8. Bố cục của luận văn
3.5.2 Đối với chính quyền địa phương
Là một huyện thuần nông và cận nghèo so với mặt bằng chung của toàn tỉnh, cơ sở hạ tầng đã được quan tâm nhưng triển khai còn nhiều hạn chế. Các khu công nghiệp vừa và nhỏ đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh duyệt nhưng vẫn còn là dự án nằm trên giấy. Để tiến hành Công nghiệp hoá -hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn và thu hút nguồn vốn
đầu tư cho huyện. Bên cạnh đó Uỷ ban nhân dân tỉnh nên thực hiện các dự án cho xây dựng các khu công nghiệp đã được quy hoạch để phá thế thuần nông của huyện, chuyển dịch lao động nông nghiệp có thu nhập thấp sang lao động công nghiệp, dịch vụ tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, để thu nhập của họ ngoài đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt, còn có tích luỹ, có như vậy thì mục tiêu của tăng trưởng kinh tế của huyện mới có khả thi thực hiện được. Và như vậy thì quỹ mới thực hiện được tốt nhiệm vụ của mình khơi tăng được nguồn vốn đảm bảo đáp ứng đủ vốn cho nền kinh tế của huyện. Đối với các hoạt động dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện (phân bón, thuốc trừ sâu, thú y, giống ...), phía huyện cần thường xuyên kiểm tra, giám sát về chất lượng, số lượng sản phẩm nhằm tránh các hiện tượng tiêu cực như hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, đầu cơ tích trữ khi giá lên cao; đồng thời yêu cầu các đơn vị cung cấp dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp lớn trên địa bàn đăng ký kế hoạch và có hợp đồng bảo lãnh thực hiện hợp đồng cung ứng vật tư cho các chương trình phòng chống thiên tai dịch bệnh của huyện nhằm đảm bảo cung ứng đủ vật tư cho nông dân và có thể huy động kịp thời khi có dịch bệnh xảy ra. Đối với ngân hàng cấp trên nên nhanh chóng tiến tới cổ phần hoá - tiến trình cải cách hệ thống ngân hàng, nhằm nâng cao năng ực quản trị ngân hàng, hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và sử dụng vốn của ngân hàng, nâng cao sức cạnh tranh của ngân hàng trong điều kiện hội nhập quốc tế. Vì cổ phần là kênh huy động vốn hiệu quả (phát hành cổ phiếu), tạo nguồn vốn lớn nhất cho hoạt động kinh doanh của quỹ cần tăng cường trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật cho các quỹ, đặc biệt là về công nghệ thông tin để tăng cường khả năng cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác.
Nhiện đại hoá ngân hàng, thay đổi phần mềm tin học giao dịch như hiện nay sang hệ thống thanh toán một cửa, thực hiện giao dịch một cửa từ cấp tỉnh đến huyện, để cạnh tranh được với các quỹ khác trên địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi đến giao dịch với quỹ phát triển làng bản.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Lào là một quốc gia kém phát triển với tổng sản phẩm quốc gia tăng chia cho đầu người là 1.295 USD/người và tỉ lệ tăng trưởng kinh tế khoảng 8%/năm. Tỷ lệ dân số nghèo trên các vùng khoảng 24% năm 2012. Lý do tỉ lệ người dân còn nghèo đói là do thiếu nguồn vốn để đầu tư, thiếu tiền hỗ trợ của nhà nước và các tổ chức bên ngoài. Với chính sách xóa đói giảm nghèo của Chính phủ nước CHDCND Lào số 09/TTCP về xóa
đói giảm nghèo bằng hình thức cho phép tổ chức quỹ phát triển làng bản trên toàn quốc gia, nhằm huy động vốn nhàn rỗi của cộng đồng chung sống cùng một làng bản tham gia vào hoạt động đầu tư để phát triển.
Qua phân tích các số liệu về số lượng quỹ đầu tư trên toàn tỉnh Chămpasắc thấy rằng tỉ lệ phát triển của quỹ ngày càng tăng từ khi bắt đầu tổ chức đến nay có 429 làng trên tổng tất cả 636 làng trên toàn tỉnh. Tổng số tiền gửi của quần chúng trên 9.000 triệu kíp, cho phép thành viên trong quỹ vay để làm kinh tế gia đình và kinh doanh vừa và nhỏ. Nhìn chung tình hình quản lý đầu tư của quỹ đã phục vụ cho người dân cùng làng và những người quản lý đều do các thành viên bẩu ra. Vì vậy công tác quản lý vốn đầu tư của quỹ vẫn còn thấp, hiệu quả quản lý vốn vay còn không tốt, luật lệ lỏng lẻo có sơ hở, trình độ quản lý thấp và thiếu kinh nghiệm và sự minh bạch của người quản lý, dẫn đến nhiều quỹ đầu tư mới thành lập được vài năm mà không thể tiếp tục hoạt động được, xẩy ra tình trạng nợ nần dây dưa kéo dài và làm cho quỹ đầu tư bị lỗ.
Về phía thành viên vì không hiểu chức năng nhiệm vụ của mình cho nên khi gửi tiền vào quỹ đa số là nhằm mục đích xin vay tiền, lúc vay rồi lại không thể hoàn trả cả vốn lẫn lãi.
Kiến nghị
Để các hoạt động của Quỹ được thực hiện thành công, đề xuất phải có một số điều kiện sau đây:
- Sự hiểu biết: Ban quản lý Quỹ cần phải có kiến thức cơ bản về mức độ tài chính vi mô, các thực tiễn thực hiện điển hình, những bài học kinh nghiệm và những nguyên tắc phải làm và không được làm. Ban quản lý Quỹ cũng phải hiểu được sự liên quan từ những bài học kinh nghiệm này với hoàn cảnh của địa phương mình và với nhu cầu của thị trường.
- Các mục tiêu rõ ràng: Ban quản lý phải xác định được rõ ràng xem hoạt động tài chính của Quỹ có đạt được những gì. Cũng cần phải xác định ra những mục tiêu rõ rệt, thực tế và vừa phải. Không bao giờ được lẫn lộn giữa tài chính của Quỹ với phúc lợi xã hội.
- Tính chuyên nghiêp: Sẽ mời một chuyên gia tài chính vi mô có kinh nghiêm làm việc trong tất cả các giai đoạn quan trọng của qúa trình chuẩn bị và thực hiện dự án.
- Tính linh hoạt và đơn giản: Hoạt động tài chính của Quỹ cần phải được
thiết kế sao cho có thể điều chỉnh để phù hợp với những thay đổi về điều kiện và nhu cầu. Các phương pháp và dịch vụ của hoạt động này phải đơn giản và phù hợp với hoàn cảnh.
- Cơ hội chứ không phải là từ thiện: Các trợ cấp cần phải nhằm tới mục tiêu xây dựng năng lực cho những cơ quan cung cấp tài chính vi mô qua một thời gian nhất định. Các khoản tài trợ xây dựng năng lực cần bao gồm cả các chi phí trước mắt để xây dựng được những Tổ chức tài chính vi mô bền vững và các chi phí xã hội trung gian để giúp đỡ các nhóm đối tượng thiệt thòi tiếp cận được với dịch vụ tài chính. Ngoài ra, các Tổ chức cung cấp dịch vụ phải đạt được sự bền vững thông qua quản lý hiệu quả các dịch vụ tài chính với các tỷ lệ lãi suất thực tế.
- Đối thoại về chính sách: Đối thoại chính sách cần phải được thực hiện thường xuyên nhằm đảm bảo các hoạt động của Quỹ có được sự hỗ trợ của Chinh phủ và những thay đổi về chính sách phù hợp được thực hiện để tăng cường một môi trường thuận lợi cho hoạt động của Quỹ.
KẾT LUẬN
Nhằm giải quyết các câu hỏi đặt ra, trong đề tài này đã giải quyết các nội dụng trọng yếu sau đây:
Thứ nhất, đã hệ thống cơ sở lý luận về quỹ đầu tư phát triển và hiệu quả sử dụng nguồn vốn của quỹ đầu tư phát triển để tạo khung lý thuyết cho đề tài nghiên cứu;
Thứ hai, luận văn đã tập trung phân tích hiệu quả sử dụng vốn của quỹ đầu tư phát triển bản làng trên địa bàn huyện Paksế, tỉnh Chămpasắc, CHDCND Lào trong giai đoạn 2010-2012;
Thứ ba, dựa trên các kết quả đạt được và những hạn chế tồn tại hoạt động của quỹ phát triển bản làng huyện Paksế trong những năm qua, tác giả mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn của quỹ đầu tư phát triển bản làng trên địa bàn huyện Paksế, tỉnh Chămpasắc, CHDCND Lào trong giai đoạn đến năm 2020.
Từ những hạn chế của tác giả trong tiếp thu kiến thức cũng như phương pháp tiếp cận thông tin, thu thập dữ liệu gặp không ít khó khăn trong qúa trình thực hiện luân văn. Chắc rằng không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định, tác giả xin được tiếp thu các ý kiến quý báu của quý đọc giả để lận văn nay được hoàn thiện hơn.
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
• Tài liệu tiếng Việt:
[1] Nghiêm Văn Bảy (2008), Giáo trình Quản trị dịch vụ của ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
[2] Adam Mc Carty (2001), Tài chính vi mô Việt Nam, Hà Nội.
[3] Đinh Anh Dũng (2005), Ngân hàng nước ngòai, đối thủ cạnh tranh của các Ngân hàng Thương mại Cổ phần trong hội nhập, Thị trường Tài chính Tiền tệ, số 8. [4] Trần Đình Định (2005), Một số vấn đề về hội nhập kinh tế thế giới ngành ngân
hàng (Tài liệu lưu hành nội bộ của NHNo & PTNT Việt Nam).
[5] Trần Đình Định (2008), Quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng theo chuẩn mực thông lệ quốc tế và quy định của Việt Nam, Nhà xuất bản Tư pháp.
[6] TS. Phan Thị Thu Hà, TS. Nguyễn Thị Thu Thảo (2002), Ngân hàng Thương mại - Quản trị và nghiệp vụ, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
[7] TS. Tô Ngọc Hưng, Nguyễn Kim Anh (1999), Nghiệp vụ Kinh doanh Ngân hàng nâng cao, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.
[8] Frederic S.Mishkin (2001), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
[9] Trần Ngọc Sơn (2005), Một số nhận xét về hoạt động Marketing ngân hàng ở nước ta hiện nay, Thị trường Tài chính Tiền tệ.
[10] Lê Khắc Trí (2005), Các ngân hàng thương mại Việt Nam với việc xây dựng và phát triển thương hiệu, Thị trường Tài chính Tiền tệ, số 8.
[11] Bộ Thương mại (2004), Tài liệu bồi dưỡng kiến thức cơ bản về hội nhập, Hà Nội. [12] Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2003), Kế hoạch hội nhập kinh tế quốc tế của
ngành ngân hàng Việt Nam.
[13] Viện nghiên cứu Khoa học Ngân hàng (2003), Những thách thức của Ngân hàng Thương mại Việt Nam trong cạnh tranh và hội nhập quốc tế (Kỷ yếu Hội thảo khoa học), Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
• Tiếng Anh:
[14] Al Ries & Laura Ries, The 22 immutable laws or branding: How to build a product or service into a world-class brand, year 2003.
• Website:
[15] www.icb.com: Ngân hàng Công thương Việt Nam.
[16] www.vietcombank.com: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
• Tiếng Lào:
[17] Báo cáo tổng kết năm 2011, ngân hàng thương mại cổ phần CHDCND Lào.
[18] Báo cáo tổng kết 5 năm (2005-2010) và phương hướng giai đoạn từ 2010- 2015, ngân hàng cổ phần thương mại, chi nhánh Chămpasắc.
[19] Báo cáo tổng kết tổ chức thực hiện phát triển Kinh tế - xã hội tỉnh Chămpasắc 5 năm khóa V(2006 - 2010).
[20] Báo cáo tổng kết tổ chức thực hiện phát triển Kinh tế - xã hội tỉnh Chămpasắc 6 tháng đầu năm (2011 - 2012) và đinh hướng 2012 - 2013.
[21] Chiến lược phát triển Kinh tế - xã hội quốc gia 5 năm lần thứ VI, giai đoạn từ 2006 – 2010 và định hướng từ năm 2010 – 2020, Bộ kế hoạch và đầu tư Lào. [22] Định hướng phát triển nông thôn và giảm nghèo tỉnh Chămpasắcgiai đoạn 2015-
2020, Văn phòng Tổ chức phát triển nông thôn và giảm nghèo, tỉnh Chămpasắc, năm 2013.
[23] Văn Kiện Đại hội Đảng Bộ tỉnh Chămpasắc khóa V, năm 2005.
[24] Văn kiện Hội nghị Ban Chấp Hành Tỉnh uỷ lần thứ 5, khóa V, Đảng Bộ Tỉnh Uỷ Chămpasắc, năm2007.
[25] Văn Kiện Đại hội Đảng Bộ tỉnh Chămpasắc khóa VI, năm 2010.