3. Phƣơng pháp sửa lỗi phát âm các thành phần của âm tiết tiếng Việt
3.1.2. Cách tạo âm đúng
Phụ âm /b/
- Hai môi chạm vào nhau.
- Không để hơi thoát lên mũi và phải giữ hơi trong khoang miệng, bằng cách tạo những âm “bập bập”.
- Sau đó mở miệng và bật mạnh hơi để phát ra tiếng.
Phụ âm /m/
- Hai môi chạm nhẹ vào nhau.
- Để hơi thoát lên mũi bằng cách tạo thành những âm “ừm ừm”. - Mở miệng phát ra tiếng.
Phụ âm /v/
- Răng cắn nhẹ vào môi dƣới.
- Tạo thành những âm tƣơng tự nhƣ âm “vừ vừ”.
- Há miệng phát ra tiếng, không để môi trên chạm vào môi dƣới.
Phụ âm /f/
- Răng cắn nhẹ vào môi dƣới
- Tạo thành những âm “phì…ì…ì” kéo dài.
- Há miệng và bật mạnh phát tiếng, không để môi trên chạm vào môi dƣới. Trong lúc phát âm phải liền hơi, không ngắt quãng.
Phụ âm /t/
- Đặt đầu lƣỡi giữa hai răng - Tạo thành âm “tật tật”
- Há miệng bật mạnh ra. Không để hơi thoát lên mũi để tạo nên một khoang miệng kín thì lúc bật hơi với mạnh để phát âm đúng.
82
Phụ âm /th/
- Đặt đầu lƣỡi giữa hai răng - Giữ hơi trong khoang miệng
- Thở mạnh hơi đó ra ngoài để tạo âm. Với âm này, chúng ta phải tạo ra những âm thì có cƣờng độ âm nhỏ trƣớc, sau đó mới phát ra tiếng. Để biết đƣợc trẻ có thở mạnh hơi ra không chúng ta có thể dùng bông hoặc dùng gƣơng để ngay trƣớc miệng trẻ để kiểm tra.
Phụ âm /z/
- Hai răng cắn nhẹ vào nhau, không đẩy lƣỡi ra ngoài răng. - Tạo thành những âm “gì..ì…ì” kéo dài
- Há miệng và phát âm nhẹ. Trong lúc tạo thành âm, hơi phải liền mạch, không ngắt quãng.
Phụ âm /k/
- Há miệng vừa phải.
- Tạo thành âm “ngừ” hoặc “khừ” để cho gốc lƣỡi có thể chạm lên vòm miệng.
- Bật mạch gốc lƣỡi xuống và phát âm, nhƣng trong quá trình phát âm giữa âm “ngừ” hoặc “khừ” chúng ta phải ngắt quãng luồng hơi để lấy đà phát âm.
Phụ âm /γ/
- Há miệng vừa phải
- Tạo thành âm “gừ…gừ” kéo dài giúp gốc lƣỡi của trẻ chạm nhẹ lên vòm miệng. Chúng ta có thể kiểm tra bằng cách đặt tay vào cổ thấy có sự rung nhẹ.
- Há miệng to hơn để tạo âm. Luồng hơi phải liền mạch, không ngắt quãng.
83
Phụ âm /h/
- Há miệng
- Đẩy hơi qua miệng. Chúng ta có thể kiểm tra bằng cách đặt tay trƣớc miệng trẻ.
- Phát ra tiếng. Trong quá trình đẩy hơi qua miệng và tạo âm phải liền mạch, không ngắt quãng.
Phụ âm /l/
- Đầu lƣỡi chạm nhẹ lên vòm miệng
- Tạo thành những âm “lừ” và hơi không đƣợc đƣa lên mũi. - Đẩy nhẹ lƣỡi từ vòm miệng ra ngoài để tạo âm.
Phụ âm /s/
- Hai hàm răng cắn nhẹ vào nhau - Tạo thành âm “xì” kéo dài
- Há miệng và phát âm. Trong lúc phát âm luồng hơi phải liền mạch, không ngắt quãng.
Phụ âm /n/
- Đầu lƣỡi chạm nhẹ vào chân răng trên.
- Đẩy hơi thoát lên mũi bằng cách tạo thành âm “ừ”. Chúng ta có thể kiểm tra bằng cách sờ tay lên cánh mũi để cảm nhận sự rung trên cánh mũi.
- Bật lƣỡi và phát âm.
Phụ âm /c/
- Hai răng cắn nhẹ vào nhau. - Tạo thành âm “xịt”.
- Mặt lƣỡi chạm lên vòm miệng và đầu lƣỡi chạm nhẹ vào răng dƣới. - Giữ hơi trong khoang miệng.
84
Phụ âm /χ/
- Gốc lƣỡi chạm nhẹn lên vòm miệng. - Tạo thành những âm “khừ” trong miệng.
- Bật hơi và phát âm. Trong quá trình bật hơi phát thành tiếng thì âm “khừ” kéo dài liền với việc phát âm, không đƣợc ngắt quãng.
Phụ âm /d/
- Đầu lƣỡi chạm nhẹ vào chân răng trên - Tạo thành âm “đật đật”.
- Đẩy nhẹ lƣỡi vào chân răng dƣới sau đó đẩy lƣỡi xuống và phát tiếng.
- Chúng ta có thể kiểm tra bằng cách đặt tay xuống cổ và có thấy sự rung nhẹ.
Phụ âm /ŋ/
- Há miệng vừa phải.
- Tạo thành âm “ngừ” trong miệng để cho gốc lƣỡi đƣợc chạm lên vòm miệng.
- Hơi đẩy lên mũi.
- Bật mạnh gốc lƣỡi và phát âm.
- Ở phụ âm /ŋ/ này chúng ta có thể dùng các công cụ hỗ trợ que đè lƣỡi và gƣơng để giúp trẻ không đẩy đầu lƣỡi khi phát âm và nhìn rõ khoang miệng của mình.
Phụ âm /ɲ/
- Cắn nhẹ hai hàm răng vào nhau
- Đầu lƣỡi chạm nhẹ vào hàm răng dƣới, mặt lƣỡi chạm lên vòm miệng.
- Tạo thành âm “nhừ”.
85