Lỗi phát âm của thanh nặng

Một phần của tài liệu Lỗi phát âm các thành phần âm tiết tiếng Việt của trẻ em dưới 16 tuổi tại Bệnh viện Nhi Trung Ương (Trang 71)

3. Lỗi phát âm của thanh điệu

3.6.Lỗi phát âm của thanh nặng

Tổng bệnh nhân 73 100%

Phát âm đúng 71 90,3%

Phát âm sai Phát âm thành thanh sắc 2 2,7%

Qua bảng thống kê trên chúng tôi thấy:

- Trẻ phát âm đúng thanh nặng chiếm 90,3% và trẻ phát âm sai thanh điệu này chiếm 2,7%. Nhƣ vậy, ít trẻ phát âm sai thanh nặng.

- Trẻ phát âm sai thanh nặng theo một cách là chuyển sang thanh sắc.

3.7. Nhận xét

Từ việc thống kê và khảo sát trên 73 trẻ đã đến khám tại bệnh viện Nhi Trung Ƣơng, chúng tôi có những nhận xét sau:

- Trong sáu thanh điệu, trẻ thƣờng mắc lỗi sai trong phát âm ở hai thanh điệu là thanh hỏi và thanh ngã. Trong đó, thanh ngã bị trẻ phát âm sai nhiều hơn. Ba thanh điệu: thanh huyền, thanh sắc và thanh nặng trẻ ít phát âm sai. Còn thanh không dấu chúng tôi không tìm thấy trẻ có phát âm sai.

- Trẻ phát âm sai âm thanh điệu theo cách: chuyển thành một thanh điệu khác, có đƣờng nét đơn giản hơn thanh điệu phải phát âm. Tiêu biểu là hai thanh điệu: thanh hỏi và thanh ngã. Nhƣ chúng ta biết hai thanh hỏi và

66

ngã là những thanh đƣợc tạo phát phức tạp cả về cao độ kết hợp cả đi lên-đi xuống, đƣờng nét gãy và hiện tƣợng tạo thanh phức tạp.

- Trẻ phát âm sai thanh điệu là do không biết cách tạo đúng về mặt cao độ, đƣờng nét và hiện tƣợng tạo thanh. Có hiện tƣợng này, căn nguyên là do, hai thanh điệu hỏi và ngã này trẻ biết phát âm đúng sẽ muộn hơn so với các thanh khác (khoảng từ 4-5 tuổi). Tuy nhiên, khi lớn lên, một số trẻ vẫn giữ thói quen phát âm ở tuổi cũ và không thể nào thay đổi đƣợc thói quen phát âm đó. Có lẽ đây là lí do hợp lý để giải thích cho hiện tƣợng phát âm sai chủ yếu ở hai thanh điệu hỏi và ngã này.

4. Nhận xét

Sau khi khám 73 trẻ em tại bệnh viện Nhi Trung Ƣơng, chúng tôi đƣa ra một tỉ lệ phát âm sai của từng thành phần âm tiết tiếng Việt: âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối và thành điệu đƣợc bảng biểu đồ nhƣ sau:

Tổng bệnh nhân 73 100% Phát âm sai Âm đầu 71 97,3% Âm đệm 8 11% Âm chính 12 16% Âm cuối 54 74%

67

Thanh điệu 53 73%

Từ bảng đồ thị trên chúng ta thấy, trẻ phát âm sai phụ âm đầu là nhiều nhất, chiếm 97,3%. Thứ hai đến âm cuối, chiếm 74%. Thứ ba là thanh điệu, chiếm 73%. Thứ tƣ là âm chính, chiếm 16%. Và cuối cùng, trẻ phát âm sai ít nhất là âm đệm, chiếm 11%.

Trong các thành phần âm tiết tiếng Việt, trẻ ít mắc lỗi sai trong phát âm nhất là âm đệm và âm chính. Trẻ mắc nhiều lỗi sai là âm đầu, âm cuối và thanh điệu. Có sự chênh lệch này là do:

- Âm chính, bản thân là do nguyên âm đảm nhiệm. Nguyên âm tiếng Việt khu biệt chỉ bởi hai tiêu chí âm sắc và âm lƣợng (xét về độ mở của miệng). Đồng thời bản thân nguyên âm về mặt cấu tạo là những âm dễ phát âm bởi nó không bị cản trở bởi bất kì thứ gì cả. Do đó, đây là nguyên nhân mà âm chính ít bị sai khi trẻ phát âm.

- Âm đệm là những âm lƣớt thể hiện tính tròn môi/không tròn môi khi mở đầu phát âm một âm tiết nên đơn giản và còn nhìn thấy dễ dàng do đó đây cũng là thành phần ít bị phát âm sai ở trẻ.

- Âm đầu trẻ phát âm sai nhiều nhất bởi âm đầu tiếng Việt là do phụ âm đảm nhiệm. Phụ âm đầu đƣợc tạo ra bởi phƣơng thức cấu âm (tắc, xát, vang, bật hơi, vô thanh, hữu thanh,…) và vị trí cấu âm (môi, lƣỡi, mặt lƣỡi, gốc lƣỡi, thanh hầu,…) rất phức tạp và nhiều. Do đó, trẻ khó phát âm hay bắt chƣớc để có phát âm đúng đƣợc.

- Âm cuối cũng vậy, phát âm sai nhiều rơi vào sáu phụ âm cuối cũng do bản thân có phƣơng thức cấu âm và vị trí cấu âm phức tạp và nhiều.

- Thanh điệu thì phát âm sai nhiều ở thanh ngã và thanh hỏi bởi vì hai thanh điệu này có đƣờng nét không bằng phẳng, mà gãy. Do đó, phát âm hai

68

thanh điệu này khó và thƣờng trẻ thƣờng chuyển từ gãy sang những thanh điệu có đƣờng nét bằng phẳng.

Nhƣ vậy, từ việc thống kê các kiểu lỗi sai của từng thành phần trong âm tiết tiếng Việt, chúng tôi cho rằng, trẻ phát âm sai là do:

 Không đặt đúng vị trí cấu âm các âm đó.

 Không biết cách tạo luồng hơi chính xác (không có phƣơng

thức cấu âm phù hợp). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Không biết cách phối hợp giữa việc đặt đúng vị trí cấu âm và

tạo luồng hơi để phát ra tiếng.

5. Tiểu kết

Ở chƣơng 2 này, sau khi thu thập số liệu từ việc nghe trẻ phát âm các từ có chứa các thành phần âm tiết tiếng Việt cần đánh giá từ “Bảng đánh giá

phát âm”, chúng tôi đã miêu tả và phân loại lỗi phát âm nhƣ sau:

- Đây là những lỗi phát âm thuộc rối loạn âm vị học.

- Trẻ mắc lỗi phát âm từng thành phần trong âm tiết tiếng Việt. Nghĩa là, chúng ta có thể tìm đƣợc trẻ phát âm sai thành phần nào của âm tiết. Có thể trẻ phát âm sai một thành phần của âm tiết (chỉ phát âm sai âm đầu, hoặc chỉ phát âm sai thanh điệu, hoặc chỉ phát âm sai âm cuối,…). Nhƣng có những trẻ phát âm sai nhiều thành phần âm tiết một lúc (trẻ phát âm sai cả âm đầu và thanh điệu, hoặc trẻ phát âm sai cả âm đầu, âm đệm và âm cuối, hoặc trẻ phát âm sai cả âm đầu, âm chính và thanh điệu,…).

- Trong các thành phần âm tiết, trẻ phát âm sai âm đầu là nhiều nhất, chiếm 97,3% (71/73 trẻ đến khám) và hầu hết là các âm đầu có vị trí đầu lƣỡi, mặt lƣỡi và gốc lƣỡi. Đứng thứ hai là các thanh điệu (chủ yếu là thanh hỏi và ngã), chiếm 73% (43/73 trẻ đến khám). Trẻ phát âm sai ít nhất là thành phần âm đệm (11% )và âm chính (16%).

69

- Trong số 73 trẻ đến khám, chúng tôi không tìm thấy lỗi phát âm của nguyên âm đơn và thanh không dấu.

- Kiểu phát âm sai các thành phần âm tiết chủ yếu là hoán vị từ âm vị này thành một âm vị khác và khá đa dạng và phong phú.

- Nguyên nhân chủ yếu phát âm sai là do trẻ không biết cách tạo phát đúng về mặt cấu âm của các âm vị đó. Nghĩa là, trong quá trình phát triển ngôn ngữ và lời nói, ban đầu trẻ chƣa hoàn thiện đƣợc phát âm của mình và đáng lẽ theo tự nhiên đến khoảng từ 4-5 tuổi trẻ sẽ hoàn thiện phát âm của mình. Nhƣng trong quá trình phát triển cũng nhƣ thụ đắc ngôn ngữ và lời nói, trẻ đã không hoàn thiện đƣợc phát âm của mình mà vẫn theo “thói quen” phát âm cũ “mang” sang tuổi mới. Từ đó, trẻ vẫn duy trì phát âm cũ của tuổi cũ mà không thể nào biết cách đặt đúng và tạo đúng cấu âm của âm đó.

Nhƣ vậy, dựa vào những miêu tả, phân loại lỗi phát âm các thành phần âm tiết tiếng Việt và tìm ra nguyên nhân phát âm sai của trẻ, chúng tôi tiến hành tìm các biện pháp khắc phục lỗi phát âm ở chƣơng 3.

CHƢƠNG 3. NGUYÊN TẮC, QUY TRÌNH VÀ PHƢƠNG PHÁP SỬA LỖI PHÁT ÂM CÁC THÀNH PHẦN CỦA ÂM TIẾT TIẾNG

VIỆT

Một phần của tài liệu Lỗi phát âm các thành phần âm tiết tiếng Việt của trẻ em dưới 16 tuổi tại Bệnh viện Nhi Trung Ương (Trang 71)