Kinh tế

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ tài CHÍNH của mô HÌNH TRỒNG dưa hấu tại PHƯỜNG LONG TUYỀN QUẬN BÌNH THỦY THÀNH PHỐ cần THƠ (Trang 35)

3.1.3.1 Nông, lâm nghiệp và thủy sản

Do quá trình đô thị hóa nên diện tích đất nông nghiệp giảm nhanh từ 4.272 ha năm 2005, còn 3.968 ha năm 2010 (giảm 304 ha) và 3.938 ha năm 2013 (giảm 30 ha). Tuy nhiên, giá trị sản xuất nông nghiệp vẫn tăng ở mức 3,87%/năm.

Bảng 3.5: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp quận Bình Thủy năm 2013

Mục đích sử dụng Tổng số

Ha

Cơ cấu % Tổng diện tích đất nông nghiệp 3.931,51 55,62

Đất sản xuất nông nghiệp 3.924,00 55,52

Đất trồng cây hàng năm 1.532,62 21,68

- Đất trồng lúa 1.463,38 20,70

- Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 0,24 …

- Đất trồng cây hàng năm khác 69,00 0,98

Đất trồng cây lâu năm 2.391,38 33,83

Đất nuôi trồng thuỷ sản 7,51 0,11

Nguồn: Niên giám thống kê quận Bình Thủy 2013

Ngành nông nghiệp: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản giai đoạn 2005-2013 chuyển dịch nhanh theo hướng tăng tỷ trọng ngành thủy sản, giảm ngành nông nghiệp và lâm nghiệp. Năm 2005, tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm 85,32%, lâm nghiệp chiếm 0,61% và thủy sản chiếm 14,07%, đến năm 2013, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm còn 55,80% (giảm 29,52%) và lâm nghiệp giảm còn 0,24% (giảm 0,37%), trong khi đó ngành thủy sản tăng lên 43,96% (tăng 29,89%).

Trong nội bộ ngành nông nghiệp, trồng trọt chiếm tỷ trọng lớn và tăng từ 74,83% năm 2005 lên 77,17% năm 2013, ngành chăn nuôi có tỷ trọng đứng thứ 2, nhưng giảm nhẹ từ 20,63% năm 2005 còn 19,58% năm 2013, dịch vụ nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ và giảm từ 4,54% năm 2005 xuống 3,24% năm 2013.

Sản xuất nông nghiệp: Sản xuất nông nghiệp cả quận đang chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng nông nghiệp đô thị, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, quy mô sản xuất của nông dân vẫn chủ yếu là kinh tế hộ, sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, sản phẩm nông nghiệp chưa có sức cạnh tranh cao, thiếu sự liên kết trong tiêu thụ sản phẩm.

Trồng trọt: vẫn là ngành sản xuất chính trong sản xuất nông nghiệp của quận với các sản phẩm chủ lực là lúa rau màu và cây ăn trái.

Bảng 3.6: Diện tích thu hoạch lúa và một số cây lâu năm của quận Bình Thủy giai đoạn 2005-2013

Đơn vị ha

Năm lúa Dừa

Cam chanh

quýt

Xoài Bưởi Nhãn Chôm chôm 2005 5.782 68 640 133 68 200 20 2009 3.829 75 469 193 198 92 75 2010 3.638 79 329 241 135 62 20 2011 3.512 79 327 255 85 59 23 2012 3.473 80 327 258 81 48 23 Sơ bộ 2013 3.449 106 336 297 48 60 34

Nguồn: Niên giám thống kê quận Bình Thủy 2013

Diện tích trồng lúa bị thu hẹp do ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa và tập trung chuyển đổi đất để xây dựng các dự án hạ tầng quang trọng của thành phố, và hoạt động sản xuất lúa tập trung chủ yếu vào 2 mô hình chính là chuyên canh lúa 3 vụ và kết hợp mô hình lúa – màu. Đẩy mạnh chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang mô hình trồng rau màu, do đó diện tích trồng rau màu năm 2013 đạt 474 ha, sản lượng 12.805 tấn. Cây ăn trái diện tích giảm mạnh từ 2.087 ha năm 2005 xuống 1.965 ha năm 2013, sản lượng năm 2013 ước đạt 11.188 tấn.

Chăn nuôi: Các loại vật nuôi trên địa bàn quận khá đa dạng, nhưng tập trung vào 3 loại vật nuôi chính là: heo, gia cầm và bò (đặc biệt là bò sữa). Do quá trình đô thị hóa nên địa bàn chăn nuôi bị thu hẹp, ngoài ra còn do ảnh hưởng bất lợi của thời tiết, giá nguyên liệu, thức ăn chăn nuôi và tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc nên quy mô đàn gia súc có xu hướng giảm.

Bảng 3.7: Sản lượng chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn quận Bình Thủy giai đoạn 2005-2013 2005 2009 2010 2011 2012 Sơ bộ 2013 Tổng (con) 77.027 94.100 106.773 128.314 115.900 114.766 Trâu 6 0 0 11 8 20 Bò 850 1.274 1.132 880 777 714 Lợn 12.128 7.027 7.283 8.308 8.164 6.809 Dê 183 489 218 175 119 34 Gia cầm 63.860 85.310 98.140 118.940 106.832 107.189 Trong đó: Gà 23.800 31.180 45.160 58.990 53.408 52.096 Vịt, ngan, ngỗng 40.060 54.130 52.980 59.950 53.424 55.093

Nguồn: Niên giám thống kê quận Bình Thủy 2013

Ngành lâm nghiệp: lâm nghiệp chủ yếu trồng cây phân tán trên các trục lộ giao thông, tuyến đê bao, kênh mương, khu dân cư, công sở, trường học,…nhằm tạo cảnh quang môi trường, bóng mát, bảo vệ công trình xây dựng và đê bao. Bảng 3.8: Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá hiện hành phân theo ngành hoạt động quận Bình Thủy giai đoạn 2005-2013

Đơn vị triệu đồng Năm Tổng số Chia ra Trồng chăm sóc rừng Khai thác gỗ và lâm sản khác Thu nhặt sản phẩm từ rừng không phải gỗ và lâm sản khác Dịch vụ lâm nghiệp 2005 1.032 115 893 7 17 2009 2.181 190 1.968 18 5 2010 2.108 176 1.910 18 4 2011 1.656 186 1.456 11 3 2012 1.849 169 1.671 6 3 Sơ bộ 2013 1.489 176 1.306 7 0

Ngành thủy sản: Giai đoạn 2006-2013, diện tích nuôi có xu hướng giảm nhưng giá trị sản xuất tăng khá cao, đạt 39,88%. Nguyên nhân là do quận đã đẩy mạnh nuôi các giống cá có chất lượng cao hơn và nhờ đó sản lượng thủy sản vẫn tăng nhanh trong khi diện tích nuôi giảm đi.

Bảng 3.9: Sản lượng thủy sản nuôi trồng giai đoạn 2005-2013

Đơn vị Tấn Chỉ tiêu 2005 2009 2010 2011 2012 Sơ bộ 2013 Phân theo khai thác, nuôi trồng Tổng 1,557 14,217 11,940 12,860 13,195 12,235 Khai thác 61 92 81 85 66 65 Nuôi trồng 1,496 14,125 11,859 12,775 13,129 12,170 Phân theo loại

thủy sản

Tổng 1,557 14,217 11,940 12,860 13,195 12,235 Tôm 2 1 1 1 1 … Cá 1,543 14,187 11,916 12,838 13,181 12,221 Thủy sản khác 12 29 23 21 13 14

Nguồn: Niên giám thống kê quận Bình Thủy 2013

3.1.3.2 Công nghiệp

Tăng trưởng giá trị sản xuất mặc dù giai đoạn 2005-2013 kinh tế của quận chịu nhiều ảnh hưởng của tình trạng suy thoái và diển biến phức tạp của nền kinh tế thế giới và trong nước, nhưng vẫn duy trì được sự phát triển. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành công nghiệp giai đoạn 2011-2013 đạt 18,24%, chứng tỏ ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của quận vẫn tăng trưởng cao và ổn định.

Bảng 3.10: Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá hiện hành phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2005-2013

Đơn vị triệu đồng Ngành 2005 2009 2010 2011 2012 Sơ bộ 2013 TỔNG SỐ 3.975.806 9.732.900 15.924.094 18.010.480 20.039.251 23.676.284 Nhà nước 1.041.673 3.383.373 6.752.517 6.280.191 5.579.941 6.621.808 Ngoài Nhà nước 1.921.524 4.422.696 6.700.661 8.479.221 10.800.891 13.307.414 Tập thể … 204 … 418 540 360 Tư nhân 1.819.111 4.196.847 6.413.101 8.154.612 10.445.420 12.967.486 Cá thể 102.413 225.645 287.560 324.191 354.931 339.568 Đầu tư nước

ngoài

1.012.609 1.926.831 2.470.916 3.251.068 3.658.419 3.747.062

Nguồn: Niên giám thống kê quận Bình Thủy 2013

Về lượng cơ sở công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: năm 2013 toàn quận có 689 cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Trong tổng số cơ sở sản xuất công nghiệp có 7 cơ sở sản xuất cấp nhà nước, 189 tư nhân, 7 cơ sở nước ngoài, còn lại là các hộ cá thể và tập thể.

Thực trạng sản xuất các sản phẩm chủ lực: sản xuất công nghiệp với các ngành nghề khá đa dạng từ sản xuất cơ khí máy móc đến các ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phẩm, hóa chất,…

Trên địa bàn quận hiện có khu công nghiệp Trà Nóc 1 diện tích 135 ha, năm 2013 đã thu hút thêm 4 dự án mới, hiện tại đã lấp đầy 100% diện tích đất dành cho phát triển công nghiệp.

3.1.3.3 Thương mại – dịch vụ

Các hoạt động thương mại – dịch vụ khá phát triển và được xem là thế mạnh của quận sau công nghiệp.

Về số lượng cơ sở, năm 2013 toàn quận có 6.367 cơ sở kinh doanh thương mại – dịch vụ, tăng 3,02% so với năm 2005. Phần lớn các cơ sở kinh doanh dịch vụ là hộ các thể, quy mô nhỏ như khách sạn – nhà hàng, nhà trọ, ăn uống. Có 7 cơ sở kinh doanh có người phục vụ, trong đó có 3 bưu điện văn hóa: Long Hòa, Long Tuyền, Thới An Đông và 4 bưu cục: An Thới, Hồi Lực,

Bình Thủy và Trà Nóc. Hiện tỷ lệ sử dụng điện thoại đạt trên 92% (kể cả di động và điện thoại bàn), số thuê bao Internet bình quân 6,7 thuê bao/100 dân.

Nhìn chung về tốc độ tăng giá trị sản xuất tính trên địa bàn quận quản lý giai đoạn 2005 – 2010 khá cao, đạt 18,59%, tuy nhiên giai đoạn 2011-2013 do ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế của cả nước và thế giới, việc đầu tư cho sản xuất công nghiệp – xây dựng và dịch vụ gặp nhiều khó khăn nên tốc độ tăng giá trị sản xuất chỉ đạt 13,36%.

Tính theo giá so sánh năm 2010, tốc độ tăng giá trị sản xuất giai đoạn 2011 – 2013 bình quân đạt 13,44% trong đó khu vực 1 tăng bình quân 5,26%, khu vực 2 tăng 13,72%, khu vực 3 tăng 14,24%.

Về tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2005 – 2010 tăng bình quân 16,5% và giai đoạn 2011 – 2013 đạt 16,05%. Khu vực phi nông nghiệp luôn có tốc độ tăng trưởng cao, trong đó: ngành công nghiệp – xây dựng đạt 16,55%/năm, thương mại – dịch vụ đạt 16,24%. Trong khi đó nông lâm nghiệp – thủy sản đạt 2,12%.

Tính theo giá so sánh 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011 – 2013 chỉ đạt 14,73%, trong đó khu vực 1 tăng bình quân trong 3 năm đạt 2,18%, khu vực 2 đạt 15,34%, khu vực 3 đạt 14,05%.

3.1.3.4 Tiềm năng phát triển

Thuận lợi

Bình thủy là một trong những quận trung tâm của thành phố Cần Thơ, đô thị trung tâm và là động lực phát triển cho toàn vùng ĐBSCL, quận có vị trí chuyển tiếp, cầu nối đô thị trung tâm đến khu vực cận trung tâm, giữa trung tâm thành phố với các quận huyện phía Bắc.

Quận là địa bàn tập trung đầu mối giao thông quan trọng của thành phố Cần Thơ và vùng ĐBSCL rất thuận tiện cho việc vận chuyển giao thương hàng hóa (có hệ thống giao thông đa dạng bao gồm đường thủy, cảng, đường bộ và đường hàng không). Đây là những điều kiện rất thuận lợi để quận Bình Thủy đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Điều kiện khí hậu thời tiết thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế nông nghiệp và phi nông nghiệp. Quận Bình Thủy với khoảng 56% diện tích đất là đất nông nghiệp, thuận lợi cho việc phát triển lúa, hoa màu và cây ăn trái.

Quận Bình Thủy là một trung tâm kinh tế quan trọng của thành phố Cần Thơ bao gồm kinh tế cảng, vận tải (đường thủy, hàng không) và kho vận, nhất là kinh tế công nghiệp, trên địa bàn quận có các khu công nghiệp, nhà máy nhiệt điện, nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế...

Trên địa bàn quận có nhiều di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng (7 di tích cấp quốc gia, 1 di tích cấp thành phố), nhiều đình chùa và công trình văn hóa khác cùng với các ưu thế vị trí địa lý , tài nguyên sông nước, các cồn trên sông. Nên nơi đây sẽ là khu vực có rất nhiều lợi thế cho việc đầu tư phát triển du lịch.

Ngoài ra đây còn là một trung tâm an ninh, quốc phòng (Quân khu 9) của toàn vùng ĐBSCL, bảo đảm an ninh chính trị và hỗ trợ tích cực cho phát triển kinh tế của quận và thành phố.

Khó khăn và hạn chế

Điều kiện khí hậu, thủy văn của quận hàng năm chịu ảnh hưởng của triều cường hay có tình trạng ngập úng, lở đất ven sông vào mùa mưa. Mặc dù bị ảnh hường thời gian ngắn hơn một số quận huyện khác nhưng vẫn gây bất lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn quận.

Hệ thống sông, rạch của quận khà dày nên đất yếu làm cho việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (giao thông, các công trình xây dựng cơ bản) gặp nhiều khó khăn và chi phí đầu tư cao.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ tài CHÍNH của mô HÌNH TRỒNG dưa hấu tại PHƯỜNG LONG TUYỀN QUẬN BÌNH THỦY THÀNH PHỐ cần THƠ (Trang 35)