Dạy trẻ cách nói các âm lời nói nhƣ thế nào khi mà trẻ không thể phát âm đƣợc, gọi là “Trị liệu cách phát âm đúng rõ ràng”. Ban đầu chúng ta cần phải đánh giá xem trẻ phát âm đƣợc những âm nào và những âm nào trẻ không phát âm đƣợc và sau đó tiến hành sửa lỗi phát âm cho trẻ. Đó là nhiệm vụ mà các nhà trị liệu lời nói phải làm.
Chúng ta biết rằng, nếu trẻ phát âm đúng các âm trong bảng đánh giá phát âm và trẻ phát âm đúng một cách tự nhiên thì đó là điều tuyệt vời.
71
Nhƣng nếu trẻ phát âm không đúng một âm nào đó trong bảng đánh giá thì công việc tiếp sau là nhiệm vụ của các nhà trị liệu, đó là tìm ra một phƣơng pháp hữu hiệu nhất với trẻ để sửa những lỗi phát âm đó.
Trƣớc tiên, chúng tôi phải tạo ra một quy trình sửa và tập luyện những phát âm sai này nhƣ thế nào. Tuy nhiên, có nhiều lý do một trẻ không nói đúng một âm thanh. Một vài trong số đó có thể liên quan đến chứng mất dùng lời nói (Apraxia of Speech), do dị tật sọ mặt (khe hở vòm miệng), hội chứng Down, Chậm phát triển trí tuệ hay Tự kỉ,… Những trƣờng hợp đặc biệt này không phải là đối tƣợng nghiên cứu trong đề tài của chúng tôi. Mà đối tƣợng của đề tài này là trẻ có sức nghe và phát triển bình thƣờng nhƣng không phát âm đúng một thành phần nào đó trong âm tiết mà thôi. Do đó, quy trình trị liệu chúng tôi đƣa ra phù hợp cho trƣờng hợp này đó là trẻ đƣợc chẩn đoán là ngọng phát triển. Có thể nói một cách ngắn gọn đó là dạy trẻ phát âm các âm mà trẻ đang vật lộn để nói mà không đúng.
Để đƣa ra một quy trình phù hợp, các nhà trị liệu lời nói sẽ thƣờng xuyên đƣa ra các bộ kiểm tra (bộ Test) phát âm rõ ràng để nhìn thấy những âm bị sai trong một phần của âm tiết (âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối hay thanh điệu). Một khi đƣợc xác định, chúng tôi sẽ nhìn thấy nhìn thấy đƣợc các lỗi đó là kiểu lỗi của trẻ do độ tuổi hay không phải do độ tuổi. Sau đó chúng tôi sẽ bàn luận đến việc trị liệu, hay còn gọi là sữa lỗi phát âm nếu cần. Điều này dành cho những trẻ dƣới 06 tuổi khi quá trình phát triển lời nói hoàn thiện dần. Nhƣng với những trẻ trên 06 tuổi, thì chúng tôi không còn lo ngại đến vấn đề phát âm sai do phát triển tuổi nữa do đó việc trị liệu là cần thiết.
Từ những đánh giá và lƣợng giá trên, chúng tôi đã xây dựng một quy trình trị liệu phát âm rõ ràn hay còn gọi là sữa lỗi phát âm các thành phần
72
trong âm tiết, gồm có 06 quy trình: âm vi ̣, âm tiết (từ), cụm từ, câu, đọc và hội thoại.
- Âm vị
Đầu tiên, chúng tôi phát ra các từ đơn (từ thử) và để trẻ nhắc lại. Từ đơn nào trẻ nhắc lại đƣợc đúng thì chúng tôi đánh dấu và bỏ qua. Còn từ thử nào trẻ không nhắc lại đƣợc đúng thì lúc đó chúng tôi đánh dấu và phân loại những thành phần nào của âm tiết trẻ phát âm sai, tức là phân cấp thành cấp độ âm vị: âm đầu, vần (âm đệm, âm chính và âm cuối) và thanh điệu.
Nhƣ vậy, ở cấp độ âm vị này chúng tôi tiến hành theo quy trình là để trẻ một mình và nhắc lại các âm mà trẻ nghe thấy từ phía nhà trị liệu và sau đó chúng tôi tìm từng thành phần một của âm tiết mà trẻ phát âm sai.
Khi tiến hành sửa tại cấp độ âm vị này, chúng tôi chia làm hai cách: Cách 1: Phát âm từng âm tiết có chứa âm vị cần sửa. Chúng tôi có thể bắt đầu làm mẫu phát âm âm đúng trong lời nói hàng ngày với trẻ. Cố gắng nhấn mạnh vào nó bất kể khi nào nói âm đó. In ra một vài ghi nhớ về những âm đó và có thể nói về các từ đó thong qua tranh với trẻ. Sử dụng phân vai hội thoại là một công cụ khá hiệu quả với trẻ. Việc này khá đơn giản và hiệu quả. Trong các buổi trị liệu, chúng tôi hay hỏi trẻ một vài câu hỏi, ví dụ nhƣ:
Nhà trị liệu: Con muốn chơi đồ chơi gì hôm nay? Trẻ: Con muốn chơi trò chơi tếp (xếp) hình ạ
Nhà trị liệu: à, con có thể chơi đồ chơi XẾP hình sau khi mình làm việc này nhé
Nhƣ vậy, chúng tôi chỉ việc nhắc lại câu mà trẻ vừa nói, NHƢNG nhấn mạnh phát âm đúng cái từ mà trẻ phát âm sai. Điều này tốt hơn rất
73
nhiều so với việc yêu cầu trẻ nhắc lại từ hoặc câu của trẻ đã phát âm-có thể gây cho trẻ nản long hoặc bực dọc. Nhƣng bằng cách nghe bạn nói đúng âm ngay lập tức sau khi trẻ phát âm sai thì trẻ sẽ rất vui phản hồi lại khi chúng cần. Và nhƣ vậy hội thoại giao tiếp sẽ đƣợc tiếp tục diễn ra một cách tự nhiên với cả trẻ và nhà trị liệu
Cách 2: Tách rời từng âm vị ra. Nếu nhƣ cách một trẻ không thể thực hiện đƣợc thì chúng tôi tiến hành sửa từng âm vị đƣợc tách rời ra trƣớc bằng cách giúp trẻ đặt đúng vị trí cấu âm và biết cách tạo luồng hơi của từng âm vị một. Hay nói một cách khác, lúc này tiến hành sửa lỗi phát âm cho từng âm vị trƣớc.
Ví dụ nhƣ, nếu trẻ phát âm sai âm đầu /b/ chẳng hạn. Đầu tiên chúng tôi sẽ tập cho trẻ phát âm đúng âm /b/ trƣớc.
- Âm tiết
Trong quy trình trị liệu này, mức độ thứ hai chúng tôi gọi là “bƣớc âm tiết”. Xin nói thêm, trong mức độ âm tiết này, chúng tôi xin theo quan điểm là ranh giới âm tiết tiếng Việt trùng với ranh giới của từ và hình vị.
Đây là bƣớc mà chúng tôi ghép cặp những âm đã đƣợc sửa với một nguyên âm và có chứa các thanh điệu. Quay trở lại với ví dụ trên của âm /b/. Sauk hi trẻ phát âm đúng âm /b/ rồi thì chúng tôi ghép với các nguyên âm đơn trƣớc đƣợc đặt trong các từ có nghĩa và quen thuộc với lứa tuổi của trẻ, nhƣ là các từ “bà”, “bố”, “bi”, “bé”, “bê”, “bơ”, …
Ở phần này quy trình tiến hành có điểm khác với âm tiết tiếng Anh. Ví dụ, đối với tiếng Anh, khi sửa phụ âm /t/. Khi tập cho trẻ phát âm đúng đƣợc âm /t/ thì lúc đó ta đặt trong âm tiết nhƣng ở tất cả các vị trí trong âm tiết (vị trí đầu, giữa và cuối). Trẻ có thể thực hành nói âm đó với vị trí đầu âm tiết nhƣ: tay, tea, tie,toe, to. Sau đó là đứng ở cuối âm tiết nhƣ: at, et, it, ot, ut. Cuối cùng là đứng ở giữa âm tiết nhƣ: atta, etta, itta, otto,uttu. Mỗi
74
khi trẻ có thể nói âm đó tại các vị trí của âm tiết thì có thể chuyển tới bƣớc các từ. Ta có thể hiểu đƣợc điều này là do, trong tiếng Anh, ở mỗi vị trí khác nhau, dù là đầu cuối hay giữa thì đặc trƣng cấu âm của các âm này đều đƣợc giữ nguyên. Và thêm nữa, một từ tiếng Anh có thể chứa nhiều âm tiết do đó phụ âm có thể có mặt cả ở ba vị trí là đầu, giữa hay cuối.
Trong tiếng Việt thì không giống nhƣ vậy. Tiếng Việt có đặc điểm là từ đơn tiết, do đó, mỗi phụ âm chỉ đứng ở hai vị trí là đầu hoặc cuối, thậm chí chỉ có 6 phụ âm là /p, t, k, m, n, ŋ/ mới có vị trí ở cuối còn những phụ âm còn lại thì không có. Mặt khác, đặc trƣng phụ âm giữa vị trí đứng đầu âm tiết và vị trí đứng cuối âm tiết là không hoàn toàn trùng khít. Do đó, khi sửa các phụ âm đầu trong âm tiết tiếng Việt chúng tôi chỉ đặt ở vị trí ở đầu mà thôi.
- Cụm từ
Khi trẻ phát âm đúng đƣợc các âm tiết (hay từ đơn) thì đây là lúc chúng tôi tăng mức độ khó lần nữa bằng cách thêm nhiều từ hơn để pha trộn. Ở cấp độ này, chúng tôi chia làm hai bƣớc. Bƣớc một là chúng tôi ghép hai từ một lần và một từ hoặc cả hai từ có chứa âm vị muốn sửa. Khi ghép hai từ một lần nhƣ vậy, chúng tôi đảo vị trí trƣớc sau. Ví dụ khi sửa đƣợc âm /b/ và trẻ phát âm đúng từ “bố” chẳng hạn thì sau đó chúng tôi để trẻ nhắc lại “gọi bố” và “bố Chiến”. Tức là từ mà chứa âm vị đƣợc sửa đứng trƣớc và đứng sau. Bởi khi làm trên các trẻ chúng tôi phát hiện ra rằng, có trẻ chỉ phát âm đúng từ đo khi đứng đầu nhƣng có trẻ lại chỉ phát âm đúng từ đó khi đứng sau. Do đó chúng tôi đã phải tập luyện ở cả hai vị trí để chắc chắn rằng dù đứng trƣớc hay đứng sau thì trẻ đều đã phát âm đúng.
Sauk hi ghép hai từ một lần nhƣ vậy thì chúng tôi tiến hành đến bƣớc hai là cụm từ. Ví dụ nhƣ để trẻ phát âm cả một cụm từ khoảng từ 3 đến 4 từ
75
một lần ở các vị trí đầu, giữa và cuối đối với âm /b/: “đƣa cho bố”, “ăn bánh thôi”, “đếm đến bảy”, “ném bóng cho cô”….
- Câu
Mức độ câu chỉ là thêm nhiều từ hơn vào cụm từ để tạo một câu hoàn chỉnh về cấu trúc và mang nội dung thông báo. Mức độ này là khó hơn vì nó đòi hỏi trẻ phát âm đúng các âm lời nói trong khi thêm những từ khác để diễn tả một ý nghĩa hoàn chỉnh.Điều đó có thể nhiều đối với một vài trẻ để nhớ. Thƣờng ở mức độ này chúng tôi tập luyện cho trẻ lớn khi mà ghi nhớ thính giác (Auditory memory) phát triển. Nó có thế mất nhiều thời gian nhƣng khi trẻ cố gắng thì chúng sẽ đạt đƣợc. Một điều không thể thiếu ở cấp độ câu này là khi để trẻ nói một câu hoàn chỉnh thì từ chứa đựng âm đã sửa trong mọi vị trí của phát ngôn (ở đầu, ở giữa và ở cuối). Khi tập luyện chúng tôi thay vì nói cả câu và để trẻ nhắc lại thì chúng tôi nói một vài từ nhƣ kiểu gợi ý sau đó để trẻ điền thêm thông tin mà trẻ tự nghĩ ra, nhằm mục đích trẻ chủ động suy nghĩ và nhƣ vậy trẻ sẽ tự kiểm soát đƣợc phát âm và thông tin của mình. Ví dụ: “Có một con…..” (có thể là các từ: gà, mèo, chó,… thậm chí còn thêm các đặc tính của các con vật này làm cho độ dài của câu đƣợc dài hơn tùy thuộc vào trí tƣởng tƣợng và khả năng của trẻ), “các bạn…..” (đi bơi, đi siêu thị, đến trƣờng học, tham dự tiệc sinh nhật…), “Một…….. ở dƣới gầm bàn”,….
Có một việc mà chúng tôi hay làm khi trẻ thêm từ vào chỗ trống ở cấp độ câu này là chúng tôi sẽ để trẻ thỏa sức tƣởng tƣợng của chúng và phụ họa thêm vào những điều tƣởng chừng hơi ngớ ngẩn một chút (nói sai về đặc tính, tính chất,… của sự việc) để trẻ thấy vui và có động lực tiếp tục kéo dài hội thoại hai chiều một cách tự nhiên với nhà trị liệu chứ không muốn là nhà trị liệu hỏi và trẻ trả lời và làm cho trẻ cảm thấy chán và tẻ nhạt nhƣ kiểu hỏi thi hoặc làm bài tập. Hoặc nếu trẻ thêm từ một vào câu mà chúng tôi cảm
76
thấy buồn cƣời và không phù hợp thì chúng tôi không chê mà hỏi tại sao lại nhƣ vậy. Ví dụ khi trẻ nói “một cái thuyền ở dƣới gầm bàn”, chúng tôi sẽ hỏi lại trẻ tại sao lại có một cái thuyền ở dƣới gầm bàn. Lúc đó trẻ sẽ sử dụng trí tƣởng tƣợng của mình để có thể vẽ một bức tranh cái thuyền hoặc kể một câu chuyện về chiếc thuyền đó và nhƣ vậy đây chính là lúc giúp trẻ tập
luyện tốt nhất âm mà chúng tôi đã sửa đƣợc cho trẻ (âm /th/ trong từ
“thuyền” chẳng hạn).
Ở cấp độ câu này, chúng tôi sẽ để trẻ phát âm từng câu riêng lẻ thông qua chiến lƣợc lần lƣợt giữa nhà trị liệu với trẻ.
- Đọc
Nếu trẻ có thể đọc (biết đọc và muốn đọc), chúng tôi sẽ giới thiệu một vài quyển truyện và để trẻ tự đọc to và lúc đó nếu trẻ còn phát âm sai từ nào chúng tôi nhắc lại và đọc nhấn mạnh phát âm đúng vào từ mà trẻ phát âm sai, nhằm giúp trẻ phát âm chính xác lại những âm đã đƣợc sửa.
Nếu trẻ chƣa biết đọc, chúng tôi để trẻ tự kể những câu chuyện mà trẻ biết hoặc trẻ tự nghĩ ra.
Ở mức độ này rất thú vị vì chúng tôi nhận ra rằng trí tƣởng tƣợng của trẻ thật phong phú và có logic cũng nhƣ lý lẽ riêng của trẻ. Thế giới của trẻ không phải là “thế giới thu nhỏ” của ngƣời lớn.
- Hội thoại
Đây là bƣớc cuối cùng mà chúng tôi thực hiện. Nếu trẻ vƣợt qua đƣợc bƣớc này, tức là trẻ tham gia vào hội thoại lời diễn ra tự nhiên có sẵn chủ đề hoặc chủ đề mở mà trẻ không còn phát âm từ nào sai thì đây là lúc chúng tôi kết thúc quá trình trị liệu cho trẻ.
Vào thời điểm này, các âm “mục tiêu” hầu hết là đúng và rất tự động. Nhƣng nếu trẻ thỉnh thoảng còn âm nào lỗi thì hãy nhắc nhở trẻ sử dụng “từ đúng”.
77
Để thực hiện đƣợc các bƣớc trên đây, có hai chiến lƣợc vô cùng quan trọng mà chúng tôi-nhà trị liệu luôn luôn phải nhớ và sử dụng đó là “kiên nhẫn”, “chờ đợi”, và “luôn tạo niềm vui cho trẻ”.