Giới thiệu về cây dưa hấu

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ tài CHÍNH của mô HÌNH TRỒNG dưa hấu tại PHƯỜNG LONG TUYỀN QUẬN BÌNH THỦY THÀNH PHỐ cần THƠ (Trang 48)

3.3.1 Nguồn gốc

Dưa hấu có tên khoa học là Citrullus lanatus, là một loài thực vật trong họ Bầu bí (Cucurbitaceae), một loại trái cây có vỏ cứng, chứa nhiều nước, có nguồn gốc từ miền nam châu Phi và là loại quả phổ biến nhất trong họ Bầu bí. Ngày nay dưa hấu được trồng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ , Hoa Kỳ, Mexico, Nhật Bản, Hàn Quốc,…

3.3.2 Tính thích nghi khí hậu, đất đai và thời vụ

3.3.2.1 Khí hậu

Dưa hấu có nguồn gốc vùng khí hậu nóng, thích khí hậu ấm áp, khô ráo, đầy đủ ánh nắng giúp trổ nhiều bông cái và cho trái chín sớm, năng suất cao. Nhiệt độ thấp cây phát triển yếu, dễ thất bại, mưa nhiều rễ bị thối chết, khó trổ bông càng khó thụ phấn và đậu trái, khi đã đậu trái thì trái dễ bị thối, chất lượng kém, ẩm độ không khí cao dễ phát sinh bệnh. Khi có mưa bão, nhiệt độ thấp, ẩm độ cao thân lá dễ dập nát mau tàn khó trồng.

Nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng từ 25 – 300C nên rất dễ trồng trong mùa nắng ở ĐBSCL. Nhiệt độ thích hợp cho hoa nở và thụ phấn là 250C, nhiệt độ thích hợp cho trái lớn và chín là 300C.

3.3.2.2 Đất đai

Dưa hấu có rễ mọc sâu, chịu úng kém, chịu hạn khá nhất là khi cây đã trổ bông, đậu trái. Cây không yêu cầu đất nghiêm khắc, cần chọn đất thoát nước tốt, cơ cấu nhẹ, tầng canh tác sâu không quá phèn. Các vùng đất cát gần biển, đất phù sa ven sông lý tưởng cho trồng dưa hấu, chỉ cần chú ý tưới nước và bón phân. Đất cát pha tơi xốp, nhiệt độ đất dễ tăng cao, thoát nước nhanh có lợi cho bộ rễ phát triển, chất lượng dưa tốt, chăm sóc đỡ tốn kém.

Dưa hấu không nên liên canh, dễ thất bại vì cây bị bệnh nhiều như bệnh chạy dây, nứt thân, thời gian cách ly trồng dưa hấu càng lâu càng tốt. Đất ruộng lúa ở ĐBSCL nơi bị ngập nước trong mùa lũ (huyện Châu Phú tỉnh An Giang, huyện Thốt Nốt, Ô Môn thành phố Cần Thơ) được phù sa bồi đắp mới trồng dưa hấu rất tốt vì ít bị sâu bệnh phá hại nghiêm trọng.

Đất trồng dưa nên cao, thoáng không bị bóng rân che, không bị gió bão, chịu được pH hơi phèn trong phạm vi pH từ 5 – 7, để hạn chế nức than nên trồng ở pH từ 6 – 7 và nhiệt đọ trên 260

C.

3.3.2.3 Thời vụ

Dưa hấu có khả năng thích nghi rất lớn với điều kiện thời tiết nên có thể mở rộng thời vụ gieo trồng quanh năm, tuy nhiên ở ĐBSCL hình thành các vụ chính trong mùa nắng như:

Dưa Noel: Gieo từ 20/9 đến 1/10 dương lịch, giai đoạn mới trồng gặp mưa cuối mùa dễ bị hư hại cây con,

Dưa hấu Tết: gieo hạt khoảng 5 – 15 /10 âm lịch tương ứng khoảng cuối tháng 11 đầu tháng 12 dương lịch, thu hoạch vào dip tết Nguyên Đán. Vụ này thời tiết thuận lợi cho sự ra hoa. đậu trái nhưng dễ bị bù lạch gây hại do chúng lan truyền tự vụ dưa hấu noel.

Dưa Lạc Hậu: Thường được trồng ở những vùng có đủ nước ngọt để tưới, bị bù lạch gây hại nặng nề nhất trong năm.

Dưa Hè Thu: Gieo trồng trong suốt mùa mưa, thích hợp ở một số vùng đất cao (Long An, Tiền Giang, Sóc Trăng,…) hoặc có đê bao vững chắc.

3.3.3 Giá trị dinh dưỡng

Dưa hấu có giá trị dinh dưỡng cao, có lợi cho sức khỏe con người, Trong trái dưa hấu có 90% nước, Protein, Lipit, Cacbonhydrat, Caroten, đường, các chất khoáng như Calcium, Phospho, sắt, các vitamin như Thiamin (B1), Riboflavin (B2), Niaxin (B3), Acide ascorbic (C),…

Về mặt y học, trong trái dưa hấu chứa vitamin C làm tăng sức đề kháng của cơ thể. Chất Lycopen trong trái dưa là chất chống oxy hóa, giúp chống lại các bệnh về tim mạch, giảm khả năng mắc bệnh nhồi máu cơ tim. Chât Citrulline trong trái dưa vào cơ thể người chuyển hóa thành Arginine là acide amin có lợi cho tim mạch, tuần hoàn và miễn dịch. Chất Arginine còn làm tăng hoạt tính Nitrit oxit giúp thư giãn mạch máu mà không có tác dụng phụ nào, ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới. Trong trái dưa hấu có chứa nhiều kali và enzim sujper oxide dismutase có khả năng chống oxy hóa, giúp tế bào cơ thể phát triển tốt hơn và con người ít bị stress hơn.

Theo Đông y, dưa hấu có vị ngọt, tính hàn có công dụng giải khát, giải say nắng, có công năng thanh nhiệt tá hỏa, giải say rượu, lợi tiểu, cầm lị ra máu, dưa hấu tươi nghiền nát thoa nhiều lần trong ngày trị vết nẻ môi và những ốt mẩn đỏ ở da, đắp những lát dưa hấu mỏng lên mặt để trong nhiều giờ da dẻ mịn màng,…

Trong vỏ dưa hấu có chưa nhiều vitamin ankaloit có tác dụng giải nhiệt hết say nắng, còn ngăn chặn không cho cholesterol tích động ở thành mạch máu, có tác dụng chống xơ mỡ động mạch. Phần xanh cua vỏ dưa hấu gọi là áo thủy của dưa hấu có thể chữa các chứng thử nhiệt, phiền khát, phù nề, tiểu tiện kém và miệng lưỡi viêm nhiệt.

Hạt dưa hấu có chứa dầu béo Xiturlin có tác dụng thanh nhiệt, nhuận tràng, dứt khát, trợ giúp tiêu hóa, dùng để hạ huyết áp, làm giảm triệu chứng viêm bàng quang cấp, giảm đau, cầm máu, chữa bí tiểu ở người lớn tuổi,

Tuy nhiên người bị tiểu đường, suy thận, rối loạn tiêu hóa không nên ăn nhiều sẽ làm bệnh nặng thêm.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA NÔNG HỘ TRỒNG DƯA HẤU TẠI PHƯỜNG LONG TUYỀN

4.1 TÌNH HÌNH CHUNG CỦA NÔNG HỘ 4.1.1 Các thông tin chung về chủ hộ 4.1.1 Các thông tin chung về chủ hộ

Qua số liệu thu thập được về các nông hộ trồng dưa hấu ở phường Long Tuyền, quận Bình Thủy có thể thấy một số đặc điểm về chủ hộ trồng dưa hấu như sau:

Bảng 4.1: Một số đặc điểm của chủ hộ trồng dưa hấu

Đặc điểm Đơn vị

tính Nhỏ nhất nhất Lớn Trung

bình Độ lệch chuẩn

Tuổi Năm 32 65 47,02 7,886

Trình độ Lớp 0 12 6,18 3,173

Kinh nghiệm Năm 1 20 7,15 3,949

Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp tháng 10 năm 2014

Tuổi của chủ hộ: Chủ hộ trồng dưa hấu có độ tuổi thấp nhất là 32, cao nhất là 65 và độ tuổi trung bình của chủ hộ là 47,02. Nhưng nhìn chung chủ hộ trồng dưa ở đây có tuổi đời rất đa dạng, hầu như trong khoảng từ 32 đến 65 tuổi thì đều có chủ hộ thuộc các tuổi trong khoảng trên.

Bảng 4.2: Độ tuổi của chủ hộ Độ tuổi Tần số Tỷ lệ (%) Từ 30 đến 40 tuổi 7 14 Từ 41 đến 50 tuổi 27 54 Từ 51 đến 60 tuổi 13 26 Trên 60 tuổi 3 6 Tổng 50 100

Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp tháng 10 năm 2014

Đa số chủ hộ có tuổi đời vào khoảng từ 41 đến 50 tuổi, chiếm 54% trong tổng số quan sát. Từ đó có thể thấy lao động chính trong gia đình của người dân nơi đây vào khoảng độ tuổi này. Đối với các chủ hộ trong khoảng từ 51 đến 60

trong nghề. Ở độ tuổi từ 30 đến 40, đa phần là các chủ hộ mới vào nghề, nên số lượng không cao chiếm 14%. Các chủ hộ trong độ tuổi trên 60 chỉ chiếm 6% trong số quan sát, các chủ hộ trong độ tuổi này có thể nói là lớp thế hệ đầu tiên trong việc trồng dưa hấu của bà con nông dân trong khu vực.

Trình độ học vấn: Theo khảo sát thì trình độ học vấn của các chủ hộ không cao, trung bình là lớp 6. Tuy có những người có trình độ 12 nhưng vẫn có người mù chữ.

Nguồn: Số liệu khảo sát tháng 10 năm 2014

Hình 4.1 Trình độ học vấn của chủ hộ

Phần lớn các chủ hộ có trình độ cấp 1 và cấp 2, số người học ở 2 bật học này chiếm tới 80% đây là tỷ lệ rất cao. Do trình độ học vấn không cao nên việc tiếp cận với kiến thức về kỹ thuật trồng và chăm sóc dưa gặp không ít khó khăn và áp dụng không có hiệu quả. Các chủ hộ học tới cấp 3 không nhiều chỉ 14%, và theo như khảo sát những chủ hộ có trình độ học vấn cao đa số là những hộ đạt năng suất cao, do chủ hộ có khả năng tiếp cận đa dạng với khoa học kỹ thuật trong canh tác. Và đối với các chủ hộ mù chữ tuy chiếm tỷ lệ không nhiều 6%, do không biết chữ đã gây không ít khó khăn cho người nông dân, chưa nói đến việc học hỏi khoa học kỹ thuật, mà mù chữ đã gây không ít trở ngại cho nông dân trong việc định lượng để sử dụng và mua phân thuốc.

6% 14% 44% 36% Mù chữ Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3

Kinh nghiệm sản xuất: là số năm mà người nông dân trồng dưa hấu. Theo kết quả cho thấy, người có kinh nghiệm ít nhất là 1 năm, người có kinh nghiệm cao nhất là 20 năm và trung bình người nông dân có kinh nghiệm khoảng 7,15 năm.

Nguồn: Số liệu khảo sát tháng 10 năm 2014

Hình 4.2 Kinh nghiệm của chủ hộ

Người có kinh nghiệm trồng dưa hấu từ 1 đến 5 năm chiếm khá cao tới 40%, đối với họ thì việc trồng dưa hấu vẫn còn khá mới mẻ, đây là giai đoạn mà người nông dân đang học hỏi và tích lũy kinh nghiệm cho bản thân. Người có kinh nghiệm từ 6 đến 10 năm là nhiều nhất chiếm tới 46%, là những hộ đã vào nghề khá lâu, đây là khoảng thời gian đủ để cho người nông dân có thể có được vốn kinh nghiệm cho riêng mỗi người. Đối với những người có kinh nghiêm trên 10 năm chiếm tỷ lệ thấp chỉ 14%, với kinh nghiệm lâu năm đối với nghề, đa phần các chủ hộ thuộc khoảng này đều trên 60 tuổi, có thể nói đây là những người đầu tiên trồng dưa hấu trong khu vực. Và theo nông dân kinh nghiệm do tự mỗi người đúc kết được có thể nhìn chung sẽ có nét tương đồng với nhau, nhưng xét về kỹ thuật chăm sóc sẽ có sự khác biệt, nhất là các khâu về phân, thuốc. Tuy ở phường Long Tuyền vẫn còn khá nhiều người có ít kinh nghiệm trong canh tác, nhưng trồng dưa hấu đang dần trở thành truyền thống của bà con nông dân nơi đây.

46%

14%

40% Từ 1 đến 5 năm

Từ 6 đến 10 năm Trên 10 năm

Bảng 4.3: Các nguồn tích lũy kinh nghiệm của nông dân

Chỉ tiêu Tần số Tỷ lệ (%)

Học hỏi từ bà con, bạn bè 46 92

Tự tích lũy kinh nghiệm 46 92

Xem sách, báo, TV 24 48

Đại lý bán phân, thuốc 19 38

Tham gia tập huấn và hội thảo 17 34

Gia đình truyền lại 1 2

Nguồn: Số liệu khảo sát tháng 10 năm 2014

Các nguồn để người nông dân học hỏi kinh nghiệm từ 2 nguồn chính là học hỏi từ bà con bạn bè, đây là hình thức học hỏi nhanh, dễ hiểu và có hiệu quả nhất. Thứ 2 là trong quá trình canh tác người nông dân có thể tích lũy kinh nghiệm cho riêng bản thân, chính những kinh nghiệm do tự rút ra của bản thân nên kỹ thuật canh tác của nông dân không ai giống nhau. Kinh nghiệm từ gia đình truyền lại hầu như không có chỉ chiếm tỷ lệ rất ít 2%, do nghề trồng dưa còn khá mới lạ đối với người dân nơi đây, việc trồng dưa không phải là truyền thống của vùng, các nông hộ trồng dưa thường là do tự phát nên rất ít có trường hợp cha truyền con nối. Sách, báo, TV và các phương tiện thông tin đại chúng cũng là nguồn cung cấp nhiều thông tin, người tiếp cận thông tin theo hướng này cũng khá nhiều 48%, nông dân thường xem các chương trình khuyến nông trên TV, hoặc tờ bướm của các công ty phân thuốc. Việc tham gia tập huấn, hội thảo cũng giúp cho nông dân biết thêm thông tin cần thiết về kỹ thuật chăm sóc. Ngoài các nguồn trên, một số lượng không nhỏ nông dân (38%) tích lũy kinh nghiệm bằng cách hỏi đại lý phân thuốc tư vấn, nhiều nhất là vấn đề về sâu bệnh, họ nêu các triệu chứng sâu, bệnh của cây và người bán phân thuốc ở các đại lý sẽ tư vấn cho họ biết nên dùng thuốc gì.

Khoa học kỹ thuật: Các chương trình tập huấn cho nông dân chủ yếu cho hợp tác xã Long Tuyền, do các cán bộ bên bộ phận khuyến nông, Đại học Cần Thơ và Hội nông dân trong khu vực tổ chức. Ngoài ra, còn có các hội thảo của các công ty phân thuốc được tổ chức định kỳ mời nông dân tham dự.

Nguồn: Số liệu khảo sát tháng 10 năm 2014

Hình 4.3 Tình hình gia tập huấn và hội thảo của nông dân

Qua số liệu khảo sát cho thấy, tỷ lệ nông hộ tham gia tập huấn rất ít chỉ 10%, các nông hộ này chủ yếu là các hộ thuộc hợp tác xã nên có điều kiện tham gia tập huấn. Nội dung tập huấn thường là các vấn đề về phòng trị sâu bệnh và cách chăm sóc, thời gian trước nông dân tham gia tập huấn với hai hình thức là thuyết trình và thực hành ngoài đồng nhưng thời gian gần đây các lớp tập huấn chủ yếu là giảng trên lý thuyết, do hợp tác xã không còn hoạt động mạnh như trước đây nữa thậm chí chỉ còn mang tính hình thức nên các tổ chức tập huấn cũng không có điều kiện mở các buổi thực hành thực tế cho người nông dân, theo như phỏng vấn các nông hộ tham gia tập huấn nhận thấy các kiến thức họ học hỏi được từ các lần tập huấn áp dụng rất có hiệu quả. Số nông hộ tham gia hội thảo cũng không nhiều chỉ 38%, nông tham gia các hội thảo do các công ty phân thuốc tổ chức thông qua liên lạc của các đại lý phân thuốc và một vụ mùa thì tổ chức khoảng từ 2 đến 3 lần. Hội thảo chủ yếu phổ biến các vấn đề về cách trị các loại sâu bệnh cho cây, các loại phân, thuốc và giống mới, theo như đánh giá chất lượng của hội thảo do các công ty phân thuốc tổ chức không cao, vì mục đích

10%

52% 38% Tham gia tập huấn

Tham gia hội thảo

chính của các công ty này là giới thiệu các loại phân, thuốc và giống mới của họ. Các hộ nông dân không tham gia tập huấn và hội thảo chiếm tỷ lệ rất cao có tới 52% số nông hộ, cũng đồng nghĩa với việc có hơn phân nữa nông dân không có cơ hội tiếp cận với khoa học kỹ thuật trong sản xuất. Nguyên nhân chủ yếu người nông dân không tham gia các lớp tập huấn là do không có thông tin về các buổi tập huấn. Còn nguyên nhân người nông dân không tham gia hội thảo phần lớn là do người nông dân không có thời gian để tham gia và do thấy hiệu quả của việc tham gia hội thảo không cao nên họ cũng không quan tâm đến.

4.1.2 Các thông tin chung về nông hộ

Các thông tin chung về nông hộ được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 4.4: Thông tin chung về nông hộ

Đặc điểm Đơn vị tính Nhỏ nhất nhất Lớn Trung bình Độ lệch chuẩn

Nhân khẩu Người 3 7 4,3 1,035

Số thành viên tham

gia trồng dưa hấu Người 1 5 2,3 0,763

Diện tích Công 1 16 5,4 3,245

Nguồn: Số liệu khảo sát tháng 10 năm 2014

Nhân khẩu: Nông hộ có số nhân khẩu thấp nhất là 3 người, cao nhất là 7 người và số nhân khẩu trung bình của nông hộ là 4,3 người.

Bảng 4.5: Số nhân khẩu của nông hộ

Chỉ tiêu Tần số Tỷ lệ (%) 3 người 11 22 4 người 21 42 5 người 12 24 6 người 4 8 7 người 2 4

Nguồn: Số liệu khảo sát tháng 10 năm 2014

Nông hộ có số nhân khẩu từ 3 đến 5 người chiếm tỷ lệ cao chiếm tới 88%, số nhân khẩu trong gia đình từ 3 đến 5 phần lớn là các gia đình hạt nhân, còn các nông hộ có từ 6 đên 7 người thường là các gia đình có nhiều thế hệ sống chung

với nhau, thường là 3 thế hệ, và tỷ lệ nông hộ này với một tỷ lệ nhỏ 12%. Ta có

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ tài CHÍNH của mô HÌNH TRỒNG dưa hấu tại PHƯỜNG LONG TUYỀN QUẬN BÌNH THỦY THÀNH PHỐ cần THƠ (Trang 48)