Hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đo lường mức độ hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ tiền gửi tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam CN vĩnh long (Trang 26)

2.2.4.1. Khái niệm hiệu quả huy động vốn của NHTM.

Để hoạt động kinh doanh đạt được lợi nhuận cao, các NH phải đảm bảo cho các hoạt động đạt được hiệu quả. Huy động vốn là một hoạt động kinh doanh của NHTM, hiệu quả trong HĐV góp phần quan trọng trong hoạt động NH nói chung và trong việc tạo nên lợi nhuận nói riêng. Là một hoạt động kinh doanh nên có thể hiểu hiệu quả HĐV với NH là mối tương quan so sánh giữa các kết quả và chi phắ bỏ ra. Hiệu quả càng cao khi kết quả đạt được càng cao và chi phắ bỏ ra càng thấp.

Huy động vốn có hiệu quả là huy động vốn ổn định, vừa đủ, đáp ứng nhu cầu kinh doanh của ngân hàng. Nhưng làm thế nào để biết nguồn vốn đó ổn định, vừa đủ

15 Ở các nước trên thế giới, tiền gửi tạm thơi chia thành 2 loại, tiền gửi có kỳ hạn vè tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn về cơ bản bao gồn các loại: tiền gởi dùng séc, tiền gửi rút tiền tự dộng hay tiền gửi thông dụng, tài khoản ATS, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có thông tri, và ký thác đặc biệt.

và đáp ứng được nhu cầu kinh doanh thì phải dựa vào các chỉ tiêu cụ thể khi đánh giá. 2.2.4.2. Các tiêu chắ đánh giá hiệu quả huy động của NHTM.

 Quy mô nguồn vốn và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn

Vấn đề đầu tiên được quan tâm đến khi xem xét khả năng HĐV của một NHTM chắnh là quy mô vốn NH đó huy động được. Bên cạnh việc đánh giá quy mô tổng vốn của NH, sự xem xét chi tiết quy mô từng loại vốn cũng cần thiết.

Các khoản mục được tắnh đến khi xác định quy mô vốn chủ sở hữu bao gồm: - Vốn cổ phần

- Thặng dư vốn - Lợi nhuận giữ lại

- Các quỹ: Quỹ dự trữ bổ sung VĐL, quỹ dự phòng rủi ro, các quỹ khác.

- Tỷ lệ nhất định cổ phần ưu đãi có thời hạn và giấy nợ có khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu.

Quy mô VCSH là một trong những tiêu chắ quan trọng để một NHTM được xếp loại là NH quy mô lớn, trung bình hay nhỏ. Quy mô VCSH được dùng để so sánh giữa các NH khác nhau hoặc của một NH trong những thời điểm khác nhau.

Quy mô vốn là một chỉ số tuyệt đối phản ánh chất lượng hoạt động của NH và chỉ dung đơn lẻ thì không phản ánh đầy đủ khả năng HĐV của một NH. Dựa vào chỉ tiêu quy mô nhiều chỉ số tương đối được xác định. Các chỉ tiêu này phản ánh một cách đầy đủ hơn khác năng HĐV của một NH.

Quy mô nguồn huy động gia tăng đáp ứng cho hoạt động tài trợ của NH, tạo điều kiện NH mở rộng hoạt động, nâng cao tắnh thanh khoản và tắnh ổn định của nguồn vốn.

Nếu quy mô vốn cho biết độ lớn của lượng vốn NH huy động được thì tốc độ tăng trưởng phản ánh sự tăng (giảm) của vốn tại các thời điểm khác nhau cũng như sự tăng (giảm) đó là nhiều hay ắt.

Nếu tốc độ tăng trưởng > 100% : Quy mô vốn của NH tăng Nếu tốc độ tăng trưởng < 100% : Quy mô vốn của NH giảm Nếu tốc độ tăng trưởng = 100% : Quy mô vốn của NH không đổi

Tốc độ tăng trưởng có thể được tắnh cho tổng vốn cũng có thể được xét riêng với từng loại vốn cụ thể. Sự biến động của từng loại vốn, đôi khi biến động và trái chiều nhau không giống chiều biến động của tổng vốn. Chỉ tiêu này kết hợp với tỷ trọng vốn giúp sự đánh giá về khả năng HĐV của NHTM được sâu sắc và toàn diện hơn.

 Cơ cấu nguồn vốn huy động

Cơ cấu nguồn vốn ảnh hưởng tới cơ cấu tài sản và quyết định chi phắ của NH. Cơ cấu huy động phải phù hợp với cơ cấu sử dụng. Nếu cơ cấu nguồn huy động không phù hợp, không đáp ứng được yêu cầu sử dụng thì sẽ không tối đa được dư nợ tắn dụng và đầu tư, ngược lại cơ cấu huy động nhiều mà sử dụng không hết thì hoạt động không hiệu quả, ngân hàng vẫn phải chịu lãi suất trên phần huy động thừa.

Cơ cấu vốn được phản ánh thông qua tỷ trọng của từng loại vốn trong tổng vốn của NH. Quy mô của loại vốn i được sử dụng để tắnh tỷ trọng của nó trong tổng vốn huy động.

Việc tắnh toán tỷ trọng vốn nợ tương đối phức tạp. Nó có thể được thực hiện dựa trên việc sử dụng nhiều tiêu chắ khác nhau để phân loại vốn: theo đối tượng huy động, theo kỳ hạn, theo tắnh chất hay theo loại tiền. Theo mỗi khắa cạnh, những phân tắch, đánh giá được đưa ra sẽ phản ánh một cách đầy đủ hơn khả năng HĐV của NHTM.

Tỷ trọng loại vốn nào cao hơn phản ánh ưu thế của NH trọng việc huy động loại vốn đó, Mặt khác, nó cũng cho thấy sự chú trọng của NH vào những hình thức huy động nhất định. Qua đó người ta có thể nhận thấy chắnh sách HĐV của NH và đánh giá được NH có đạt được mục tiêu trong trường hợp thực hiện thay đổi cơ cấu vốn hay không.

 Chi phắ huy động vốn

NH là DN kinh doanh tiền tệ, nguồn VCSH của các NH thường không thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng, do đó NH phải HĐV để sử dụng với một chi phắ nhất định. Chi phắ HĐV tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của NH nên khi xét hiệu quả HĐV, ta phải xét đến chi phắ HĐV.

Công thức tắnh như sau: Chi phắ huy động vốn = Lãi trả cho nguồn huy động + Chi phắ huy động khác

Trong đó: Lãi trả cho nguồn huy động: Là thành phần quan trọng ảnh hưởng đến quy mô và hiệu quả hoạt động:

Lãi trả cho Nguồn huy động = Quy mô huy động * Lãi suất huy động

Trong đó: Chi phắ huy động khác: Trong hệ thống vốn rất đa dạng và không ngừng gia tăng trong điều kiện các NH gia tăng cạnh tranh phi lãi suất. Nó bao gồm chi phắ trả trực tiếp cho người gửi tiền (quà tặng, quay số trúng thưởng, kèm bảo hiểmẦ), chi phắ tăng tắnh tiện ắch cho người gửi tiền (mở chi nhánh, quầy phòng, điểm huy động, trang bị máy đếm tiền, soi tiền, huy động tại nhà, cơ quanẦ), chi phắ lương cán bộ phòng nguồn vốn, chi phắ bảo hiểm tiền gửiẦ Một số chi phắ khác tắnh chung vào chi phắ quản lý và rất khó phân bổ cho hoạt động HĐV.

Huy động vốn là hiệu quả nếu xét trên phương diện chi phắ: - NH huy động được vốn với chi phắ thấp dễ sử dụng

- Công tác HĐV của NH được đánh giá có chất lượng và hiệu quả cao về phương diện chi phắ khi nó đạt được những lợi ắch cơ bản sau:

- Tìm kiếm được nguồn vốn có chi phắ thấp nhất để đáp ứng cho nhu cầu vay và đầu tư trong khi vẫn thỏa mãn các yêu cầu tương xứng giữa huy động và sử dụng về phương diện quy mô, thời hạn, tắnh ổn định. Những nguồn có chi phắ biên thấp nhất sẽ là nguồn vốn có ưu thế nhất về phương diện chi phắ.

ro cao do sức ép tăng chi phắ vốn. Lợi nhuận của NH về cơ bản sẽ bằng tổng thu nhập trừ đi chi phắ và thuế, do đó việc tăng lợi nhuận bằng cách tăng thu nhập (thông qua việc đầu tư vào tài sản sinh lời cao tương ứng với rủi ro cao) sẻ mạo hiểm hơn là cách quản lý hiệu quả chi phắ vốn.

Những nguồn vốn ngắn hạn thường có chi phắ nguồn thấp và tắnh ổn định thấp, ngược lại những nguồn vốn có thời hạn càng dài thì chi phắ cao hơn nhưng ổn định hơn. Nên để hoạch định chiến lược kinh doanh cho mỗi giai đoạn, căn cứ vào chi phắ phải trả cho mỗi nguồn NH đưa ra các sách lược HĐV phù hợp nhằm mục tiêu mở rộng kinh doanh tăng dư nợ cho vay.

Để cạnh tranh nhau trong vấn đề huy động vốn, các NH luôn muốn tạo ra các ưu thế riêng cho mình trong đó cạnh tranh về lãi suất là yếu tố quan trọng.

Ngoài ra, để xem xét hiệu quả HĐV, chỉ tiêu Tỷ suất lợi nhuận vốn huy động (TSLNVHĐ) thường xuyên được sử dụng:

 Sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn16

Hoạt động chắnh của NHTM là huy động vốn để sử dụng nhằm thu lợi nhuận. Theo đó NH sẽ chuyển hoá nguồn vốn - tiền gửi, tiền vay, vốn của chủ - thành các loại tài sản như ngân quỹ, tắn dụng, CK, các tài sản khác theo một phương thức thắch hợp, nhằm thoả mãn các mục tiêu mà NH đặt ra.

Nếu một NHTM có nguồn sử dụng vốn tương xứng với nguồn vốn huy động, chứng tỏ nguồn vốn huy động đã được sử dụng có hiệu quả và công tác HĐV của NH đã thành công. Bởi vì phần lớn thu nhập từ hoạt động sử dụng vốn sẽ bù đắp phần nào chi phắ huy động và đem lại lợi nhuận chủ yếu cho NH. Hơn nữa việc sử dụng vốn tốt sẽ thúc đẩy hoạt động HĐV. Cho nên khi đánh giá hiệu quả hoạt động của công tác HĐV người ta thường xem xét đến công tác sử dụng vốn của NH đó.

Để có vốn vay, NH phải thực hiện công tác huy động. Nếu số lượng vốn huy

16 Ở các nước trên thế giới, tiền gửi tạm thơi chia thành 2 loại, tiền gửi có kỳ hạn vè tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn về cơ bản bao gồn các loại: tiền gởi dùng séc, tiền gửi rút tiền tự dộng hay tiền gửi thông dụng, tài khoản ATS, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có thông tri, và ký thác đặc biệt.

động nhiều thì NH có thể tăng cường hoạt động sử dụng vốn, khi đó NH có thể mở rộng các khoản cho vay, các khoản đầu tư. Trong trường hợp NH đã áp dụng đầy đủ các biện pháp như thay đổi lãi suất, mở rộng các dịch vụ nhưng cũng không thể tăng được khối lượng vốn huy động dẫn đến việc phải thực hiện chắnh sách tắn dụng có lựa chọn, không đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của KH.

Tuy nhiên số lượng vốn huy động cơ cấu, loại hình, thời gian huy động lại phụ thuộc vào phương hướng kinh doanh tức là vào chiến lược tắn dụng của NH. Khi NH muốn mở rộng doanh số cho vay nhằm chiếm lĩnh những thị trường lớn hơn, lúc này NH cần phải tăng cường hoạt động HĐV nhằm huy động số vốn cần thiết. Trong trường hợp doanh số cho vay của NH không tăng nhưng để tăng lợi nhuận, giảm bớt loại vốn huy động có lãi suất cao, tăng cường vốn huy động có lãi suất thấp, giảm bớt chi phắ của việc huy động. Còn khi NH muốn thu hẹp hoạt động tắn dụng thì bắt buộc phải có sự thay đổi tương ứng trong hoạt động huy động nhằm giảm bớt một cách tương ứng lượng tiền không cần thiết. Nhờ đó tránh đựơc những chi phắ mà NH phải gánh chịu nếu không có sự đồng bộ giữa huy động và sử dụng.

Tóm lại, giữa công tác HĐV và sử dụng vốn có mối quan hệ biện chứng tác động qua lại lẫn nhau. Để thực hiện được tốt công tác này phải thực hiện tốt công tác kia và ngược lại. Trong công tác quản lý hoạt động NH phải kết hợp đựơc một cách tối ưu hoạt động của công tác HĐV và công tác sử dụng nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cao nhất.

 Quản lý tốt các loại rủi ro liên quan đến huy động vốn

Thứ nhất: Quản lý rủi ro lãi suất. Rủi ro lãi suất phụ thuộc vào sự tương quan giữa độ nhạy cảm lãi suất của việc sử dụng vốn với độ nhạy cảm lãi suất của huy động vốn. Rủi ro này làm thu nhập từ lãi ròng của ngân hàng giảm xuống (chi phắ trả lãi > chi phắ thu từ lãi).

Những thay đổi khó đoán trước của lãi suất có thể làm tăng khả năng sinh lợi của ngân hàng. Tuỳ thuộc đặc điểm của nguồn vốn và danh mục tài sản thay đổi về lãi suất có thể làm tăng hay giảm thu nhập ròng từ lãi. Vì vậy, song song với việc quản lý rủi ro lãi suất các ngân hàng rất quan tâm đến các cơ hội đầu tư nếu lãi suất biến động theo hướng có lợi.

Để phân tắch rủi ro lãi suất có rất nhiều mô hình được áp dụng, trong đó mô hình được sử dụng phổ biến nhất là phân tắch khe hở (GAP analysis). Theo phương pháp này, ngân hàng quản lý thu nhập ròng từ lãi trong ngắn hạn. Rủi ro được xác định bằng cách tắnh chênh lệch tài sản và nợ nhạy cảm với lãi suất trong khoảng thời gian nhất định từ đó có thể tắnh được mức độ biến động của thu nhập ròng từ lãi suất thay đổi. Khe hở kỳ hạn (GAP) tương ứng với phần chênh lệch giữa tài sản nhạy cảm với lãi suất và nợ nhạy cảm với lãi suất.

GAP = Tài sản nhạy cảm với lãi suất - Nợ nhạy cảm với lãi suất

Sử dụng những thông tin về GAP để phân tắch độ nhạy cảm với lãi suất, từ phân tắch độ nhạy cảm với lãi suất các nhà quản lý có thể điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn cần huy động sao cho đảm bảo có khe hở tắch cực nhằm tăng thu nhập tiền lãi ròng. Duy trì sự ổn định thu nhập từ lãi (hạn chế rủi ro lãi suất) có thể thực hiện bằng cách điều chỉnh qui mô tài sản và nguồn vốn nhạy cảm hoặc sử dụng các công cụ ngoại bảng của bảng tổng kết tài sản như hợp đồng tương lai, quyền lựa chọn và hoán đổi lãi suất (Swap).

Thứ hai: Tắnh thanh khoản của nguồn vốn và quản lý rủi ro thanh khoản: Tắnh thanh khoản của nguồn vốn được đo bằng khả năng tìm kiếm nguồn vốn mới với chi phắ và thời gian nhỏ nhất. Đối với các ngân hàng phân tắch tắnh thanh khoản của nguồn vốn đang trở thành trọng tâm quản lý nguồn vốn. Nhiều ngân hàng lớn do thực hiện chuyển hoán kỳ hạn nguồn và duy trì tỷ lệ dự trữ thấp, rất quan tâm tới khả năng tìm kiếm nguồn vốn mới để đáp ứng nhu cầu thanh khoản, đặc biệt là các nguồn trong ngắn hạn. Sở dĩ như vậy là vì khả năng rủi ro thanh khoản rất dễ xảy ra. Rủi ro thanh khoản tức là ngân hàng mất khả năng chi trả cho các nguồn huy động từ bên ngoài. Có thể thấy các nguồn dài hạn như tiền gửi tiết kiệm, có kỳ hạn ổn định ắt bị rủi ro thanh khoản hơn các nguồn ngắn hạn nhất là tiền gửi thanh toán....

Để hạn chế, quản lý rủi ro thanh khoản căn cứ vào tắnh thanh khoản của nguồn tuỳ thuộc rất lớn vào thị trường nợ của mỗi ngân hàng và chắnh sách tiền tệ được vận hành. Hơn nữa, sự phát triển của các công cụ nợ sẽ cho phép ngân hàng có nhiều cơ hội tiếp xúc với các nguồn, đa dạng hoá nguồn vốn huy động để phân tán rủi ro.

Các nhân tố chủ quan

Thứ nhất: Quan điểm của lãnh đạo Ngân hàng về huy động vốn. Vai trò và tắnh quyết định của các nhà lãnh đạo trong một NH là không thể phủ nhận. Họ có nhiệm vụ hoạch định chắnh sách đối với từng hoạt động của NH. Những chắnh sách này được áp dụng vào thực tiễn thông qua việc thực hiện các biện pháp, nghiệp vụ cụ thể.

HĐV giữ vị trắ nhất định trong chắnh sách của các nhà lãnh đạo NH, tuỳ thuộc vào quan điểm của họ về hoạt động này cũng như về các hình thức HĐV khác nhau. Huy động TGTK từ dân cư có thể được chú trọng nhưng cũng có thể tiền gửi từ các doanh nghiệp và tổ chức mới là vấn đề được ưu tiên. Điều đó không chỉ khác nhau giữa các NH mà còn thay đổi với một NH trong những điều kiện cụ thể.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đo lường mức độ hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ tiền gửi tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam CN vĩnh long (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)