3. Phƣơng pháp sửa lỗi phát âm các thành phần của âm tiết tiếng Việt
3.2.2. Phương pháp sửa lỗi phát âm âm chính
3.2.2.1. Phương pháp sửa
Âm chính của âm tiết tiếng Việt do nguyên âm gồm: nguyên âm đơn và nguyên âm đôi đảm nhiệm. Qua bảng thống kê lỗi ở chƣơng II, chúng tôi không gặp trẻ phát âm sai nguyên âm đơn và chỉ thấy trẻ phát âm sai ở nguyên âm đôi. Do vậy, chúng tôi tiến hành sửa lỗi phát âm nguyên âm đôi.
Nhƣ bảng thống kê phần phân loại lỗi phát âm nguyên âm đôi ở chƣơng II, chúng tôi thấy rằng, nguyên âm đôi bị phát âm sai thành nguyên âm đơn. Nhƣng nguyên âm đơn đó nằm trong bộ của nguyên âm đôi đó chứ không phải là một nguyên âm đơn khác không thuộc nguyên âm đôi đó. Ví dụ, /uo/ phát âm thành /u/ hoặc /o/ chứ không phải là thành /a/ hay /i/ hay một nguyên âm khác. Nhƣ vậy, từ đó cho ta có hai bƣớc cơ sở giúp chúng tôi tìm ra cách sửa nguyên âm đôi:
- Thứ nhất, để sửa nguyên âm đôi thì chúng tôi đi từ hai nguyên âm đơn thuộc bộ nguyên âm đôi đó. Tức là tách đôi thành hai nguyên âm đơn.
86
Mặc dù nguyên âm đôi bao gồm hai nguyên âm đơn đứng cạnh nhau nhƣng chỉ tạo ra một đơn vị âm vị học, tức là về mặt thời gian thì không thể tách đôi ra đƣợc. Nhƣng trên thực tế trẻ lại chỉ phát âm thành một nguyên âm đơn do đó chúng tôi mới tìm cách sửa lỗi phát âm nguyên âm đôi tách thành hai nguyên âm đơn.
- Thứ hai, Từ những điều trên, sau đó chúng tôi dựa vào những nét khu biệt về định vị và âm lƣợng của nguyên âm đơn bị “thiếu” trong nguyên âm đôi đó để tập phát âm cho trẻ. Cách này giúp trẻ dễ dàng tập luyện bởi từng nguyên âm đơn trẻ không hề có phát âm sai, nhƣng khi phát âm nguyên âm đôi thì trẻ lại bị phát âm sai theo cách thiếu mất một nguyên âm.
Để giúp trẻ đƣợc trị liệu có hiệu quả theo phƣơng pháp trên chúng tôi đã dựa vào trƣờng độ âm thanh. Nhƣ chúng ta biết, sự khác nhau giữa độ dài của các âm thanh giúp ta phân biệt chúng. Nguyên âm có khuynh hƣớng dài hơn các phụ âm, và nguyên âm đôi dài hơn nguyên âm đơn (Daniel Ling. Foundations of spoken language for hearing impaired childen.Tr. 27). Do đó, để phát âm đƣợc nguyên âm đôi thì chúng tôi đã kéo dài nguyên âm đôi đó ra nhƣng không đƣợc ngắt quãng giữa hai nguyên âm đơn, kết hợp với việc làm nổi bật âm (hightly acoustic) vào nguyên âm đơn mà trẻ bị thiếu giúp trẻ nhận diện rõ hơn. Ví dụ khi sửa nguyên âm đôi /uo/ mà trẻ phát âm thành /u/ thì khi phát âm chúng tôi kéo dài /uo/ (nhƣng /u/ kéo dài hơn /o/) và nhấn mạnh vào âm /u/ hơn âm /o/ khi phát âm.
Ngoài ra, chúng tôi sử dụng cử động ngón tay để giúp trẻ hiểu rõ hơn về độ dài âm thanh.
Khi sửa các nguyên âm đôi, thì chúng tôi sửa nguyên âm đôi đó kết hợp với âm cuối zero trƣớc, sau đó kết hợp với hai bán nguyên âm cuối và cuối cùng mới đến các phụ âm cuối. Đối với phụ âm cuối thì chúng tôi kết
87
với với âm cuối /ŋ/ là cuối cùng vì phƣơng thức vang mũi ở phụ âm cuối này trẻ khó thực hiện nhất.
3.2.2.2. Cách tạo âm đúng
Âm chính /ie/
- Miệng há nhỏ tạo âm /i/ trƣớc và kéo dài âm này.
- Sau đó phát âm âm /e/ ở đằng sau và miệng mở rộng dần dần.
Yếu tố đầu đƣợc nhấn mạnh và kéo dài hơn yếu tố sau và để trẻ nhìn sự thay đổi về độ mở của miệng.
Âm chính /ɯə/
- Miệng mở vừa tạo âm /ɯ/ trƣớc và kéo dài âm này.
- Sau đó phát âm âm /ə/ đằng sau và miệng mở rộng dần dần.
Yếu tố đầu đƣợc nhấn mạnh và kéo dài hơn yếu tố sau và để trẻ nhìn sự thay đổi về độ mở của miệng.
Âm chính /uo/
- Mở miệng nhỏ tạo âm /u/ trƣớc và kéo dài âm này.
- Sau đó phát âm âm /o/ đằng sau và miệng mở rộng từ từ.
Yếu tố đầu đƣợc nhấn mạnh và kéo dài hơn yếu tố sau và để trẻ nhìn sự thay đổi về độ mở của miệng.