3. Phƣơng pháp sửa lỗi phát âm các thành phần của âm tiết tiếng Việt
3.2.3. Phương pháp sửa lỗi phát âm âm cuối
3.2.3.1. Phương pháp sửa
Để sửa âm cuối chúng tôi cũng hoàn toàn dựa vào phƣơng thức cấu âm và trị trí cấu âm của các âm cuối để sửa lỗi phát âm. Để trẻ đặt đúng vị trí và phƣơng thức cấu âm của các phụ âm cuối này, chúng tôi cũng sử sụng phƣơng pháp “nhìn” và “tiếp xúc” giống nhƣ với các phụ âm đầu. Ngoài ra chúng tôi còn hỗ trợ thêm các yếu tố khách quan nhƣ gƣơng, que đè lƣỡi,…
88
Đối với âm cuối, bán nguyên âm cuối và phụ âm vang chúng tôi sử dụng trƣờng độ, tức là kéo dài âm. Còn các phụ âm tắc thì chúng tôi kết thúc âm với trƣờng độ ngắn, và đặc biệt với những phụ âm tắc kết hợp cùng với thanh điệu sắc và nặng thì cộng thêm cƣờng độ mạnh hơn.
3.2.3.2. Cách tạo âm đúng
Bán nguyên âm cuối /-ṷ/
- Sau khi kết thúc âm tiết tròn môi lại. - Kéo dài việc tròn môi và phát âm rõ /-ṷ/
Bán nguyên âm cuối /-ḭ/
- Sau khi kết thúc miệng hẹp lại và hai hàm răng gần chạm nhẹ vào nhau.
- Kéo dài cử động hẹp của miệng và phát âm rõ /-ḭ/
Phụ âm cuối /-m/
- Sau khi kết thúc âm tiết hai môi chạm vào nhau. - Hơi đƣa lên mũi.
Phụ âm cuối /-n/
- Sau khi kết thúc âm tiết đầu lƣỡi đẩy ra ngoài. - Hai hàm răng cắn nhẹ vào đầu lƣỡi đƣợc đẩy ra đó. - Kéo dài âm tiết để tạo độ vang.
Phụ âm cuối /-ŋ/
- Sau khi kết thúc âm tiết miệng há to, lƣỡi không đƣợc đẩy lên trên vòm miệng (có thể dùng que đè lƣỡi và gƣơng để hỗ trợ).
- Hơi đƣa lên mũi và kéo dài âm tiết để tạo độ vang.
Phụ âm cuối /-p/
- Sau khi kết thúc âm tiết thì hai môi chạm nhau. - Không đƣợc kéo dài âm tiết trong lúc phát âm.
89
Phụ âm cuối /-t/
- Sau khi kết thúc âm tiết lƣỡi đẩy ra ngoài.
- Hai hàm răng cắn nhẹ vào đầu lƣỡi đƣợc đẩy ra ngoài đó. - Không đƣợc kéo dài âm tiết trong lúc phát âm.
Phụ âm cuối /-k/
- Sau khi phát âm xong miệc phải há to, không đƣợc đẩy lƣỡi lên trên vòm miệng (có thể dùng que đè lƣỡi hoặc gƣơng để hỗ trợ).
- Không kéo dài âm tiết trong lúc phát âm.