Các thông tin chung về nông hộ được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 4.4: Thông tin chung về nông hộ
Đặc điểm Đơn vị tính Nhỏ nhất nhất Lớn Trung bình Độ lệch chuẩn
Nhân khẩu Người 3 7 4,3 1,035
Số thành viên tham
gia trồng dưa hấu Người 1 5 2,3 0,763
Diện tích Công 1 16 5,4 3,245
Nguồn: Số liệu khảo sát tháng 10 năm 2014
Nhân khẩu: Nông hộ có số nhân khẩu thấp nhất là 3 người, cao nhất là 7 người và số nhân khẩu trung bình của nông hộ là 4,3 người.
Bảng 4.5: Số nhân khẩu của nông hộ
Chỉ tiêu Tần số Tỷ lệ (%) 3 người 11 22 4 người 21 42 5 người 12 24 6 người 4 8 7 người 2 4
Nguồn: Số liệu khảo sát tháng 10 năm 2014
Nông hộ có số nhân khẩu từ 3 đến 5 người chiếm tỷ lệ cao chiếm tới 88%, số nhân khẩu trong gia đình từ 3 đến 5 phần lớn là các gia đình hạt nhân, còn các nông hộ có từ 6 đên 7 người thường là các gia đình có nhiều thế hệ sống chung
với nhau, thường là 3 thế hệ, và tỷ lệ nông hộ này với một tỷ lệ nhỏ 12%. Ta có thể thấy hình thức gia đình của nông hộ chủ yếu là gia đình hạt nhân, khi ta so với độ tuổi chiếm phần lớn của chủ hộ trong khoảng 30 đến 50 tuổi, và trong độ tuổi này thường thì gia đình gồm vợ, chồng và từ 1 đến 3 con.
Số lao động gia đình: Nông hộ có số thành viên tham gia trồng dưa hấu ít nhất là 1 người, nhiều nhất là 5 người và trung bình nông hộ có khoảng 2,3 người tham gia trồng dưa hấu.
Bảng 4.6: Số thành viên trong gia đình tham gia trồng dưa hấu
Chỉ tiêu Tần số Tỷ lệ (%) 1 người 4 8 2 người 31 62 3 người 12 24 4 người 2 4 5 người 1 2
Nguồn: Số liệu khảo sát tháng 10 năm 2014
Vì đặc trưng trong canh tác dưa hấu là cần nhiều lao động, các khâu mà nông hộ cần đến nhiều người phụ nhất là khâu trải bạt, trồng cây, cắt chèo và thu hoạch. Nếu số thành viên trong gia đình tham gia trồng đưa hấu càng nhiều thì có thể giúp cho nông hộ tiết kiệm được thời gian và chi phí thuê, mướn nhân công. Số thành viên trong gia đình của nông hộ tham gia vào quá trình sản xuất nhiều nhất là khoảng 2 đến 3 người chiếm tới 86%. Đối với các hộ có diện tích ít thì có thể tậng dụng lao động gia đình và giảm được chi phí thuê, mướn nhân công, nhưng đối với hộ có diện tích tương đối lớn thì sẽ chi nhiều tiền vào việc thuê thêm lao động.
Diện tích canh tác: Nông hộ có diện tích ít nhất là 1 công, cao nhất là 16 công và trung bình người nông dân canh tác khoảng 5,4 công.
Bảng 4.7: Đất trồng dưa hấu
Chỉ tiêu Tần số Tỷ lệ (%)
Đất sở hữu 29 58
Theo như điều tra có 29 nông hộ trong 50 hộ phỏng vấn (chiếm 58%) sử dụng đất nhà, có nghĩa là khoảng 42% hộ canh tác hoàn toàn dùng đất thuê, nhưng số hộ dùng đất thuê lại lên tới 54%. Điều đó chứng tỏ nhu cầu sử dụng đất của nông dân rất cao, do không đủ đất canh tác người có đất phải thuê thêm đất để trồng dưa. Giá thuê đất giao động từ 1 triệu đến 2,5 triệu/công/năm.
Nguồn vốn: Các nông hộ vay vốn từ các nguồn như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, ngân hàng Nông nghiệp và ngân hàng Chính sách.
Bảng 4.8 Tình hình vay vốn của nông hộ
Chỉ tiêu Tần số Tỷ lệ (%)
Có vay vốn 9 18
Không vay vốn 41 82
Nguồn: Số liệu khảo sát tháng 10 năm 2014
Các nông hộ vay vốn chiếm tỷ lệ không cao 18%, số tiền được vay của nông hộ từ 7 triệu đến 20 triệu, đây là các chính sách vay vốn ở địa phương nhằm hỗ trợ cho người nông dân nên việc vay vốn không gặp khó khăn. Nông dân vay vốn với các mục đích chủ yếu là trả tiền thuê nhân công, mua màng phủ, trả tiền thuê đất, mua giống và trữ vốn. Về 82% hộ không vay vốn vì nông dân có thể mua chịu phân, thuốc tại các đại lý khi xong một mùa vụ họ mới thanh toán các khoảng chi phí phân, thuốc đã mua cho đại lý, nên họ có thể dùng vốn đầu tư vào các khoản mục chi phí khác.