lần nhắc lại/công thức (15 cây/công thức), đo 7 ngày/lần. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng:

- Thời gian từ gieo – mọc - Thời gian từ mọc – trồng.

- Thời gian từ trồng – hình thành củ. - Thời gian từ trồng – thu hoạch củ. - Tỷ lệ nảy mầm (%)

- Động thái ra lá của su hào (số lá) : Đếm số lá, lá được tính là lá khi có chiều dài đạt từ 2cm trở lên.

- Động thái tăng trưởng đường kính thân (củ) (cm): Đo 2 chiều vuông góc tại đoạn phình to nhất của thân (củ) rồi lấy số trung bình. Hàng bảo vệ CT2 CT1 CT4 CT5 CT3 CT5 CT3 CT1 CT2 CT4 CT4 CT5 CT2 CT3 CT1 Hàng bảo vệ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24

2.5.2. Tình hình sâu bnh

* Phương pháp điều tra sâu hại: Sâu hại được theo dõi thường xuyên, thấy xuất hiện loài sâu hại nào thì điều tra, theo dõi về loài đó. Sử dụng ngưỡng gây hại kinh tếđể có các biện pháp xử lý.

Áp dụng phương pháp 5 điểm trên đường chéo góc, mỗi điểm một cây, quan sát toàn bộ cây. Điều tra theo giai đoạn (khi thấy xuất hiện sâu điều tra 7 ngày/lần, và điều tra 5 cây/1 lần nhắc lại/công thức).

- Chỉ tiêu đánh giá:

Mật độ (con/cây) = Tổng số sâu theo dõi (con) Tổng số cây theo dõi (cây)

Theo dõi 1 s sâu bnh chính nh sâu tơ ( Plutella xylosella linnaeus), sâu xanh bướm trng…( Pieris rapae Linnaaeus)

* Tỷ lệ nứt củ:

Tỷ nứt củ (%) = Số củ bị nứt (củ)

Tổng số cây theo dõi (củ)

2.5.3. Các yêu t cu thành năng sut và năng sut

- Khối lượng trung bình/củ (g)

Cân khối lượng củ của 5 cây/1 lần nhắc lại/công thức.

Khối lượng củ (g) = Tổng khối lượng củ mẫu (g) Tổng số cây đem cân (cây) - Năng suất lý thuyết (NSLT):

NSLT (tấn/ha) = Khối lượng trung bình/củ x Mật độ cây/ha - Năng suất thực thu (NSTT):

Cân toàn bộ khối lượng củ trên/ô sau đó quy ra cho diện tích 1ha - Năng suất thương phẩm: NSTP= Năng suất thực thu (ha)x tỷ lệ củ nứt.

2.5.4. Ch tiêu cht lượng su hào

- Hàm lượng chất hòa tan (°Brix): đo bằng khúc xạ kế cầm tay.

- Độ cứng củ su hào (Kg/cm2): gọt bỏ lớp vỏ, đo bằng dụng cụđo cứng củ. Đo 3 củ/ lần nhắc lại, mỗi củđo 3 lần.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25 + Màu sắc thịt củ bên ngoài, giữa củ, màu sắc vỏ củ.

- Mức độ hóa xơ củ su hào: 3 ngày đánh giá 1 lần 5 củ đánh giá mức độ hóa xơ (già), đánh giá tối thiểu 3 lần, bắt đầu từ khi củ đẫy, màu xanh hoặc xanh trắng, đường kính củ≥10cm ở 3 mức khi cắt đôi củ: không hóa xơ, hóa xơ ít (đường kính phần xơ là ≤5cm), hóa xơ nhiều (đường kính phần xơ là >5cm)

- Dư lượng nitrate (NO3-) (mg/kg phần ăn được)

Sơ b hch toán kinh tế

Hiệu quả kinh tế = tổng thu - tổng chi.

- Tổng thu = Năng suất thương phẩm x giá su hào (tính theo giá thị trường tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh đầu tháng 11/2014 và đầu tháng 1/2015).

- Tổng chi = Công lao động + giống + dinh dưỡng + thuốc BVTV

2.5.5. Phương pháp x lý s liu

2.5.5.1. Phương pháp ly mu rau thương phm, phân tích hàm lượng các cht

Lấy mẫu theo đường chéo, thái nhỏđều các phần. Mẫu được phân tích trong vòng 12h sau lấy mẫu.

2.5.5.2. Phương pháp x lý s liu

- Số liệu được xử lý bằng chương trình IRRISTAT trên máy vi tính và phương pháp số học thông thường.

2.5.6. Quy trình k thut trng su hào

2.5.6.1. Làm đất, lên lung

Chọn chân đất cao, dễ thoát nước, đất được luân canh với các cây khác họ, có độ pH từ 5,5 - 6,5. Đất trồng phải đảm bảo tưới tiêu chủđộng.

Cày bừa kỹ, đập đất nhỏ, lên luống cao 0,3m, mặt luống rộng 1m.

2.5.6.2. Thi v trng

Trồng vụ thu đông vào đầu tháng 8 Trồng vụđông vào đầu tháng 11

2.5.6.3. Mt độ khong cách và k thut trng

Kỹ thuật trồng: chọn những cây có đủ tiêu chuẩn. Cây sinh trưởng khỏe, sạch sâu bệnh.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26 Dùng dầm hoặc cuốc bổ hốc, bón lót rồi đặt cây vào theo thế tự nhiên của cây. Trên một luống trồng 3 hàng, sắp xếp theo kiểu nanh sấu. Khi trồng nếu thấy rễ cái của cây giống dài có thể cắt bớt để trồng cho mau ra rễ mới.

Khoảng cách trồng: 30 x 35cm (70.000 cây/ha)

2.5.6.4. Phân bón

Phân chuồng hoai mục 20 tấn + 70kg đạm+ Super Lân 75kg + kali 70kg - Bón lót: Bón toàn bộ phân hữu cơ và lân, 30% kali và 15% đạm. Bón theo hốc. - Bón thúc:

+ Bón thúc lần 1: Thời kỳ hồi xanh, sau trồng 8 ngày, bón 15% kali và 20% đạm, hòa tưới vào gốc kết hợp với làm cỏ vét rãnh.

+ Bón thúc lần 2: Sau trồng 23 ngày bón 20% kali và 30% phân đạm. Bón cách gốc 20cm kết hớp xới xáo, làm cỏ, lấp phân.

+ Bón thúc lần 3: sau trồng 35 ngày bón nốt lượng phân còn lại. Có thể bón vào đất hoặc hòa tước tùy vào điều kiện thời tiết và đất.

Trước thu hoạch 15 - 20 ngày ngừng bón phân đạm.

Có thể dùng phân bón lá phun đều cho cây vào 3 đợt nằm trong khoảng giữa thời gian bón phân trên.

2.5.6.5 Tưới nước, chăm sóc

Không dùng nước bẩn, ao tù, nước thải. Cây su hào có bộ rễăn nông nên rất cần nước, vì vậy sau khi trồng cần tưới đủẩm mỗi ngày một lần, khi cây hồi xanh 2 -3 ngày tưới một lần. Có thể tưới tràn vào rãnh cho cây, khi cây đủẩm phải tháo hết nước ngày. Nên kết hợp tưới nước với các lần bón phân vô cơ. Cần xới xáo, vun gốc được 2 - 3 lần. Thường xuyên nhặt sạch cỏ dại, loại bỏ lá vàng, lá sâu bệnh.

2.5.6.6. Phòng tr sâu bnh

Đối với su hào, một số loại sâu bệnh thường gặp là: sâu tơ, sâu xanh bướm trắng, bệnh thối nhũn do vi khuẩn.

Cần áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp cho cây, thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, nên có chế độ luân canh hợp lý: Cày lật đất sớm để có thời gian phơi ải để diệt nguồn sau non, nhộng của sâu khoang, sâu xám, sâu xanh…, thường xuyên theo dõi, phát hiện sâu bệnh và phòng trừ kịp thời.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27 Từ 15 - 20 ngày sau trồng, nếu có sâu tơ tuổi 1- 2, cần phun 1 - 2 lần thuốc BT. Nếu sâu bệnh phát triển thành dịch, có thể dùng các loại thuốc hóa học cho phép để phòng trừ và sử dụng theo đúng chỉ dẫn của nhãn thuốc. Phun kỹướt đều 2 mặt lá. Thời gian cách ly thuốc trước thu hoạch 10 - 15 ngày.

* Ngưỡng gây hại kinh tế của sâu hại trên cây su hào

+ Thời kỳ cây con (từ lúc trồng đến khoảng 20 ngày sau trồng): 0,5 - 1 con/cây (sâu nhỏ tuổi 1 - 2).

+ Thời kỳ cây lớn (sau trồng 20 - 50 ngày sau trồng): 2 - 10 con/cây (sâu nhỏ tuổi 1 -2).

+ Thời kỳ trưởng thành (sau trồng 50 ngày): > 10 con/cây (sâu nhỏ tuổi 1 - 2).

2.5.6.7. Thu hoch và bo qun

Căn cứ vào thời gian sinh trưởng của từng giống, từng thời vụ. Theo dõi sinh trưởng lá non, sự hình thành của củ đểđịnh thời gian thu hoạch. Khi thấy mắt củđã bằng, lá non ngừng sinh trưởng thì thu củ. Củ khi thu hoạch không có xơ, không bị sâu bệnh, da phẳng, không dập, không nứt, mặt củ có nhiều phấn thường là củ non. Khi nhổ chỉ cần nắm phần lá trên, tỉa bỏ lá già, chỉđể lại 2 - 3 lá. Cầm nhẹ nhàng, su hào mất phấn sẽ giảm giá trị hàng hóa.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1 So sánh sinh trưởng, năng suất và chất lượng một số giống su hào

3.1.1 So sánh sinh trưởng, năng sut và cht lượng mt s ging su hào v thu

đông 2014 ti Bc Ninh

Cây su hào là cây ưa khí hậu mát lạnh, có thể chịu được rét, nhưng không chịu được nhiệt độ cao. Nhiệt độ cao, cùng với nhiệt độ khô hạn làm cho cây còi cọc, củ nhỏ, nhiều xơ, chất lượng giảm, năng suất thấp. Su hào là cây ưa ẩm không chịu được khô hạn, cũng không chịu được ngập úng. (Tạ Thu Cúc, 2007) . Su hào trồng vụ sớm ở Bắc Ninh thường gặp nhiệt độ cao và mưa lớn làm ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển và năng suất, chất lượng sau này của cây. Vì vậy cần phải lựa chọn giống su hào thích hợp và công thức bón phân hợp lý cho năng suất và chất lượng tốt nhất phù hợp với điều kiện của vụ sớm.

3.1.1.1 Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các giống su hào v thu đông 2014

Bảng 3.1 Thời gian qua các giai đoạn của các giống su hào vụ thu đông 2014 Công Công thức Tỷ lệ hạt này mầm (%) Từ gieo- nảy mầm (ngày) Từ nảy mầm - ra lá thật (ngày) Từ ra lá thật - trồng (ngày) Từ trồng - hình thành củ (ngày) Trồng- Thu hoạch củ (ngày) 1 70 3 8 11 14 61 2 75 3 7 11 14 57 3 65 4 7 10 13 47 4 70 3 7 11 14 47 5 75 3 7 11 14 48

Cây su hào cũng như những cây trồng khác, để hoàn thành chu kỳ sống từ khi gieo hạt đến khi thu hoạch cây su hào cần phải trải qua các giai đoạn sinh trưởng nhất định phát triển thân lá, hình thành và phát triển củ. Tốc độ sinh trưởng của giai đoạn trước ảnh hưởng đến các giai đoạn sau, thời gian để hoàn thành mỗi giai đoạn dài hay ngắn phụ thuộc vào đặc trưng của từng giống và chịu tác động rất lớn của điều kiện ngoại cảnh. Việc hiểu biết về thời gian sinh trưởng của giống giúp ta có những biện

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29 pháp kỹ thuật tác động hợp lý nhằm thu lợi nhuận cao, cũng như bố trí phù hợp với thời vụ và cơ cấu luân canh cây trồng cho từng mùa vụở mỗi địa phương.

Qua bảng số liệu 3.1 ta thấy:

- Tỷ lệ nảy mầm của các giống có sự khác nhau trong đó giống được trồng ở công thức 2 và công thức 5 có tỷ lệ này mầm cao nhất (75%), giống được trồng ở CT3 có tỷ lệ nảy mầm thấp nhất (65%).

- Thời gian từ khi bắt đầu ra lá thật đến khi cây có thể trồng của các giống được trồng ở các công thức là tương đương nhau 10-11 ngày.

- Thời gian trồng đến khi thu hoạch của các giống được trồng ở các công thức có sự khác nhau. Các giống được trồng ở các công thức đều có thời gian từ khi thu hoạch đến trồng ngắn hơn so với giống đối chứng. Các giống được trồng ở các CT3, CT4, CT5 có thời gian từ khi trồng đến thu hoạch tương đương nhau từ 47-48 ngày. Giống được trồng ở công thức 2 có thời gian từ khi trồng đến thu hoạch dài hơn là 57 ngày.

Giống được trồng ở công thức 1 là giống dài ngày hơn các giống tham gia thí nghiệm vì vậy cần lưu ý để phải bố trí thời vụ thích hợp.

3.1.1.2 Động thái ra lá ca các ging su hào

Bộ lá có vai trò quan trọng trong việc duy trì các hoạt động sống của cây cũng như việc tạo ra năng suất cho cây trồng. Số lá ít sẽảnh hưởng tiêu cực đến khả năng quang hợp của cây, củ nhỏ, năng suất và phẩm chất thấp. Lá còn có vai trò hạn chế được sương muối cũng như ánh nắng mặt trời từ đó hạn chế hiện tượng củ nứt. Nhưng nếu số lá quá nhiều, rậm rạp sẽ che khuất lẫn nhau dẫn đến làm giảm hiệu suất quang hợp của quần thể đồng thời là điều kiện cho sâu bệnh phát sinh và gây hại nặng.

Số lá trên cây phản ánh đặc tính di truyền của giống, đồng thời quá trình hình thành lá còn chịu ảnh hưởng lớn của các điều kiện khác như: nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, dinh dưỡng, biện pháp canh tác, sâu bệnh hại…

Kết quả về động thái ra lá của các giống su hào được trồng ở các công thức thu được trong quá trình quan sát và theo dõi được phản ánh qua bảng 3.2

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30

Bảng 3.2: Động thái ra lá của các giống su hào vụ thu đông 2014

Đơn v tính: lá/cây Công thức Ngày sau trồng 8 15 22 29 36 43 Số lá cuối cùng 1 (Đ/C) 5,07 7,53 9,13 10,6 11,6 12,7 16,8 2 5 7,47 9,47 11,13 12,5 14,87 17,2 3 5,13 7,6 9,53 11,33 12,6 14,87 16,7 4 5,07 7,53 9,53 11,2 12,7 14,87 16,5 5 5,07 7,4 9,4 11,2 12,6 14,7 16,4 P <0,01 <0,01 <0,01 <0,01 CV(%) 1,7 1,4 1,6 1,2 LSD0,05 0,35 0,31 0,42 0,38

Kết quả thu được về động thái ra lá của các giống su hào được trồng ở các công thức trong bảng 3.2 cho thấy, số lá su hào tăng dần theo thời gian sinh trưởng.

- Thời điểm sau 8, 15, 22 ngày trồng số lá của các giống tương đương nhau. Các giống khác nhau chưa có sự khác nhau vềđộng thái ra lá trong các thời điểm này.

- Sau 29 ngày trồng: Số lá ở các công thức nhiều hơn số lá ở công thức đối chứng, công thức 3 có số lá nhiều nhất 11,33 lá. Công thức 4 và công thức 5 có số lá tương đương nhau 11,2 lá.

- Sau 36 ngày trồng: Các giống được trồng ở các công thức còn có số lá tương đương nhau công thức 2(12,5), công thức 3(12,6), công thức 4 (12,7), công thức 5 (12,6) và nhiều hơn công thức đối chứng (11,6 lá).

- Sau 43 ngày trồng: Số lá của các giống su hào ở các công thức nằm trong khoảng từ 12,7-14,87 lá. Trong đó công thức đối chứng có số lá ít nhất 12,7 lá, các công thức 2, công thức 3 và công thức 4 có số lá lớn nhất và tương đương nhau 14,87 lá. Giống được trồng ở công thức đối chứng có động thái ra lá chậm hơn các giống khác tham gia thí nghiệm.

- Số lá cuối cùng khi thu hoạch: Các giống su hào trồng ở các công thức có thời gian sinh trưởng khác nhau nhưng khi thu hoạch có số lá tương đương nhau nằm trong khoảng từ 16,4- 17,2 lá.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31

3.1.1.3. Đông thái tăng đường kính thân (c) ca su hào

Su hào là cây có thân củ, thân (củ) là sản phẩm thu hoạch chính. Do đó, đường kính thân là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh tính hình sinh trưởng, phát triển của su hào. Nó có tương quan chặt chẽđến các yếu tố câu thành năng suất và năng suất của su hào. Đường kính thân (củ) chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố trong đó có yếu tốđặc tính giống.

Bảng 3.3: Động thái tăng đường kính thân (củ) của các giống su hào vụ thu đông 2014 Đơn v tính: cm Công thức Ngày sau trồng 15 22 29 36 Cuối cùng 1 (Đ/C) 1,14 3,43 4,18 5,23 12,32 2 1,14 3,4 4,57 6,27 12,43 3 1,13 3,4 4,34 6,44 9 4 1,14 3,45 4,57 6,35 9 5 1,15 3,45 4,59 6,12 9,06 P <0,01 CV(%) 1,5 LSD0,05 0,28

Qua bảng số liệu và kết quả phân tích thống kê trong bảng 3.3 chúng ta thấy rằng, đường kính thân su hào ở các công thức tăng dần theo thời gian sinh trưởng. Đường kính của củ su hào lúc thu hoạch có sự khác nhau giữa các công thức:

- Giai đoạn sau 22 ngày trồng sự khác nhau về đường kính thân ở các giống không có ý nghĩa. Ở giai đoạn 15 ngày sau trồng đường kính thân của các giống su hào ở mức 1,13- 1,15 cm. Ở giai đoạn 22 ngày sau trồng đường kính thân củ su hào

Một phần của tài liệu xác định giống và lượng bón đạm thích hợp cho sản xuất su hào tại bắc ninh (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)