Phương pháp sửa

Một phần của tài liệu Lỗi phát âm các thành phần âm tiết tiếng Việt của trẻ em dưới 16 tuổi tại Bệnh viện Nhi Trung Ương (Trang 83)

3. Phƣơng pháp sửa lỗi phát âm các thành phần của âm tiết tiếng Việt

3.1.1.Phương pháp sửa

Chúng tôi tiến hành sửa lỗi phát âm các âm đầu tiếng Việt dựa vào ba phƣơng pháp chính sau đây:

- Dựa vào vị trí cấu âm các phụ âm đầu. Mỗi âm đầu là một âm vị có vị trí cấu âm nhƣ sau:

Môi Hai môi /b/, /m/

Môi dƣới và răng /f/, /v/

Đầu lƣỡi Lƣỡi và răng /th/

Vòm cứng và răng trên /t/, /d/, /n/, /s/, /z/, /l/

Mặt lƣỡi Vòm cứng /c/, /ɲ/

Gốc lƣỡi Dƣới vòm mềm /k/, /ŋ/, /χ/, /γ/

78

- Dựa vào phƣơng thức cấu âm. Mỗi âm đầu đều có một phƣơng thức cấu âm nhƣ sau:

Hữu thanh Vô thanh Bật hơi Vang

(mũi) Vang (bên) Tắc /b/, /d/ /t/, /c/, /k/ /th/ /m/, /n/, /ŋ/, /ɲ/ Xát /v/, /z/, /γ/ /f/, /s/, /χ/, /h/ /l/

- Dựa vào cấu âm (vị trí và phƣơng thức) là một phƣơng pháp hoàn toàn đúng để sửa phát âm cho trẻ bởi trẻ đặt đúng vị trí cấu âm và làm đúng phƣơng thức cấu âm thì mới tạo phát ra đƣợc âm đúng. Tuy nhiên, có một câu hỏi đặt ra là vậy làm thế nào để trẻ đặt đúng vị trí cấu âm và làm đúng phƣơng thức cấu âm? Ví dụ nhƣ trẻ phát âm sai âm đầu /k/ nhƣng làm thế nào để trẻ hiểu đƣợc gốc lƣỡi phải bật mạnh nhƣng không chạm lên trên vòm họng (bởi đây là một phụ âm tắc vô thanh có vị trí gốc lƣỡi). Đây mới là vấn đề chính khi làm với trẻ. Cách mà giúp trẻ làm thế nào để đặt đúng vị trí và phƣơng thức cấu âm là chúng tôi dựa vào hai phƣơng pháp chính là: phƣơng pháp nhìn (Visual Cues) và phƣơng pháp tiếp xúc (Tactile Cues).

Phƣơng pháp nhìn chính là để trẻ nhìn miệng nhà trị liệu khi nhà trị liệu phát âm. Nhƣ vậy, “nhìn” để trẻ thấy đƣợc vị trí cấu âm của từng âm. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng tranh để minh họa và gán nhãn các bộ phận khác nhau của miệng (lƣỡi đặt cao, lƣỡi hạ thấp, đầu lƣỡi, gốc lƣỡi, răng trên, răng dƣới,…). Thậm chí chúng tôi phải dùng gƣơng để trẻ có thể nhìn miệng nhà trị liệu và nhìn chính miệng trẻ để bắt chƣớc, và dùng que đè lƣỡi để hỗ trợ việc chỉ cho trẻ thấy trẻ đặt lƣỡi đến chỗ nào,… Hoặc chúng tôi

79

dùng miệng của búp bê để minh họa. Hoặc cũng có thể dùng hình dạng của tay để chỉ cho trẻ nhìn thấy hình dạng của các âm nhƣ thế nào để thông qua nhìn trẻ có thể dễ hình dung hơn. Nói chung, chúng tôi cố gắng tìm mọi cách để giúp trẻ thông qua nhìn có thể biết đƣợc cách tạo một phát âm đúng nhƣ chúng tôi mong đợi.

Phƣơng pháp tiếp xúc (cảm nhận) là phƣơng pháp mà lúc đó có sự va chạm về mặt thể chất với một phần bộ phận của miệng nhằm giúp trẻ biết cách tạo phát đúng phƣơng thức cấu âm.

Nhƣ chúng ta biết, bất kì khi nào chúng ta nói chuyện, chúng ta tạo ra các âm thì không chỉ nghe thấy, nhìn thấy mà còn cảm nhận đƣợc. Thực tế, mỗi âm phát ra đều là một âm thanh khác nhau tới những ngƣời nghe bình thƣờng và nó có những cảm nhận khác nhau tới những ngƣời nói. Tuy nhiên, những ngƣời nghe bình thƣờng thƣờng không để ý đến cảm giác lời nói khi chúng ta nói chuyện. Chúng ta chú ý đến nhiều hơn âm thanh ấy nhƣ thế nào. Nhƣng, một cách vô tình, chúng ta điều chỉnh cách tiếp xúc cơ quan cấu âm lời nói lẫn nhau (tạo ra giác quan xúc giác-tiếp xúc).

Một trong những mong đợi quan trọng của việc phát triển lời nói là thiết lập giải mã-hoàn toàn qua xúc giác và giác quan vận động có thể, thậm chí hoàn toàn không nghe đƣợc, cung cấp nhƣ là một hƣớng dẫn đáng tin cho tạo sản âm thanh. Nếu quá trình tập luyện thúc đẩy nhận thức cách cảm nhận các phát âm lời nói đúng , thì trẻ hoàn toàn có thể học cách làm thế nào để phát âm. Đầu tiên, điều này có thể yêu cầu các giác quan đƣợc tạo ra bằng cách nói mà chú trọng vào sự chú ý có ý thức. Sau đó, khi lời nói trở thành một hành động tự động thì chú ý là tập trung hơn vào cái gì đang nói hơn là tập trung vào nó nói nhƣ thế nào.

Cảm nhận lời nói của một ngƣời không chỉ là một cách mà xúc giác đƣợc sử dụng trong lời nói tiếp nhận và lời nói tạo sản. Một cách có thể

80

khuyến khích trẻ em là cảm nhận cái chứa đựng mẫu lời nói nhƣ khi ngƣời khác tạo ra chúng. Giọng nói (ÂM rung) (âm hữu thanh) có thể đƣợc cảm nhận ở ngực, cao độ có thể đƣợc cảm nhận nhƣ là sự nâng lên của thanh quản, vị trí của lƣỡi cho các nguyên âm có thể đƣợc cảm nhận với một ngón tay ở trong miệng khi môi và răng không chấp nhận cho nó đƣợc nhìn, sự nổ của không khí có thể đƣợc phát hiện khi bật âm, nhƣ là các âm /p/ và /t/, đƣợc phát âm ra ngoài và sự chảy của không khí có thể đƣợc cảm nhận qua đầu ngón tay ƣớt khi các âm xát nhƣ /s/ và /f/ đƣợc tạo phát.

Tiếp xúc tự nhiên cũng có thể cung cấp cho trẻ tƣơng tự với trƣờng độ và cƣờng độ của âm thanh là ngón tay đƣợc kéo chậm hay nhanh, nhẹ hay mạnh xuống cánh tay hoặc lòng bàn tay của bàn tay trẻ. Ngữ điệu lời nói đƣợc biểu thị bằng cách gõ những mẫu lên cổ tay hoặc đầu gối.

Những thông tin đƣợc hiện diện ở trên chỉ cho chúng ta thấy lời nói có thể đƣợc truyền thông qua da. Tuy nhiên, tự nhiên, tiếp xúc trực tiếp là một giác quan gần-chỉ có thể đem lại kết quả ở khoảng cách gần.

Một phƣơng pháp không thể thiếu khi sửa lỗi phát âm cho trẻ đó là luôn luôn yêu cầu trẻ lắng nghe, chúng tôi gọi đó là phƣơng pháp thính giác (Auditory Cues). Đây là phƣơng pháp mà bằng cách lắng nghe giúp trẻ có mẫu lời nói đúng. Thỉnh thoảng chúng tôi sử dụng đọc một danh sách các từ có chứa từ đƣợc sửa trong khi trẻ chỉ nghe mà thôi. Đôi khi chúng tôi còn dùng phƣơng pháp phân biệt thính giác (Auditory Discrimication) yêu cầu trẻ nghe các âm thanh và chỉ ra đâu là âm đúng, đâu là âm sai. Điều này giúp trẻ tự đánh giá.

- Dựa vào những phát âm bập bẹ, tiền ngôn ngữ của những trẻ dƣới 12 tháng tuổi để giúp trẻ tạo ra âm đúng từ những âm tiền đề trƣớc. Đó là âm thanh vô nghĩa, bập bẹ nhƣ: gừ gừ, xì xì, baba, những tiếng tặc lƣỡi, bập môi,…

81

- Ngoài ra chúng tôi sử dụng các dụng cụ hỗ trợ trong việc sữa lỗi phát âm: que đè lƣỡi, gƣơng, bông (giấy),…

Một phần của tài liệu Lỗi phát âm các thành phần âm tiết tiếng Việt của trẻ em dưới 16 tuổi tại Bệnh viện Nhi Trung Ương (Trang 83)