8. Bố cục của luận văn
2.3.3.2 Những mặt tồn tại
- Người nghèo thường thiếu khả năng cần thiết để có thể độc lập về mặt kinh tế và họ không thể tiếp cận đày đủ được với các nguồn lực xã hội để đạt được điều đó. Người nghèo thường không được học hành đầy đủ, thiếu kinh nghiệm kinh doanh, có sức khỏe không tốt, bị vướng vận với những gia đình lớn mà họ không đủ sức chăm sóc,
bị tách biệt trong những ngôi làng ở nông thôn và xóm nghèo ở thành thị hoặc thường bị phân biệt đối xử, trong vấn đề của Lào là vấn đề sắc tộc. Người nghèo thường cũng thiếu khả năng tiếp cận với nguồn vốn cần thiết cho việc vận động kinh doanh hiện tại hoặc tiềm năng do họ cần phải có hoặc tài sản các nhân hoặc tài sản thế chấp, hoặc trợ giúp tài chính từ bạn bè, gia đình hoặc những người quen sẵn sang đầu tư. Do vậy, dịch vụ tài chính từ ngân hàng hoặc những tài chính chính thức khác thường không đến được với người nghèo.
- Tác phong giao tiếp, thái độ làm việc của cán bộ nhân viên quản lý Quỹ chưa để lại ấn tượng đẹp, thiếu tính chuyên nghiệp.
- Ban quản lý Quỹ còn chưa nắm chắc tình hình thành viên Quỹ cả người gửi tiền và người đi vay mà thành viên là bà con nông dân thu nhập thấp, chưa quen với giao dịch ngân hàng, lại thêm tâm lý nông dân, người có tiền muốn cột chặt vào hầu bao, sợ gửi là mất, còn người đi vay có khi coi tiền quỹ là của chung , đến hạn cứ lân khan nợ đọng.
- Thành viên chưa mấy tin tưởng vào hoạt động của quỹ, chỉ tin tưởng vào ngân hàng do thiếu sự tuyên truyền rộng rãi cho thành viên. Phải nâng cao tuyên truyền cho họ hiểu quỹ phát triển là một tổ chức tín dụng, nhận tiền gửi và cho vay theo lãi suất như ngân hàng nhưng nó lại hoạt động theo mô hình Hợp tác xã. Nghĩa là Quỹ là do các thành viên trong địa bàn tự nguyện cùng nhau thành lập. Thành viên của quỹ phải góp vốn theo điều lệ, được gửi tiền, chia lãi theo vốn góp, được vay tiền để phát triển sản xuất hoặc chi tiêu cần thiết, được quyền tham gia quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động của quỹ và có quyền ngang nhau khi biểu quyết các vấn đề của quỹ.
- Phải làm rõ vai trò hoạt động của quỹ trong sự khác biệt giữa ngân hàng và quỹ. Quỹ phát triển chỉ hoạt động trong phạm vi huyện. Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, Ban kiểm soát, các thành viên là người cùng huyện. Quy mô nhỏ, phạm vi hẹp, song nó lại có lợi thế là bám sát được thành viên, gần giũ, am hiểu họ từ hoàn cảnh, nhu cầu, khả năng của họ. Ở địa bàn nông thôn, vừa xa với các ngân hàng, bà con lại chưa quen với giao dịch ngân hàng thì quỹ phát triển rất thuận tiện và gần gũi với họ như công việc làng, xóm. Tiền bán các sản phẩm chưa có nhu cầu tiêu dùng ngay thì gửi vào quỹ để kịp thời sinh lợi. Khi có nhu cầu bức thiết như cần mua giống để sản xuất, đưa người nhà đi bệnh viện, đóng học phí cho con … đều có thể ra vay ngoài quỹ với lãi suất ch hợp lý. Cơ chhé haot động của Quỹ cũng rất linh hoạt, việc nhận tiền gửi, cho
vay vốn, thyanh toán lãi được tiến hành nhanh chóng, kịp thời, không rườm rà, không phải đi lại nhiều lần. Vấn đề là người quản lý Quỹ cày cấy như thế nào trên mảnh đất này.
- Sự khác biệt giữa Quỹ phát triển với ngân hàng: Thực ra thì không đồng nhất giữa Quỹ phát triển với ngân hàng vì nhiều lẽ. Mà điểm rõ nhất Quỹ phát triển không lấy mục đích lợi nhuận làm chủ yếu như các Ngân hàng thương mại, cổ phần mà nhằm vào việc hỗ trợ thành viên là những người có thu nhập thấp và tạo tiềm lực kinh tế cho sự phát triển của cộng đồng. Đành rằng kinh doanh là phải có lãi, để bảo đảm lợi ích cho các thành viên và phát triển vốn của Quỹ, song không được bỏ qua chức năng hỗ trợ cho các thành viên trên địa bàn là những người có thu nhập thấp, giúp họ xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống, góp phần vào xây dựng nông thôn mới và sự nghiệp hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước. Có thể nói: Quỹ phát triển phục vụ cho dân, do dân bàn, dân kiểm tra.
- Đa số thành viên Quỹ là những người có thu nhập thấp, nguồn vốn góp theo điều lệ của Quỹ chimed tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vồn nên năng lược của Quỹ cũng hạn chế theo, nhất là trong việc cho vay các món lớn. Bên cạnh Quỹ lại phải cạnh tranh với nhiều loại hình Ngân hàng đang tồn tại.
- Sản phẩm dịch vụ kém đa dạng, nguồn vốn hoạt động hạn chế, chất lượng dịch vụ chưa thật sự cao.
Các sản phẩm dịch vụ hầu như chỉ tập trung vào cho vay vi mô, với một vài sản phẩm ngắn và trung hạn, mục đích sử dụng chủ yếu cho sản xuất.
- Chất lượng nhân lực thấp.
Đây là một trong nhhững điểm yếu nhất của Quỹ. Hiện tại, Quỹ đang đối mặt với với vấn đề số lượng và chất lượng nguồn nhân lực. Các nhà quản lý và đội ngũ cán bộ nhân viên thường chất lượng không đồng đều, số lượng hạn chế. Nhân sự của Quỹ thường có kỹ năng xã hội và lòng nhiệt tình, tận tụy với công việc, với khách hàng. Nhưng các kiến thức chuyên biệt về quản lý Quỹ, quản trị rủi ro hầu như rất yếu. Hầu như chưa có cán bộ có trình độ chuyên môn hóa về khả năng quản lý chiến lược và khả năng phát triển kinh doanh, các nàh quản lý hạot động dựa chủ yếu trên các kinh nghiệm thực tế của mình. Hầu như không nhân sự nào trong Quỹ được trang bị các kiến thức và kỹ năng ứng phó với rủi ro lạm phát. Năng lực quản trị rủi ro thấp, thể hiện thông qua nhận thức về rủi ro, quản lý thông tin và mức độ chuản hóa quy trình nghiệp vụ. Đây
thực sự là một thách thức lớn cho Quỹ trong con đường phát triển bền vững.
2.3.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của quỹ:
Quỹ đầu tư có hai hoạt động chính: Hoạt động huy động vốn và hoạt động đầu tư. Xét những yếu tố khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động của quỹ đầu tư nghĩa là xét những yếu tố khó khăn ảnh hưởng đến hai hoạt động này. Những khó khăn có thể tóm tắt như sau:
2.3.4.1 Những khó khăn về mặt vĩ mô và chính sách:
Tuy hành lang pháp lý đã có những bước tiến dài nhưng vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ và không có hiệu lực, tuy nhiên hệ thống chưa chặt chẽ và còn sự phân biệt không thoả đáng về nguồn vốn trong và ngoài nước, chưa có quy chế về việc thành lập và hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện công ty quản lý quỹ, hệ thống kế toán cho việc hạch tóan kế toán của quỹ đầu tư còn thiếu ….
Sơ đồ 2.28: Những khó khăn về mặt huy động vốn:
Về mặt vĩ mô, chính sách
Hành lang pháp lý tuy đã cải tiến nhưng
chưa đồng bộ
Hoạt động huy động vốn
Quy mô quỹ đầu tư còn nhỏ bé Nguồn vốn huy động tăng nhưng chưa đáp
ứng đủ nhucầu Sự hiểu biết của công
chúng về Quỹ đầu tư còn ít
Lượng hàng hóa tuy đã tăng nhưng còn ít Khó khăn về việc minh bạch thông tin
Thiếu đội ngũ những nhà quản lý chuyên
nghiệp
Hoạt động đầu tư
Qũy đầu tư
Kiến thức và sự hiểu biết của công chúng về quỹ đầu tư vẫn còn nhiều hạn chế, một loại hình khá mới mẻ trên thị trường thì kiến thức và sự hiểu biết của công chúng tất nhiên sẽ hạn chế hơn. Và khi công chúng chưa có sự quan tâm, hiểu rõ về cơ chế hoạt động của quỹ thì việc thu hút họ tham gia đầu tư vào quỹ sẽ gặp khó khăn, cần phải tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí.
2.3.4.2 Những khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư:
Một trong những mục tiêu của quỹ đầu tư là đa dạng hóa danh mục đầu tư, mà trên thị trường nếu có quá ít hàng hóa thì mục tiêu đa dạng hóa không thể thực hiện được. Mặt khác có quá ít doanh nghiệp đủ quy mô mà các quỹ đầu tư có thể đầu tư.
2.3.4.3 Những khó khăn về việc minh bạch thông tin của doanh nghiệp – đối tượng đầu tư của quỹ:
Chỉ có số ít các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn từ Quỹ thực hiện minh bạch hóa thông tin bằng cách công bố các thông tin, báo cáo tài chính thường xuyên và cập nhật trên trang mạng riêng; thực hiện kiểm toán độc lập với các báo cáo tài chính. Còn lại, rất nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện được việc này, hoặc thực hiện chưa đồng bộ.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2, tác giả đã giới thiệu Thứ nhất về: giới thiệu khái quát tỉnh Chămpasắc về các nội dung vị trí địa lý, địa hình – khí hậu, tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên du lịch, dân số và lao động;
Thứ hai, giới thiệu tổng quan về quỹ phát triển bản làng trên các khía cạnh về khái niệm, lợi thế - vai trò, cơ cấu tổ chức – chức năng và hoạt động của quỹ phát triển bản làng;
Thứ ba, phân tích hiệu quả sử dụng vốn của quỹ đầu tư phát triển bản làng huyện Paksế, tỉnh Chămpasắc giai đoạn 2010 – 2012 trong đó luận văn đã tập trung nghiên cứu sâu về kết quả hoạt động, phân tích hiệu quả sử dụng vốn, đúc kết kết quả đạt được đồng thơid chỉ ra những mặt tồn tại và những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của quỹ phát triển bản làng trên địa bàn huyện Paksế, tỉnh Chămpasắc trong thời gian vừa qua để làm cơ sở cho đề xuất các giải pháp cho hoạt động của quỹ trong những năm tiếp theo.
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN CỦA QŨY ĐẦU TƯ
PHÁT TRIỂN LÀNG BẢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
PAKSẾ, TỈNH CHĂMPASẮC, CHDCND LÀO ĐẾN
NĂM 2020.
3.1 QUAN ĐIỂM ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
3.1.1 Quan điểm về sự cần thiết phát triển bền vững quỹ phát triển bản làng
Quỹ phát triển bản làng là một hình thức của tổ chức tài chính vi mô nên tác giả cũng dựa trên các quan điểm của tổ chức tài chính vi mô làm cơ sở cho đề xuất các giải pháp.
“This is not charity. This is business: Business with a social objective, which is to
help people out of poverty”, tạm dịch“Tài chính vi mô không phải là từ thiện. Đây là
kinh doanh: Kinh doanh với một mục đích xã hội là giúp con người thoát nghèo” –
Muhammad Yunus, Founder of Grameen Bank and Nobel Peace Prize recipient – Người sáng lập ra Ngân hàng Grameen và Chủ nhân giải thưởng Nobel Hoà bình.
Có nhiều quan điểm khác nhau về tính bền vững của quỹ phát triển bản làng. Tính
“bền vững” là “tồn tại lâu dài”(theo từ điển tiếng Việt). Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn những nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng nhu cầu của thế hệ mai sau (UN, 1992). Sự bền vững của tổ chức là sự phát triển và cân bằng của 4 nhóm yếu tố: khách hàng, các quy trình nội bộ, đào tạo và nhân viên, và tài chính của tổ chức (Paul Niven, 2009).
Theo Ri chard Beckhard, phát triển bền vững một tổ chức nghĩa là “một nỗ lực để (1) lập kế hoạch, (2) mở rộng tổ chức, (3) quản lý từ cấp cao nhằm mục đích (4) tăng cường hiệu lực và sức mạnh của tổ chức thông qua (5) các công cụ can thiệp có tổ chức vào qúa trình hoạt động của tổ chức, sử dụng kiến thức khoa học về hành vi” (Smith, 1998, tr.261). Theo Warren Benis, phát triển bền vững một tổ chức là một chiến lược phức tạp nhằm thay đổi quan điểm, niềm tin, giá trị, cấu trúc của tổ chức một cách lâu dài nhằm thích ứng với công nghệ mới, thị trường mới và những thách thức.
Theo CGAP, bền vững trong ngành tài chính vi mô có nhĩa là “năng lực của một tổ chức tài chính vi mô bù đắp được mọi chi phí và có lãi trong khi cung cấp được các dịch vụ tài chính cho cộng đồng người nghèo”.
Từ các quan điểm trên, tổ chức tài chính vi mô được coi như phát triển bền vững nếu duy trì được sự cân bằng giữa an toàn – sinh lời trong thời gian dài; phục vụ lợi ích của khách hàng; và gia tăng lợi ích cho cộng đồng, xã hội, môi trường.
Nguồn: Tổng hợp từ UN (1992), Richard (1967), Paul Niven (2009), Duflos (2013)
Hình 3.1: Mô hình về sự bền vững của tổ chức tài chính vi mô
Mức độ an toàn và thu nhập của tổ chức tài chính vi mô cần được đảm bảo để giúp tổ chưc tài chính vi mô hoat động lâu dài, giảm thiểu rủi ro, có hiệu quả kinh tế phù hợp. Đây là điều kiện tốt cần thiết cho hoạt động bền vững của tổ chức tài chính vi mô.
Tuy vậy, để phân biệt chức năng xã hội và chức năng tài chính của tổ chức tài chính vi mô so với các loại hình thương mại khác, hai vấn đề lớn tổ chức tài chính vi mô ccần phải cân bằng đượclà: (i) đảm bảo lợi ích của khách hàng trên cả giác độ tài chính (thu nhập và chi phí phù hợp đối với khách hàng; khách hàng được hưởng lợi từ các hỗ trợ phi tài chính, đặc biệt là các dịch vụ nâng aco năng lực và phát triển kỹ năng, nâng cao chất lượng đời sống tinh thần; (ii) đảm bảo lợi íchd của cộng đồng, xã hội, môi trường (các hoạt động của tổ chức tài chính vi mô có tác dụng tốt tới sự phát triển chung của cộng đồng, tạo ra các hiệu ứng tốt về xã hội, cũng như gây ra các ảnh hưởng xấu đến môi trường tự nhiện).
Quan điểm về sự bền vững tổ chức
tài chính vi mô Lợi ích cộng đồng xã hội, môi trường
Tổ chức tài chính vi mô (An toàn -
thu nhập) Lợi ích khách hàng
(Tài chính và phi tài chính)
3.1.2 Những đặc điểm chủ yếu của một tổ chức tài chính vi mô vững mạnh
Bảng 3.1: Những đặc điểm chủ yếu của một tổ chức tài chính vi mô vững mạnh
Phạm vi chủ yếu Đặc điểm
Tầm nhìn
-Một thông cáo Sứ mệnh xác định thị trường mục tiêuvà các dịch vụ được cung cấp và được các nhà quản lý và nhân viên trong tổ chức xác nhận và thực hiện.
-Một Cam kết mạnh mẽ của nhà quản lý trong việc theo đuổi tài chính vi mô như là một phân khúc thị trường có khả năng sinh lợi tiềm năng (về cả nhân lực và quỹ).
-Một Kế hoạch kinh doanh với các biện pháp cụ thể để đạt được các mục tiêu chiến lược trong 3-5 năm.
Dịch vụ tài chính và
phương thức cung cấp
-Các dịch vụ tài chính đơn giản phù hợp với bối cảnh địa phương và nhu cầu cao của các khách hàng được mô tả trong thông cáo Sứ mệnh.
-Phân cấp trong lựa chọn khách hàng và cung cấp dịch vụ tài chính.
Cấu trúc tổ chức và
nguồn nhân lực
-Các bản mô tả công việc chính xác, đào tạo phù hợp, và đánh giá hiệu quả thường xuyên.
-Một kế hoạch kinh doanh làm rõ các ưu tiên trong đào tạo và ngân sách bố trí đủ kinh phí cho đào tạo nội bộ hay đào tạo do bên ngoài cung cấp (hoặc cả hai).
-Các khuyến khích hoạt động dựa trên kết quả đầu ra phù hợp với cả nhân viên và các nhà quản lý.
Quản lý và
tài chính
-Quy trình sử lý vay và các hoạt động khác dựa trên các thông lệ tiêu chuẩn hóa và văn bản hướng dẫn sử dụng, và nội dung này được đội ngũ nhân viên hiểu rất rõ.
-Hệ thống kế toán cập nhật thông tin chính xác kịp thời, thông tin minh bạch là đầu vào cho hệ thống thông tin quản lý.
-Kiểm toán nội bộ và bên ngoài được thực hiện đều đặn.
-Dự kiến ngân sách và tài chính được thực hiện thường xuyên và mang tính chất thực tế.
Hệ thống thông tin quản lý
-Các hệ thống cung cấp thông tin kịp thời và chính xác về chỉ số chủ chốt phù hợp nhất cho các hoạt động và được đội ngũ nhân viên cũng như các nhà quản lý trong hoạt động giám sát và hướng dẫn.
Thể chế bền vững
-Đăng ký pháp lý và tuân thủ phù hợp với các yêu cầu giám