Phương pháp sửa lỗi phát thanh điệu

Một phần của tài liệu Lỗi phát âm các thành phần âm tiết tiếng Việt của trẻ em dưới 16 tuổi tại Bệnh viện Nhi Trung Ương (Trang 95)

3. Phƣơng pháp sửa lỗi phát âm các thành phần của âm tiết tiếng Việt

3.3. Phương pháp sửa lỗi phát thanh điệu

3.3.1. Phương pháp sửa

Nhƣ đã miêu tả và phân loại lỗi ở chƣơng 2, chúng tôi không tìm thấy lỗi phát âm thanh không dấu ở trẻ. Do đó ở chƣơng 3 này, chúng tôi tiến hành sửa lỗi phát âm của năm thanh điệu: thanh huyền, thanh hỏi, thanh ngã, thanh sắc, thanh nặng.

- Nguyên tắc sửa năm thanh điệu trên là phải đặt các thanh điệu trong âm tiết. Bởi thanh điệu là một âm vị siêu đoạn tính, nó đƣợc trải dài trên toàn bộ âm tiết tiếng Việt (từ phần đầu đến phần vần).

- Phƣơng pháp sửa hoàn toàn đƣợc dựa vào các đặc điểm đặc trƣng của từng thanh điệu về cao độ (âm vực), đƣờng nét (âm điệu) và hiện tƣợng tạo thanh, đƣợc miêu tả qua sơ đồ dƣới đây:

90

Hình 2: Sơ đồ thanh điệu F0

+ Thanh huyền: đƣợc cho là một thanh lỏng lẻo, bắt đầu khá thấp và có hình dạng kéo dài xuống phía cuối của phạm vi giọng. Nó đƣợc tạo phát bởi một kiểu giọng thở, nhƣ là một tiếng thở dài.

+ Thanh hỏi: đây là một thanh điệu căng, nó bắt đầu cao hơn thanh huyền và đi xuống một cách đột ngột, tiếp theo là lên nhanh ở cuối, và vì lí do này, thanh hỏi thƣờng đƣợc gọi là thanh điệu “trũng”. Tuy nhiên, những âm tiết mở chỉ coi là có một phần thanh ngang ở cuối và lƣớt qua rất nhanh trong lời nói nhanh.

Thanh hỏi này còn đƣợc coi là một thanh điệu đổ thấp, cũng đƣợc miêu tả bởi một hiện tƣợng tạo âm thở. Tuy nhiên, về mặt trƣờng độ, thanh điệu này thƣờng ngắn hơn các âm tiết mang các thanh điệu khác do ảnh hƣởng của thanh môn. Nó thỉnh thoảng đƣợc phát âm giống với một đƣờng

91

nét đổ xuống-đi lên trong lời nói chậm và cẩn thận, đƣợc thể hiện nhƣ một đổ thấp một cách thông dụng.

+ Thanh ngã: là một thanh cao và đi lên (trong một vài từ khác, đƣờng nét gần giống với thanh sắc), nhƣng nó đƣợc cung cấp thêm bởi hiện tƣợng tạo thanh hơi khó chịu bị gây ra bởi chỗ hẹp thanh môn căng lên. Trong lời nói cẩn thận ở các âm tiết này thỉnh thoảng bị ngắt quãng hoàn toàn bởi một âm tắc thanh hầu. Lúc này thanh môn đóng một vai trò quan trọng trong tạo phát và nhận thức thanh điệu gãy này. Đó là nguyên nhân, gọi đây là một thanh gãy (broken).

+ Thanh sắc: là một thanh cao và đi lên (có lẽ gần với thanh ngang ở vị trí cao nhất trong những phát âm lời nói nhanh) và căng.

+ Thanh nặng: cũng là một thanh căng, nó bắt đầu thấp hơn thanh hỏi. Với những âm tiết có kết thúc tắc /p, t, k/ nó rơi xuống ít hơn hình dạng của thanh huyền, nhƣng nó chƣa bao giờ đƣợc thể hiện bởi hiện tƣợng thở của thanh huyền. Về mặt trƣờng độ, thanh nặng thƣờng ngắn hơn các âm tiết mang các thanh điệu khác do ảnh hƣởng của hạ thanh môn.

3.3.2. Cách tạo âm đúng

 Thanh huyền

Đây là một thanh điệu thấp và đƣợc tạo ra bởi một hiện tƣợng thở nên: - Cúi thấp đầu xuống trong lúc phát âm để tạo ra một âm có âm vực thấp.

- Kết hợp dùng cử chỉ tay để hỗ trợ giúp trẻ cảm nhận tốt hơn.

 Thanh hỏi

Đây là một thanh điệu có cao độ bắt đầu thấp hơn thanh huyền và và lên nhanh ở phía cuối, đƣợc gọi là thanh điệu “trũng” có đƣờng nét đi xuống-đi lên, đồng thời cũng đƣợc tạo ra bởi một hiện tƣợng thở.

92

Khi trẻ phát âm thanh này sai hầu hết là chuyển về thanh nặng,tức là về mặt cao độ mất đi phần đầu xuống thấp, đƣờng nét ngắn lại

Do đó, khi tập phát âm chúng tôi đã:

- Ban đầu, bắt đầu phát âm từ thanh huyền với cao độ thấp sau đó đi lên nhanh. Trong lúc phát âm không đƣợc ngắt quãng, tức là không đƣợc chia cắt âm tiết có chứa thanh hỏi đó thành nhiều thành phần nhỏ hơn.

- Kéo dài âm tiết trong lúc phát âm.

- Có thể dùng cử chỉ tay để hỗ trợ trẻ cảm nhận tốt hơn.

- Sau đó, rút ngắn thời gian phát âm thanh huyền để phát âm rõ thanh hỏi.

 Thanh ngã

Thanh ngã là một thanh gãy có cao độ cao và đi lên.

Khi trẻ phát âm sai thanh ngã chủ yếu chuyển thành thanh sắc Do đó, chúng tôi đã tập phát âm đúng âm này nhƣ sau:

- Ban đầu phát âm thanh ngã thành hai thanh: thanh nặng và sắc. Mở đầu đi từ thanh nặng, sau đó dừng lại lấy đà để phát âm thanh sắc, nhƣng phát âm thanh sắc hơi gằn lên. Lúc này ta phải tách đôi âm tiết. Ví dụ: phát âm từ “võ” thành “vọ-ó”

- Có thể dùng cử chỉ tay để hỗ trợ giúp trẻ cảm nhận tốt hơn.

- Sau đó, rút ngắn thời gian phát âm thanh nặng để phát âm rõ thanh ngã.

 Thanh sắc

Đây là một thanh điệu cao, đi lên và căng. Do đó chúng tôi tập nhƣ sau:

- Hai tay nắm chặt vào bàn hoặc ghế để giúp lấy hơi nhiều hơn trong lúc phát âm.

93

- Kết hợp dùng cử chỉ tay để hỗ trợ trẻ cảm nhận tốt hơn.

 Thanh nặng

Đây là một thanh thấp, căng và ngắn cộng thệm với sự chi phối của hạ thanh môn. Do đó, chúng tôi tập nhƣ sau:

- Khi phát âm hƣớng dẫn trẻ đặt một ngón tay vào cổ (để trẻ cảm nhận đƣợc vị trí hạ thanh môn) sau đó phát âm thanh nặng với thời gian ngắn.

- Kết hợp dùng cử chỉ tay để hỗ trợ trẻ cảm nhận tốt hơn.

4. Tiểu kết

Chúng tôi có những nhận xét nhƣ sau:

- Một là, trong mỗi thành phần âm tiết: âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối và thanh điệu thì lại có những khó dễ khác nhau:

 Đối với âm đầu: phụ âm tắc bao giờ cũng dễ sửa hơn phụ âm

xát. Phụ âm vô thanh bao giờ cũng dễ sửa hơn phụ âm hữu thanh. Bởi khi tiến hành sửa chúng tôi thấy rằng, với những âm tắc và vô thanh khi trẻ đã phát âm đúng rồi thì không thấy bị sai trong giao tiếp hàng ngày nữa. Còn với những âm xát, hữu thanh trong giao tiếp trẻ thƣờng quên và có thói quen phát âm sai nhƣ cũ.

 Đối với âm đệm và âm chính, một khi đã sửa xong thì trong

giao tiếp chúng tôi không còn thấy trẻ bị nhầm lẫn và phát âm sai trở lại nữa.

 Đối với âm cuối: hai bán nguyên âm cuối cũng giống nhƣ âm

94

lẫn nữa. Nhƣng với sáu phụ âm cuối thì khác. Quá trình sửa không mất nhiều thời gian nhƣng khi sửa đƣợc rồi thì trẻ vẫn có thể bị sai trở lại, thậm chí còn bị lẫn âm. Tức là trong quá trình hội thoại (giao tiếp) trẻ lại phát âm sai mặc dù đã sửa đƣợc và mất nhiều thời gian tập luyện trong bƣớc hội thoại nhất so với các thành phần khác (âm đầu, âm đệm, âm chính, thanh điệu).

 Đối với thanh điệu: ba thanh điệu: thanh huyền, thanh sắc và

thanh nặng đã sửa xong là không thấy trẻ gặp khó khăn hay trở ngại trong phát âm nữa. Nhƣng hai thanh hỏi và ngã, nhất là thanh ngã, trẻ có thể phát âm đúng trong từ đơn hoặc cụm từ nhƣng đến câu hoặc hội thoại giao tiếp là trẻ lại hay bị nhẫm lẫn (quay về lúc ban đầu phát âm sai).

Có điều này là do, trong khi thực hiện giao tiếp, trẻ không “điều khiển” đƣợc nên hay theo thói quen phát âm cũ cho nhanh và quên việc mình có phát âm mới. Nhất là trong hai thanh điệu: thanh ngã và thanh hỏi. Để thực hiện việc phát âm hai thanh điệu này, trẻ mất nhiều lực do đó không còn đủ sức trải dài cho toàn câu nữa. Vì vậy, trẻ lại hay trở về phát âm cũ.

- Hai là, khi trẻ phát âm các âm thành các âm khác nhau cố định, hoặc có trẻ phát âm tất cả các âm đều thành một âm (ví dụ tất cả các phụ âm đầu trẻ phát âm thành âm /k/, hoặc có trẻ phát âm tất cả các phụ âm đầu thành âm /ʔ/), và có những trẻ thì lúc thì phát âm thành âm này lúc lại thành âm khác, không cố định. Khi sửa chúng tôi nhận thấy rằng, nếu trẻ phát âm tất cả các phụ âm đầu thành âm /k/ sẽ rất khó sửa đối với các phụ âm có vị trí răng đầu lƣỡi và mặt lƣỡi. Còn nếu trẻ phát âm các phụ âm đầu thành âm /ʔ/ thì rất khó sửa các phụ âm /k/ và /d/.

- Ba là, quy trình sửa lỗi phát âm: âm vị, âm tiết, cụm từ, câu, đọc và hội thoại thì bƣớc hội thoại là tập luyện mất nhiều thời gian nhất. Vì mỗi âm

95

đã đƣợc sửa xong hoàn chỉnh hết rồi lúc đó mới bƣớc hội thoại. Lúc này hội thoại diễn ra và tổng hợp tất cả các âm xuất hiện một cách ngẫu nhiên. Khi giao tiếp (diễn ra hội thoại) trẻ một cách tự nhiên vẫn theo lối phát âm cũ. Do đó, ở cấp độ này, không phải là sửa phát âm nữa mà là thay đổi lỗi phát âm cũ, tạo ra lối phát âm đúng mới. Để thay đổi thói quen rất mất thời gian, có thể kéo dài từ 6-12 tháng thậm chí còn hơn. Điều này phụ thuộc vào số lƣợng những âm trẻ phát âm sai và tần xuất tập luyện của trẻ. Càng tập luyện nhiều và càng ít phát âm sai (tính từ lúc phát hiện lỗi) thì thời gian thay đổi ngắn. Tuy nhiên, nhiều lúc thực tế không theo quy luật này. Do đó, yếu tố quan trọng nhất vẫn là bản thân trẻ nhƣ thế nào.

96

KẾT LUẬN

Khi khảo sát, thống kê và miêu tả trên 73 trẻ phát âm sai các thành phần của âm tiết tiếng Việt đã đến khám và trị liệu tại Trung tâm Thính học & Trị liệu ngôn ngữ trẻ em, tại bệnh viện Nhi Trung Ƣơng, chúng chúng tôi thấy rằng:

Thứ nhất, về mặt phân loại lỗi phát âm:

- Hiện tƣợng phát âm sai này thuộc về những rối loạn âm vị học. - Có trẻ phát âm sai một thành phần của âm tiết nhƣng có trẻ phát âm sai nhiều thành phần một lúc của âm tiết. Có trẻ chỉ phát âm sai âm đầu, hoặc âm cuối,… nhƣng có trẻ lại phát âm sai nhiều thành phần của âm tiết nhƣ cả âm đầu, âm đệm, hoặc cả âm cuối, thanh điệu,…. nhƣng cũng có trẻ phát âm sai toàn bộ các thành phần có trong âm tiết.

- Trẻ phát âm sai có trƣờng hợp tìm ra quy tắc phát âm sai nhƣng có trƣờng hợp không tìm ra quy tắc. Đó là, trẻ phát âm âm đầu này thành một âm đầu khác và cố định. Nhƣng có những trƣờng hợp trẻ phát âm âm đầu này thành âm khác nhƣng mỗi lúc lại thành một âm đầu khác nhau và không phụ thuộc vào hoàn cảnh hay ngữ cảnh giao tiếp. Ví dụ, âm /t/ có lúc trẻ phát âm thành âm /d/, có lúc lại phát âm thành âm /n/ và có lúc lại phát âm thành âm /k/. Do đó, mỗi một trƣờng hợp chúng tôi lại phải tìm một cách thức tiếp cận khác nhau khi sữa lỗi phát âm.

- Khi tìm thấy lỗi phát âm ở một âm vị (một thành phần của âm tiết), qua thời gian trị liệu chúng tôi tìm đƣợc rằng nếu chuyển thành âm nào thì dễ sửa và nếu chuyển sang âm nào thì khó sửa, tức là sửa xong có nguy cơ bị phát âm sai trở lại cao. Ví dụ, âm /ɲ/: nếu trẻ phát âm thành âm /ʔ/ hoặc ở âm gốc lƣỡi thì sau khi sửa xong trẻ ít nguy cơ bị lại nhƣng nếu phát âm

97

thành âm /n/ thì hầu hết các bé lại bị lại khi tham gia hội thoại giao tiếp hàng ngày.

Thứ hai: về mặt phƣơng pháp sữa lỗi phát âm:

- Để sửa lỗi phát âm chúng tôi thuần túy dựa vào cấu âm của các âm vị.

- Sửa lỗi phát âm trên nguyên tắc phù hợp với đặc điểm âm tiết tiếng Việt: ranh giới âm tiết tiếng Việt trùng với hình vị, âm tiết có cấu trúc hai bậc và gồm năm thành phần.

- Tìm ra cách nào đó để trẻ dễ dàng thực hiện đƣợc việc đặt đúng vị trí và phƣơng thức cấu âm của từng âm vị đối với âm đầu và phần vần; còn đối với thanh điệu là đặt đúng cao độ, đƣờng nét và thậm chí cả hiện tƣợng tạo thanh. Điều này vô cùng quan trọng vì vừa giúp trẻ dễ dàng tạo phát đúng các âm vừa giúp trẻ giảm bớt căng thẳng và áp lực khi trị liệu.

- Khi sửa lỗi phát âm theo quy trình từ đơn giản đến phức tạp, chia theo từng cấp độ: âm vị, âm tiết, cụm từ, câu, đọc và hội thoại.

- Có sự hỗ trợ của dụng cụ (que đè lƣỡi, bông, gƣơng, giấy,…) nếu trẻ không làm đƣợc hai điều trên.

Thứ ba: về mặt thực tiễn và đề nghị:

- Với phƣơng pháp trên chúng tôi đã trị liệu có hiệu quả cho các trẻ đƣợc chẩn đoán là ngọng phát triển đã đến khám và trị liệu tại bệnh viện Nhi Trung Ƣơng.

- Từ việc điều trị có hiệu quả, giúp trẻ tự tin hơn trong phát âm, trong giao tiếp hàng ngày và đặc biệt là cải thiện việc học hành ở trƣờng của trẻ (đọc chính tả và trả lời câu hỏi trên lớp). Ngoài ra xóa tan những lỗi lo âu của cha mẹ khi có con đến tuổi đi học mà vẫn bị phát âm sai.

98

Thứ nhất, nên cho trẻ đến bệnh viện khám và đánh giá sớm khi phát hiện trẻ phát âm sai nhiều để loại trừ các bệnh trẻ có thể gặp phải (nghe kém, dị tật hàm, hở hàm ếch, ngắn phanh lƣỡi,…).

Thứ hai nếu trẻ loại trừ đƣợc các bệnh trên đợi đến lúc trẻ 5 tuổi cho trẻ quay lại bệnh viện đánh giá lại và bắt đầu tiến hành sửa lỗi phát âm. Dƣới 5 tuổi chúng tôi chƣa tiến hành sửa lỗi phát âm với hy vọng đến 5 tuổi trẻ sẽ hoàn thành khả năng phát âm rõ ràng của mình. Nhƣng chúng tôi cũng không thể chờ lâu hơn 5 tuổi vì không biết sau 5 tuổi đến khi nào trẻ mới có thể hoàn thiện đƣợc phát âm lời nói của mình trong khi đó trẻ lại sắp bƣớc vào giai đoạn đi học tiểu học. Nhƣ vậy, có khả năng sẽ ảnh hƣởng đến kết quả học tập cũng nhƣ tâm lý của trẻ.

- Cần chú tâm đến giai đoạn sau của sửa lỗi phát âm của trẻ đó là giai đoạn hội thoại. Vì giai đoạn này chiếm nhiều thời gian tập luyện để thay đổi thói quen phát âm cũ của trẻ nhất.

99

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (2007), Cơ sở ngôn ngữ học và Tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

2. Hoàng Cao Cƣơng, Chuyên đề âm vị học mở rộng, Hà Nội

3. Hoàng Cao Cƣơng, Chuyên đề cao học: các phương pháp âm vị học,

Nội

4. Hoàng Cao Cƣơng (1986), Suy nghĩ thêm về thanh điệu tiếng Việt, Ngôn

ngữ 3, tr 19-38

5. Nguyễn Thiện Giáp, Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết (2001),

Dẫn luận ngôn ngữ học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội

6. TS. Vũ Thị Bích Hạnh, ThS. Đặng Thái Thu Hƣơng (2004), Hướng dẫn

thực hành Âm ngữ trị liệu, NXB Y học, Hà Nội.

7. Vũ Thị Bích Hạnh (1999), Nghiên cứu phục hồi chức năng lời nói cho

người bị khe hở môi-vòm miệng sau phẫu thuật (Luận án tiến sĩ).

8. Nguyễn Quang Hồng (2002), Âm tiết và loại hình ngôn ngữ, NXB Đại

học Quốc gia Hà Nội

9. Nguyễn Thị Ly Kha (2014), Lỗi phát âm âm tiết thường gặp ở trẻ 2-4 tuổi

(tại thành phố Hồ Chí Minh), Tạp chí KHOA HỌC DHSP TPHCM, số 57

10. Nguyễn Văn Lợi & Jerold A. Edmondson (1997), Tones and voice

quality in modern northern Vietnamese: Instrucmental case studies, Mon- Khmer Studies, 28:1-18

11. Hoàng Phê (2008), Tuyển tập ngôn ngữ học, NXB Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Lỗi phát âm các thành phần âm tiết tiếng Việt của trẻ em dưới 16 tuổi tại Bệnh viện Nhi Trung Ương (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)