Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ tài CHÍNH của mô HÌNH TRỒNG dưa hấu tại PHƯỜNG LONG TUYỀN QUẬN BÌNH THỦY THÀNH PHỐ cần THƠ (Trang 31)

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Quận Bình Thủy nằm ở phía Đông Nam thành phố Cần Thơ, là một trong những quận trung tâm của thành phố, tổng diện tích tự nhiên 7.068.23 ha. dân số năm 2013 là 119.158 người, chiếm 5,04% diện tích, 9,66% dân số của thành phố Cần Thơ. Địa giới hành chính quận được xác định như sau:

Phía Bắc giáp quận Ô Môn, phía Nam giáp quận Ninh Kiều, phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Long, phía Tây giáp huyện Phong Điền.

Về mặt đơn vị hành chính: quận gồm 8 đơn vị : phường Bình Thủy, An Thới, Trà Nóc, Trà An, Bùi Hữu Nghĩa, Thới An Đông, Long Hòa, Long Tuyền. Ngoài ra còn có một số cồn: Cồn Sơn, Cồn Ngang, một phần Cồn Khương.

Bảng 3.1: Đơn vị hành chính của quận Bình Thủy năm 2013

STT Phường Khu Vực

1 Bình Thủy Khu vực 1, khu vực 2, khu vực 3, khu vực 4, khu vực 5, khu vực 6, khu vực 7.

2 An Thới Khu vực 1, khu vực 2, khu vực 3, khu vực 4, khu vực 5.

3 Trà Nóc Khu vực 1, khu vực 2, khu vực 4, khu vực 6. 4 Trà An Khu vực 1, khu vực 2, khu vực 3, khu vực 4.

5 Bùi Hữu Nghĩa Khu vực 1, khu vực 2, khu vực 3, khu vực 4, khu vực 5. 6 Thới An Đông Thới Bình, Thới Ninh, Thới Hưng, Thới Hòa,

Thới Thạnh, Thới Thuận, Thới An, Thới Long.

7 Long Hòa Bình Nhựt, Bình Trung, Bình Yên A, Bình Yên B, Bình Dương, Bình Chánh, Bình An.

8 Long Tuyền Bình Dương A, Bình Dương B, Bình Thường A, Bình Thường B, Bình Phó A, Bình Phó B.

Địa bàn quận trải dài trên các tuyến trục chính như: đường Cách Mạng Tháng Tám, Lê Hồng Phong, Quốc lộ 91B, đường Võ Văn Kiệt. Ngoài ra trên địa bàn quận có Bộ Tư lệnh Quân khu 9, sân bay Cần Thơ, cảng Hoàng Diệu, khu công nghiệp Trà Nóc 1, nhà máy điện Trà Nóc và nhiều đơn vị kinh doanh hoặc đơn vị sự nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau.

3.1.1.2 Địa hình

Nhìn chung địa hình của quận Bình Thủy tương đối bằng phẳng, địa hình thấp dần theo hướng Đông Bắc sang Tây Nam. Về mặt địa chất, quận Bình Thủy được hình thành chủ yếu do quá trình bồi lắng trầm tích biển và phù sa của sông Cửu Long. Trên bề mặt ở độ sâu 50m có hai loại trầm tích: phù sa mới và phù sa cổ.

Do nằm cạnh sông Hậu, nên địa bàn quận Bình Thủy có mạng lưới sông, kênh, rạch khá dày. Với đặc điểm địa hình như trên, quận Bình Thủy có nhiều lợi thế về phát triển công nghiệp, dịch vụ cảng, sản xuất nông nghiệp (đặc biệt cho các loại cây trồng hàng năm và cây ăn quả)

3.1.1.3 Khí hậu thời tiết

Bình Thủy nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm có 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ cao đều trong năm và ít thay đổi, trung bình hàng năm từ 26,8 – 27,1 0C. Nhiệt độ cao nhất các tháng trong năm (tháng 3 – 4) khoảng 34,3 – 35,6 0C. Nhiệt độ thấp nhất các tháng trong năm (tháng 2 – 3) khoảng 21,5 – 21,8 0

C.

Bảng 3.2: Nhiệt độ trung bình các tháng trong 3 năm 2011-2013.

Đơn vị o C Năm năm Cả Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 2011 27,2 25,8 26,2 27,3 28 28,6 27,5 27,2 27,5 27,0 27,9 27,4 26,0 2012 27,7 26,4 27 28,1 29 28 27,9 27,6 27,8 26,6 27,6 28,3 27,9 2013 27,5 26,2 27,3 28,3 29,1 29,0 28,0 27,2 27,3 27,1 27,3 27,5 25,6

Với nền nhiệt độ như trên rất phù hợp với sinh trưởng, phát triển của các loại cây trồng hàng năm (đặc biệt là cây lúa) và cây lâu năm kết hợp phát triển du lịch sinh thái.

Lượng mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.400 – 1.900 mm, phân bố không đều theo thời gian. Vào mùa mưa lượng mưa chiếm tới 90% lượng mưa của cả năm. Tháng 9 và tháng 10 có lượng mưa cao nhất đạt tới 300 mm. Tháng 1 và tháng 2 có lượng mưa thấp nhất chỉ đạt từ 10 – 30 mm.

Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí tương đối ổn định từ 82 – 87%. biên độ nhiệt trung bình giữa các tháng trong năm thấp, là điều kiện thuận lợi cho việc tăng trưởng và phát triển quanh năm của động thực vật.

Độ ẩm trung bình tháng cao nhất 91%, tháng thấp nhất 76%.

3.1.1.4 Thủy văn

Chế độ thủy văn của quận Bình Thủy chịu ảnh hưởng chính của sông Hậu, đoạn chảy qua địa bàn quận dài 9,30 km, nằm trong khu vực trung chuyển giữa nguồn và triều. Ngoài ra, trên địa bàn quận còn có các sông nhỏ khác như sông Bình Thủy, sông Trà Nóc và rất nhiều kênh, rạch khác.

Bảng 3.3: Mực nước qua các năm tại trạm Cần Thơ – Sông Hậu.

Đơn vị Cm.

Mực nước 2010 2011 2012

Mực nước cao nhất 194 215 207

Mực nước thấp nhất -128 -125 -126

Mực nước bình quân 42,33 56,83 46,83

Nguồn: Trạm Khí Tượng Thủy Văn Cần Thơ

Vào mùa lũ (từ tháng 7 đến tháng 11), địa bàn quận Bình Thủy chịu ảnh hưởng trực tiếp của dòng lũ từ sông Hậu và Tứ giác Long Xuyên, nhưng ảnh hưởng triều vẫn rõ nét.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ tài CHÍNH của mô HÌNH TRỒNG dưa hấu tại PHƯỜNG LONG TUYỀN QUẬN BÌNH THỦY THÀNH PHỐ cần THƠ (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)