4.1.1 Các thông tin chung về chủ hộ
Qua số liệu thu thập được về các nông hộ trồng dưa hấu ở phường Long Tuyền, quận Bình Thủy có thể thấy một số đặc điểm về chủ hộ trồng dưa hấu như sau:
Bảng 4.1: Một số đặc điểm của chủ hộ trồng dưa hấu
Đặc điểm Đơn vị
tính Nhỏ nhất nhất Lớn Trung
bình Độ lệch chuẩn
Tuổi Năm 32 65 47,02 7,886
Trình độ Lớp 0 12 6,18 3,173
Kinh nghiệm Năm 1 20 7,15 3,949
Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp tháng 10 năm 2014
Tuổi của chủ hộ: Chủ hộ trồng dưa hấu có độ tuổi thấp nhất là 32, cao nhất là 65 và độ tuổi trung bình của chủ hộ là 47,02. Nhưng nhìn chung chủ hộ trồng dưa ở đây có tuổi đời rất đa dạng, hầu như trong khoảng từ 32 đến 65 tuổi thì đều có chủ hộ thuộc các tuổi trong khoảng trên.
Bảng 4.2: Độ tuổi của chủ hộ Độ tuổi Tần số Tỷ lệ (%) Từ 30 đến 40 tuổi 7 14 Từ 41 đến 50 tuổi 27 54 Từ 51 đến 60 tuổi 13 26 Trên 60 tuổi 3 6 Tổng 50 100
Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp tháng 10 năm 2014
Đa số chủ hộ có tuổi đời vào khoảng từ 41 đến 50 tuổi, chiếm 54% trong tổng số quan sát. Từ đó có thể thấy lao động chính trong gia đình của người dân nơi đây vào khoảng độ tuổi này. Đối với các chủ hộ trong khoảng từ 51 đến 60
trong nghề. Ở độ tuổi từ 30 đến 40, đa phần là các chủ hộ mới vào nghề, nên số lượng không cao chiếm 14%. Các chủ hộ trong độ tuổi trên 60 chỉ chiếm 6% trong số quan sát, các chủ hộ trong độ tuổi này có thể nói là lớp thế hệ đầu tiên trong việc trồng dưa hấu của bà con nông dân trong khu vực.
Trình độ học vấn: Theo khảo sát thì trình độ học vấn của các chủ hộ không cao, trung bình là lớp 6. Tuy có những người có trình độ 12 nhưng vẫn có người mù chữ.
Nguồn: Số liệu khảo sát tháng 10 năm 2014
Hình 4.1 Trình độ học vấn của chủ hộ
Phần lớn các chủ hộ có trình độ cấp 1 và cấp 2, số người học ở 2 bật học này chiếm tới 80% đây là tỷ lệ rất cao. Do trình độ học vấn không cao nên việc tiếp cận với kiến thức về kỹ thuật trồng và chăm sóc dưa gặp không ít khó khăn và áp dụng không có hiệu quả. Các chủ hộ học tới cấp 3 không nhiều chỉ 14%, và theo như khảo sát những chủ hộ có trình độ học vấn cao đa số là những hộ đạt năng suất cao, do chủ hộ có khả năng tiếp cận đa dạng với khoa học kỹ thuật trong canh tác. Và đối với các chủ hộ mù chữ tuy chiếm tỷ lệ không nhiều 6%, do không biết chữ đã gây không ít khó khăn cho người nông dân, chưa nói đến việc học hỏi khoa học kỹ thuật, mà mù chữ đã gây không ít trở ngại cho nông dân trong việc định lượng để sử dụng và mua phân thuốc.
6% 14% 44% 36% Mù chữ Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3
Kinh nghiệm sản xuất: là số năm mà người nông dân trồng dưa hấu. Theo kết quả cho thấy, người có kinh nghiệm ít nhất là 1 năm, người có kinh nghiệm cao nhất là 20 năm và trung bình người nông dân có kinh nghiệm khoảng 7,15 năm.
Nguồn: Số liệu khảo sát tháng 10 năm 2014
Hình 4.2 Kinh nghiệm của chủ hộ
Người có kinh nghiệm trồng dưa hấu từ 1 đến 5 năm chiếm khá cao tới 40%, đối với họ thì việc trồng dưa hấu vẫn còn khá mới mẻ, đây là giai đoạn mà người nông dân đang học hỏi và tích lũy kinh nghiệm cho bản thân. Người có kinh nghiệm từ 6 đến 10 năm là nhiều nhất chiếm tới 46%, là những hộ đã vào nghề khá lâu, đây là khoảng thời gian đủ để cho người nông dân có thể có được vốn kinh nghiệm cho riêng mỗi người. Đối với những người có kinh nghiêm trên 10 năm chiếm tỷ lệ thấp chỉ 14%, với kinh nghiệm lâu năm đối với nghề, đa phần các chủ hộ thuộc khoảng này đều trên 60 tuổi, có thể nói đây là những người đầu tiên trồng dưa hấu trong khu vực. Và theo nông dân kinh nghiệm do tự mỗi người đúc kết được có thể nhìn chung sẽ có nét tương đồng với nhau, nhưng xét về kỹ thuật chăm sóc sẽ có sự khác biệt, nhất là các khâu về phân, thuốc. Tuy ở phường Long Tuyền vẫn còn khá nhiều người có ít kinh nghiệm trong canh tác, nhưng trồng dưa hấu đang dần trở thành truyền thống của bà con nông dân nơi đây.
46%
14%
40% Từ 1 đến 5 năm
Từ 6 đến 10 năm Trên 10 năm
Bảng 4.3: Các nguồn tích lũy kinh nghiệm của nông dân
Chỉ tiêu Tần số Tỷ lệ (%)
Học hỏi từ bà con, bạn bè 46 92
Tự tích lũy kinh nghiệm 46 92
Xem sách, báo, TV 24 48
Đại lý bán phân, thuốc 19 38
Tham gia tập huấn và hội thảo 17 34
Gia đình truyền lại 1 2
Nguồn: Số liệu khảo sát tháng 10 năm 2014
Các nguồn để người nông dân học hỏi kinh nghiệm từ 2 nguồn chính là học hỏi từ bà con bạn bè, đây là hình thức học hỏi nhanh, dễ hiểu và có hiệu quả nhất. Thứ 2 là trong quá trình canh tác người nông dân có thể tích lũy kinh nghiệm cho riêng bản thân, chính những kinh nghiệm do tự rút ra của bản thân nên kỹ thuật canh tác của nông dân không ai giống nhau. Kinh nghiệm từ gia đình truyền lại hầu như không có chỉ chiếm tỷ lệ rất ít 2%, do nghề trồng dưa còn khá mới lạ đối với người dân nơi đây, việc trồng dưa không phải là truyền thống của vùng, các nông hộ trồng dưa thường là do tự phát nên rất ít có trường hợp cha truyền con nối. Sách, báo, TV và các phương tiện thông tin đại chúng cũng là nguồn cung cấp nhiều thông tin, người tiếp cận thông tin theo hướng này cũng khá nhiều 48%, nông dân thường xem các chương trình khuyến nông trên TV, hoặc tờ bướm của các công ty phân thuốc. Việc tham gia tập huấn, hội thảo cũng giúp cho nông dân biết thêm thông tin cần thiết về kỹ thuật chăm sóc. Ngoài các nguồn trên, một số lượng không nhỏ nông dân (38%) tích lũy kinh nghiệm bằng cách hỏi đại lý phân thuốc tư vấn, nhiều nhất là vấn đề về sâu bệnh, họ nêu các triệu chứng sâu, bệnh của cây và người bán phân thuốc ở các đại lý sẽ tư vấn cho họ biết nên dùng thuốc gì.
Khoa học kỹ thuật: Các chương trình tập huấn cho nông dân chủ yếu cho hợp tác xã Long Tuyền, do các cán bộ bên bộ phận khuyến nông, Đại học Cần Thơ và Hội nông dân trong khu vực tổ chức. Ngoài ra, còn có các hội thảo của các công ty phân thuốc được tổ chức định kỳ mời nông dân tham dự.
Nguồn: Số liệu khảo sát tháng 10 năm 2014
Hình 4.3 Tình hình gia tập huấn và hội thảo của nông dân
Qua số liệu khảo sát cho thấy, tỷ lệ nông hộ tham gia tập huấn rất ít chỉ 10%, các nông hộ này chủ yếu là các hộ thuộc hợp tác xã nên có điều kiện tham gia tập huấn. Nội dung tập huấn thường là các vấn đề về phòng trị sâu bệnh và cách chăm sóc, thời gian trước nông dân tham gia tập huấn với hai hình thức là thuyết trình và thực hành ngoài đồng nhưng thời gian gần đây các lớp tập huấn chủ yếu là giảng trên lý thuyết, do hợp tác xã không còn hoạt động mạnh như trước đây nữa thậm chí chỉ còn mang tính hình thức nên các tổ chức tập huấn cũng không có điều kiện mở các buổi thực hành thực tế cho người nông dân, theo như phỏng vấn các nông hộ tham gia tập huấn nhận thấy các kiến thức họ học hỏi được từ các lần tập huấn áp dụng rất có hiệu quả. Số nông hộ tham gia hội thảo cũng không nhiều chỉ 38%, nông tham gia các hội thảo do các công ty phân thuốc tổ chức thông qua liên lạc của các đại lý phân thuốc và một vụ mùa thì tổ chức khoảng từ 2 đến 3 lần. Hội thảo chủ yếu phổ biến các vấn đề về cách trị các loại sâu bệnh cho cây, các loại phân, thuốc và giống mới, theo như đánh giá chất lượng của hội thảo do các công ty phân thuốc tổ chức không cao, vì mục đích
10%
52% 38% Tham gia tập huấn
Tham gia hội thảo
chính của các công ty này là giới thiệu các loại phân, thuốc và giống mới của họ. Các hộ nông dân không tham gia tập huấn và hội thảo chiếm tỷ lệ rất cao có tới 52% số nông hộ, cũng đồng nghĩa với việc có hơn phân nữa nông dân không có cơ hội tiếp cận với khoa học kỹ thuật trong sản xuất. Nguyên nhân chủ yếu người nông dân không tham gia các lớp tập huấn là do không có thông tin về các buổi tập huấn. Còn nguyên nhân người nông dân không tham gia hội thảo phần lớn là do người nông dân không có thời gian để tham gia và do thấy hiệu quả của việc tham gia hội thảo không cao nên họ cũng không quan tâm đến.
4.1.2 Các thông tin chung về nông hộ
Các thông tin chung về nông hộ được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 4.4: Thông tin chung về nông hộ
Đặc điểm Đơn vị tính Nhỏ nhất nhất Lớn Trung bình Độ lệch chuẩn
Nhân khẩu Người 3 7 4,3 1,035
Số thành viên tham
gia trồng dưa hấu Người 1 5 2,3 0,763
Diện tích Công 1 16 5,4 3,245
Nguồn: Số liệu khảo sát tháng 10 năm 2014
Nhân khẩu: Nông hộ có số nhân khẩu thấp nhất là 3 người, cao nhất là 7 người và số nhân khẩu trung bình của nông hộ là 4,3 người.
Bảng 4.5: Số nhân khẩu của nông hộ
Chỉ tiêu Tần số Tỷ lệ (%) 3 người 11 22 4 người 21 42 5 người 12 24 6 người 4 8 7 người 2 4
Nguồn: Số liệu khảo sát tháng 10 năm 2014
Nông hộ có số nhân khẩu từ 3 đến 5 người chiếm tỷ lệ cao chiếm tới 88%, số nhân khẩu trong gia đình từ 3 đến 5 phần lớn là các gia đình hạt nhân, còn các nông hộ có từ 6 đên 7 người thường là các gia đình có nhiều thế hệ sống chung
với nhau, thường là 3 thế hệ, và tỷ lệ nông hộ này với một tỷ lệ nhỏ 12%. Ta có thể thấy hình thức gia đình của nông hộ chủ yếu là gia đình hạt nhân, khi ta so với độ tuổi chiếm phần lớn của chủ hộ trong khoảng 30 đến 50 tuổi, và trong độ tuổi này thường thì gia đình gồm vợ, chồng và từ 1 đến 3 con.
Số lao động gia đình: Nông hộ có số thành viên tham gia trồng dưa hấu ít nhất là 1 người, nhiều nhất là 5 người và trung bình nông hộ có khoảng 2,3 người tham gia trồng dưa hấu.
Bảng 4.6: Số thành viên trong gia đình tham gia trồng dưa hấu
Chỉ tiêu Tần số Tỷ lệ (%) 1 người 4 8 2 người 31 62 3 người 12 24 4 người 2 4 5 người 1 2
Nguồn: Số liệu khảo sát tháng 10 năm 2014
Vì đặc trưng trong canh tác dưa hấu là cần nhiều lao động, các khâu mà nông hộ cần đến nhiều người phụ nhất là khâu trải bạt, trồng cây, cắt chèo và thu hoạch. Nếu số thành viên trong gia đình tham gia trồng đưa hấu càng nhiều thì có thể giúp cho nông hộ tiết kiệm được thời gian và chi phí thuê, mướn nhân công. Số thành viên trong gia đình của nông hộ tham gia vào quá trình sản xuất nhiều nhất là khoảng 2 đến 3 người chiếm tới 86%. Đối với các hộ có diện tích ít thì có thể tậng dụng lao động gia đình và giảm được chi phí thuê, mướn nhân công, nhưng đối với hộ có diện tích tương đối lớn thì sẽ chi nhiều tiền vào việc thuê thêm lao động.
Diện tích canh tác: Nông hộ có diện tích ít nhất là 1 công, cao nhất là 16 công và trung bình người nông dân canh tác khoảng 5,4 công.
Bảng 4.7: Đất trồng dưa hấu
Chỉ tiêu Tần số Tỷ lệ (%)
Đất sở hữu 29 58
Theo như điều tra có 29 nông hộ trong 50 hộ phỏng vấn (chiếm 58%) sử dụng đất nhà, có nghĩa là khoảng 42% hộ canh tác hoàn toàn dùng đất thuê, nhưng số hộ dùng đất thuê lại lên tới 54%. Điều đó chứng tỏ nhu cầu sử dụng đất của nông dân rất cao, do không đủ đất canh tác người có đất phải thuê thêm đất để trồng dưa. Giá thuê đất giao động từ 1 triệu đến 2,5 triệu/công/năm.
Nguồn vốn: Các nông hộ vay vốn từ các nguồn như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, ngân hàng Nông nghiệp và ngân hàng Chính sách.
Bảng 4.8 Tình hình vay vốn của nông hộ
Chỉ tiêu Tần số Tỷ lệ (%)
Có vay vốn 9 18
Không vay vốn 41 82
Nguồn: Số liệu khảo sát tháng 10 năm 2014
Các nông hộ vay vốn chiếm tỷ lệ không cao 18%, số tiền được vay của nông hộ từ 7 triệu đến 20 triệu, đây là các chính sách vay vốn ở địa phương nhằm hỗ trợ cho người nông dân nên việc vay vốn không gặp khó khăn. Nông dân vay vốn với các mục đích chủ yếu là trả tiền thuê nhân công, mua màng phủ, trả tiền thuê đất, mua giống và trữ vốn. Về 82% hộ không vay vốn vì nông dân có thể mua chịu phân, thuốc tại các đại lý khi xong một mùa vụ họ mới thanh toán các khoảng chi phí phân, thuốc đã mua cho đại lý, nên họ có thể dùng vốn đầu tư vào các khoản mục chi phí khác.
4.1.3 Các đặc điểm sản xuất của nông hộ
4.1.3.1 Nguyên nhân canh tác
Những nguyên nhân chính mà nông hộ lựa chọn canh tác dưa hấu là do trồng dưa hấu thu được lợi nhuận cao hơn so với các loại rau màu khác, dưa hấu là loại cây trồng ngắn ngày, việc chọn trồng dưa hấu của nông dân một phần cũng tự phát theo phong trào, điều kiện đất đai ở đây rất phù hợp cho cây dưa hấu phát triển, năng suất dưa hấu cũng cao hơn so với các loại rau màu khác và dưa hấu được đánh giá tuy tốn nhiều công chăm sóc nhưng lại dễ trồng.
Bảng 4.9: Nguyên nhân nông dân chọn trồng dưa hấu
Chỉ tiêu Tần số Tỷ lệ (%)
Lợi nhuận cao 44 88
Nhanh cho thu hoạch 13 26
Hưởng ứng phong trào 11 22
Đất đai phù hợp 11 22
Năng suất cao 10 20
Dễ trồng 5 10
Nguồn: Số liệu khảo sát tháng 10 năm 2014
Nguyên nhấn người nông dân trồng dưa hấu là do lợi nhuận cao chiếm 88%, nhanh cho thu hoạch chiếm 26%, hưởng ứng phong trào chiếm 22%, đất đai phù hợp 22%, năng suất cao 20%, dễ trồng 10%.
Giá của dưa hấu không ổn định cũng như các loại rau, trái khác có khi được mùa nhưng lại rớt giá, tuy nhiên nếu vào lúc giá cao thì lợi nhuận người nông dân thu về cho 1 vụ sẽ cao hơn rất nhiều so với các loại rau màu khác. Dưa hấu là loại cây trồng ngắn ngày trước đây một vụ dưa hấu là 3 tháng, nhưng ngày nay do có nhiều giống dưa hấu mới một số giống dưa chỉ có thời vụ 2 tháng, nếu dưa phát triển tốt thậm chí chỉ khoảng 56 đến 58 ngày là có thể thu hoạch, do thời gian trông một vụ ngắn lại nên người nông dân một năm có thể trồng từ 3 đến 4 vụ dưa hấu. Ngoài ra do thấy mọi người xung quanh trồng dưa hấu nên các nông hộ khác cũng trồng dưa hấu theo như một phong trào trong khu vực, theo một số nông dân có kinh nghiệm cho biết trong quá trình thu phấn của dưa hấu nếu bị ảnh hưởng bởi phấn của các loại rau màu khác thì sẽ làm cho tỷ lệ đậu trái cũng như chất lượng dưa bị giảm xuống nên khi trồng dưa hấu thì mọi người thường chỉ chuyên trồng dưa. Năng suất dưa hấu thường cao hơn bình quân một trái dưa hấu có