L ời cảm ơn
2.5.6. Quy trình kỹ thuật trồng su hào
2.5.6.1. Làm đất, lên luống
Chọn chân đất cao, dễ thoát nước, đất được luân canh với các cây khác họ, có độ pH từ 5,5 - 6,5. Đất trồng phải đảm bảo tưới tiêu chủđộng.
Cày bừa kỹ, đập đất nhỏ, lên luống cao 0,3m, mặt luống rộng 1m.
2.5.6.2. Thời vụ trồng
Trồng vụ thu đông vào đầu tháng 8 Trồng vụđông vào đầu tháng 11
2.5.6.3. Mật độ khoảng cách và kỹ thuật trồng
Kỹ thuật trồng: chọn những cây có đủ tiêu chuẩn. Cây sinh trưởng khỏe, sạch sâu bệnh.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26 Dùng dầm hoặc cuốc bổ hốc, bón lót rồi đặt cây vào theo thế tự nhiên của cây. Trên một luống trồng 3 hàng, sắp xếp theo kiểu nanh sấu. Khi trồng nếu thấy rễ cái của cây giống dài có thể cắt bớt để trồng cho mau ra rễ mới.
Khoảng cách trồng: 30 x 35cm (70.000 cây/ha)
2.5.6.4. Phân bón
Phân chuồng hoai mục 20 tấn + 70kg đạm+ Super Lân 75kg + kali 70kg - Bón lót: Bón toàn bộ phân hữu cơ và lân, 30% kali và 15% đạm. Bón theo hốc. - Bón thúc:
+ Bón thúc lần 1: Thời kỳ hồi xanh, sau trồng 8 ngày, bón 15% kali và 20% đạm, hòa tưới vào gốc kết hợp với làm cỏ vét rãnh.
+ Bón thúc lần 2: Sau trồng 23 ngày bón 20% kali và 30% phân đạm. Bón cách gốc 20cm kết hớp xới xáo, làm cỏ, lấp phân.
+ Bón thúc lần 3: sau trồng 35 ngày bón nốt lượng phân còn lại. Có thể bón vào đất hoặc hòa tước tùy vào điều kiện thời tiết và đất.
Trước thu hoạch 15 - 20 ngày ngừng bón phân đạm.
Có thể dùng phân bón lá phun đều cho cây vào 3 đợt nằm trong khoảng giữa thời gian bón phân trên.
2.5.6.5 Tưới nước, chăm sóc
Không dùng nước bẩn, ao tù, nước thải. Cây su hào có bộ rễăn nông nên rất cần nước, vì vậy sau khi trồng cần tưới đủẩm mỗi ngày một lần, khi cây hồi xanh 2 -3 ngày tưới một lần. Có thể tưới tràn vào rãnh cho cây, khi cây đủẩm phải tháo hết nước ngày. Nên kết hợp tưới nước với các lần bón phân vô cơ. Cần xới xáo, vun gốc được 2 - 3 lần. Thường xuyên nhặt sạch cỏ dại, loại bỏ lá vàng, lá sâu bệnh.
2.5.6.6. Phòng trừ sâu bệnh
Đối với su hào, một số loại sâu bệnh thường gặp là: sâu tơ, sâu xanh bướm trắng, bệnh thối nhũn do vi khuẩn.
Cần áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp cho cây, thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, nên có chế độ luân canh hợp lý: Cày lật đất sớm để có thời gian phơi ải để diệt nguồn sau non, nhộng của sâu khoang, sâu xám, sâu xanh…, thường xuyên theo dõi, phát hiện sâu bệnh và phòng trừ kịp thời.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27 Từ 15 - 20 ngày sau trồng, nếu có sâu tơ tuổi 1- 2, cần phun 1 - 2 lần thuốc BT. Nếu sâu bệnh phát triển thành dịch, có thể dùng các loại thuốc hóa học cho phép để phòng trừ và sử dụng theo đúng chỉ dẫn của nhãn thuốc. Phun kỹướt đều 2 mặt lá. Thời gian cách ly thuốc trước thu hoạch 10 - 15 ngày.
* Ngưỡng gây hại kinh tế của sâu hại trên cây su hào
+ Thời kỳ cây con (từ lúc trồng đến khoảng 20 ngày sau trồng): 0,5 - 1 con/cây (sâu nhỏ tuổi 1 - 2).
+ Thời kỳ cây lớn (sau trồng 20 - 50 ngày sau trồng): 2 - 10 con/cây (sâu nhỏ tuổi 1 -2).
+ Thời kỳ trưởng thành (sau trồng 50 ngày): > 10 con/cây (sâu nhỏ tuổi 1 - 2).
2.5.6.7. Thu hoạch và bảo quản
Căn cứ vào thời gian sinh trưởng của từng giống, từng thời vụ. Theo dõi sinh trưởng lá non, sự hình thành của củ đểđịnh thời gian thu hoạch. Khi thấy mắt củđã bằng, lá non ngừng sinh trưởng thì thu củ. Củ khi thu hoạch không có xơ, không bị sâu bệnh, da phẳng, không dập, không nứt, mặt củ có nhiều phấn thường là củ non. Khi nhổ chỉ cần nắm phần lá trên, tỉa bỏ lá già, chỉđể lại 2 - 3 lá. Cầm nhẹ nhàng, su hào mất phấn sẽ giảm giá trị hàng hóa.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN