TRONG SẢN XUẤT
Mở rộng quy mô sản xuất bằng cách mở rộng diện tích canh tác, tăng số nông hộ trồng dưa hấu, ở các khu vực khác ngoài khu vực Bình Thường A ở địa bàn phường Long Tuyền.
Đầu tư thêm máy móc thiết bị, thường xuyên tu sữa lại các máy móc thiết bị đang sử dụng và mua mới đối với các loại máy móc thiết bị sử dụng quá lâu bị giảm hiệu suất.
Thường xuyên tổ chức các chương trình tập huấn khoa học kỹ thuật cho nông dân trồng dưa hấu. Cung cấp thông tin về giá cả thị trường cho nông dân.
Quan tâm nhiều hơn đối với khâu chăm sóc dưa, nông dân nên chú trọng trong khâu cải tạo đất và nên áp dụng cách bón phân hai lần trong một vụ thay vì ba lần trong một vụ để giảm được chi phí phân bón. Sử dụng phân thuốc một cách hợp lý, đúng bệnh, đúng thuốc tránh việc sử dụng quá nhiều để tránh lãng phí. Trong khâu phun xịt thuốc nên phun riêng từng loại thuốc với nhau, tránh pha trộn quá nhiều loại thuốc trong một lần phun, để có thể xác định những loại thuốc có hiệu quả, giảm bớt lại những loại thuốc không cần thiết. Ngoài ra có thể sử dụng các biện pháp sinh học để phòng trừ sâu bệnh như dùng thiên địch, các loại thuốc sinh học để bảo vệ sức khỏe cho người sản xuất và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Mở các lớp học bổ túc văn hóa cho người mù chữ trên địa bàn phường Long Tuyền.
Lai tạo ra nhiều giống dưa mới có ngoài có năng suất và chất lượng cao còn phải có khả năng chống sâu bệnh tốt để đối phó với tình trạng sâu bệnh ngày càng nhiều và nâng cao giá trị thương phẩm cho sản phẩm như chất lượng tốt, hình dạng, màu sắc mẫu mã đẹp, an toàn để gia tăng sức cạnh tranh với các loại dưa hấu và sản phẩm thay thế khác trên thị trường. Bên cạnh đó cần đảm bảo về độ thuần của các nguồn giống dưa đã có trên thị trường tránh tình trạng hạt giống bị lai các giống dưa khác ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của nông dân.
Nhận thêm xã viên vào hợp tác xã Long Tuyền nhằm đẩy mạnh hơn nữa hoạt động của hợp tác xã là bước đầu tạo dựng thương hiệu cho dưa hấu nơi đây. Đồng thời tăng cường quảng bá thương hiệu trên thị trường.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN
Qua phân tích ta thấy được trồng dưa hấu mang lại hiệu quả tài chính cao cho nông dân. Bình quân trồng dưa hấu mang lại doanh thu trung bình là 13.800.000 đồng/công, lợi nhuận trung bình là 6.769.986 đồng/công và mang lại thu nhập trung bình là 8.326.905 đồng/công. Tỷ suất lợi nhuận từ trồng dưa hấu là 1,015.
Năng suất dưa hấu chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố trong đó có 3 yếu tố ảnh hưởng chính là lượng phân P nguyên chất, chi phí thuốc BVTV và mật độ cây trồng. Lợi nhuận từ trồng dưa hấu chịu ảnh hưởng bởi 3 yếu tố chính là năng suất, chi phí thuốc BVTV và chi phí khác. Qua điều tra nông hộ cho thấy nông dân chọn trồng dưa hấu vì 2 nguyên nhân chính là lợi nhuận của dưa hấu cao hơn so với các loại rau màu khác và nhanh cho thu hoạch, nông dân nơi đây chủ yếu trồng giống dưa Thành Long 522 đây là giống dưa ngắn ngày thời gian thu hoạch khoảng 2 tháng nên người nông dân còn có thể tăng thời vụ trồng trong năm.
Thuận lợi trong việc sản xuất dưa hấu của nông hộ tại phường Long Tuyền là đa phần người nông dân đều có kinh nghiệm trong canh tác dưa hấu, diện tích đất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nơi đây còn khá lớn, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng cũng rất phù hợp cho cây dưa hấu phát triển. Lực lượng lao động nông thôn dồi dào có thể giải quyết được vấn đề về thiếu lao động trong trồng dưa hấu và góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân nơi đây. Phường Long Tuyền có vị trí địa lý rất thuận lợi gần trung tâm thành phố Cần Thơ, giáp quận Ninh Kiều và huyện Phong Điền nên rất thuận tiện cho việc giao thương, mua bán hàng hóa. Tuy canh tác dưa hấu cần vốn tương đối nhiều nhưng người dân có thể mua chịu được phân thuốc nên có thể giúp người nông dân phần nào có điều kiện xoay chuyển đồng vốn. Cùng với sự quan tâm của chính quyền địa phương, mở các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật cho bà con nông dân nâng cao tay nghề, hỗ trợ về vốn từ các tổ chức tín dụng ưu đãi cho nông dân,…
Ngoài những mặt thuận lợi người dân cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình canh tác. Từ những yếu tố khách quan bên ngoài như thời tiết, khí hậu thất thường, tình trạng sâu bệnh ngày càng nhiều làm cho nông dân phải tốn nhiều chi phí cho phân thuốc, hệ thống đê bao chưa tốt, khả năng thoát nước kém làm cho
Người nông dân nơi đây đa số có trình độ không cao chủ yếu là cấp 1 và cấp 2 nên rất khó khăn trong việc tìm hiểu, học hỏi và áp dụng khoa học kỹ thuật. Tập quán canh tác từ lâu của nông dân chỉ dựa vào kinh nghiệm đây cũng là một phần nguyên nhân không nông dân không áp dụng khoa học kỹ thuật vào canh tác. Phân thuốc kém chất lượng làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng dưa. Giá cả bấp bênh, người dân không được bao tiêu sản phẩm đầu ra, họ chỉ bán cho thương lái và do không có được thông tin thị trường nên thường bị thương lái ép giá.
Tuy vậy, hiện nay vẫn có rất nhiều cơ hội mở ra cho bà con nông dân, do tiềm năng phát triển của cây dưa hấu trên địa bàn phường Long Tuyền còn rất lớn, trong tương lai nếu chú trọng đầu tư phát triển ngành này hơn nưa thì đây sẽ là một trong những thế mạnh của nơi đây. Thị trường tiêu thụ rộng lớn và nhu cầu của người tiêu dùng rất cao nhất là về trái cây, mà dưa hấu là một loại trái ngon, được mọi người ưa thích, mang công dụng giải nhiệt tốt nhất là trong những ngày nắng nóng, chưa kể đến vào những dip lễ tết thì đây là loại trái cây truyền thống không thể thiếu của người Việt từ xưa, nên nhu cầu của dưa hấu tăng rất mạnh vào các dịp xuân về và giá bán rất cao từ 9.000 đồng đến hơn 10.000 đồng/kg. Bên cạnh những cơ hội, song trong trồng dưa hấu vẫn có rất nhiều thách thức như áp lực canh tranh lớn, ngoài phải cạnh tranh với các vùng chuyên sản xuất dưa hấu khác như Thới Lai, Cái Răng,… thì còn phải chịu áp lực canh tranh từ các sản phẩm thay thế khác như dưa lê, dưa gang, xoài, bưởi, cam,…Do có nhiều lựa chọn nên tiêu chuẩn của người tiêu dùng ngày càng cao cũng là một thách thức lớn trong việc đáp ứng và nắm bắt thị hiếu của người tiêu dùng hiện nay.
KIẾN NGHỊ
Đối với người nông dân
Người nông dân nên tham gia vào các chương trình tập huấn về khoa học kỹ thuật do địa phương tổ chức. Ngoài tập huấn người nông dân nên chủ động học hỏi và tìm hiểu kiến thức và thông tin về khoa học kỹ thuật cũng như thị trường tiêu thụ từ các nguồn khác như sách, báo, TV, radio,…
Những chủ hộ mù chữ nên bỏ thời gian học tập văn hóa có thể đọc được mặt chữ để thuận tiện hơn trong canh tác nhất là trong vấn đề về học hỏi khoa học kỹ thuật và sử dụng phân thuốc.
Người nông dân nên liên kết, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình canh tác và tiêu thụ sản phẩm tránh bị ép giá. Ngoài việc nâng cao năng suất cần phải chú trọng đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm vì chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng trong việc tạo nên thương hiệu trên thị trường.
Người nông dân nên sử dụng các yếu tố đầu vào một cách hợp lý, hạn chế bớt những yếu tố không cần thiết, sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả các yếu tố đầu vào nhằm góp phần giảm thiểu được chi phí đầu tư và tăng hiệu quả trong sản xuất.
Nông dân nên chú ý nắm bắt thị hiếu của người tiêu dùng, để có thể tạo ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu trên thị trường hiện nay.
Nông dân nên xử lý các loại rác thải trong nông nghiệp một cách hợp lý nhất là các loại rác từ việc xử dụng thuốc bảo vệ thực vật để đảm bảo vệ sinh môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Đối với các viện, trường, các trung tâm nghiên cứu
Nghiên cứu lai tạo ra các giống dưa hấu mới có chất lượng và năng suất cao, có khả năng kháng sâu bệnh tốt và phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng để giảm bớt chi phí đầu vào cho nông dân.
Đối với các tổ chức khuyến nông
Cần nâng cao uy tín để tạo sự tin cậy và thu hút người nông dân tham gia các lớp phổ biến khoa học kỹ thuật.
Nội dung tập huấn cần phải rõ ràng, dễ hiểu và chính xác. Nhất là trong các khâu sử dụng phân thuốc.
Tìm hiểu và đưa ra những khuyến cáo cho người nông dân về mật độ cây trồng phù hợp.
Đối với các đại lý và công ty phân thuốc
Các đại lý nên bán những mặt hàng có phân thuốc có chất lượng cho nông dân. Cũng như không bán các loại thuốc bị cấm dùng trong nông nghiệp cho nông dân để bảo đảm sức khỏe cho người tiêu dùng, người sử dụng và bảo vệ môi trường.
Các công ty phân thuốc nên chú ý đến các vấn đề sự chính xác và truyền đạt một cách rõ ràng các kiến thức về việc giới thiệu các loại phân thuốc mới của công ty tại các buổi hội thảo cho nông dân. Tránh để nông dân áp dụng những kiến thức đó mà chưa hiểu thấu đáo vấn đề, nếu việc áp dụng gặp sai sót thì việc này sẽ gây ra hậu quả rất nghiêm cho nông dân. Ngoài ra, các công ty phân thuốc còn phải đảm bảo về tính xác thực trong việc công bố về công dụng, hiệu quả của phân thuốc, chất lượng cũng như năng suất của các giống cây mới của công ty cho nông dân.
Đối với chính quyền địa phương
Chính quyền địa phương nên có các chính sách hỗ trợ người nông dân trong sản xuất như các chính sách về hỗ trợ về khoa học kỹ thuật, nguồn giống, cấp vốn, trợ giá đầu vào trong sản xuất nông nghiệp, phổ biến các mô hình trồng dưa hấu mới có hiệu quả hơn,…
Chính quyền địa phương nên quản lý chặt chẽ các vấn đề về chất lượng phân thuốc và chất lượng các yếu tố đầu vào khác giúp cho nông dân có thể canh tác tốt hơn. Đồng thời, có các biện pháp xử lý các đại lý phân thuốc bán những mặt hàng kém chất lượng và thuốc cấm sử dụng trong nông nghiệp.
Thường xuyên kiểm tra chất lượng của các buổi tập huấn khoa học kỹ thuật, nhất là các hội thảo do các công ty phân thuốc tổ chức.
Đẩy mạnh hoạt động của hợp tác xã Long Tuyền, liên kết với công ty, doanh nghiệp chế biến, các siêu thị lớn trong và ngoài thành phố để tạo đầu ra ổn định cho nông dân.
Nâng cấp cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các vấn đề về đường xá và đê bao trong nông nghiệp.
Thường xuyên thông tin về giá cả cũng như thị trường tiêu thụ cho nông dân thông qua các buổi tập huấn, hoặc đài phát thanh trong khu vực.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo thuyết minh tổng hợp, 2013. Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - Xã hội quận Bình Thủy đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
2. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.
3. Huỳnh Hồng Ngọc, 2012. Phân tích hiệu quả sản xuất dưa hấu tại phường Long Tuyền thành phố Cần Thơ. Cần thơ: Luận văn tốt nghiệp Đại học Cần Thơ.
4. Mai Văn Nam, 2008. Giáo trình kinh tế lượng. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Văn hóa thông tin.
5. Nguyễn Phú Son và cộng sự, 2005. Giáo trình kinh tế sản xuất. Cần Thơ: Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.
6. Nguyễn Phạm Thanh Nam và Trương Chí Tiến, 2011. Quản trị học. Cần Thơ: Nhà xuất bản Đaih học Cần Thơ.
7. Nguyễn Thị Thanh Trúc, 2013. So sánh hiệu quả tài chính mô hình trồng chanh không hạt của nông hộ có và không tham gia hợp tác xã ở xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, Tỉnh Hậu Giang. Cần Thơ: Luận văn tốt nghiệp Đại học Cần Thơ.
8. Phạm Thi Hồng Nhiên, 2013. Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng dưa hấu ở quận Cái Răng thành phố Cần Thơ. Cần Thơ: Luận văn tốt nghiệp Đại học Cần Thơ.
9. Phòng thống kê quận Bình Thủy. Niên giám thống kê quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ năm 2013.
10. Ủy ban nhân dân phường Long Tuyền, 2013. Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân phường về Kinh tế - Xã hội, Quốc phòng an ninh năm 2013 và phương hướng nhiệm vụ năm 2014.
11. Trần Thị Yến Vân, 2011. Phân tích hiệu quả sản xuất cúc mâm xôi tại làng hoa Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Cần Thơ: Luận văn tốt nghiệp Đại học Cần Thơ.
12. Trương Minh Thùy Dung, 2013. Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng lúa ba vụ ở huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ. Cần Thơ: Luận văn tốt nghiệp Đại học Cần Thơ.
13. Tủ sách nông nghiệp – xây dựng nông thôn mới, 2013. Kỹ thuật trồng hoa màu. Thành phố Hô Chí Minh: Nhà xuất bản Thanh niên.
14. Vũ Thùy Dương, 2009. Phân tích hiệu quả sản xuất và tiêu thụ sầu riêng tỉnh Tiền Giang. Cần Thơ: Luận văn thạc sỹ kinh tế.
PHỤ LỤC 1
BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN NÔNG HỘ
Ngày phỏng vấn: ……/……/2014
Xin chào ông/bà!
Tôi tên Lâm Thúy Quỳnh, là sinh viên Khoa Kinh tế & QTKD, Đại học Cần Thơ. Tôi đang thực hiện luận văn tốt nghiệp với đề tài nghiên cứu “Phân tích hiệu quả tài chính mô hình trồng dưa hấu tại phường Long Tuyền, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ”. Rất mong ông/bà dành chút thời gian trả lời bảng câu hỏi này. Tất cả câu trả lời của ông/bà có ý nghĩa vô cùng quan trọng về sự thành công của đề tài này. Mọi thông tin của ông/bà chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu và bảo đảm được giữ bí mật tuyệt đối. Rất mong ông/bà vui vẻ hợp tác.
Xin chân thành cảm ơn!
I. THÔNG TIN CỦA CHỦ HỘ
1.Tên chủ hộ:………..……….... tuổi: ……. Nam/Nữ
2. Số nhà: ………Khu vực: ……... P.Long Tuyền, Q.Bình Thủy, TPCT.
3. Trình độ học vấn. Lớp: ………
4. Nghề nghiệp chính: ………….……… Nghề nghiệp phụ: ……….
5. Ông/bà có trồng dưa hấu không?
1. Có 2. Không
Nếu chọn có tiếp tục phỏng vấn, không ngừng phỏng vấn
6. Số thành viên trong gia đình (người): ………
7. Số thành viên trong độ tuổi lao động (người):………..
8. Ông/bà có là thành viên của tổ chức nông nghiệp nào hay không?
………
Diện tích đất ( 1 công = 1000 m2 )
9. Tổng diện tích đất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) ông/bà đang sở hữu là bao nhiêu?: ………
10.Tổng diện tích đất ông/bà trồng dưa hấu là bao nhiêu?
Đất sở hữu:……….. công Đất thuê: ………. công Giá đất thuê: ……….…………đồng/công
11. 1 công của ông/bà khoảng bao nhiêu m2: ………
Tập huấn
12. Ông/bà có tham gia lớp tập huấn nào không?
Có Không
13. Khi tham gia tập huấn ông/bà được cung cấp những thông tin gì?
……...
14. Bao lâu ông/bà được tập huấn 1 lần? ………...
15. Hình thức tập huấn: ………..
16. Ông/bà thấy việc tập huấn mang lại hiệu quả như thế nào?
………..
Câu hỏi 13, 14, 15, 16 dành cho người có tham gia tập huấn
Kinh nghiệm sản xuất
17.Thời gian canh tác mô hình trên (năm): ………...
18. Những kinh nghiệm sản xuất dưa hấu của ông/bà có được nhờ vào? (có