0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Bình diện ngữ dụng

Một phần của tài liệu NHÓM LOẠI TỪ CHỈ BẤT ĐỘNG VẬT TRONG TIẾNG VIỆT VÀ CÁC TỪ TƯƠNG ĐƯƠNG TRONG TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI (Trang 83 -83 )

Nghĩa ngữ dụng của loại từ trong tiếng Việt cũng được Nguyễn Tài Cẩn nhắc đến khi đưa ra ba diện đối lập của các loại từ chỉ người (Tr. 224): đối lập khinh trọng, đối lập giữa già, đứng tuổi và trẻ, đối lập nam nữ (đối lập duy nhất có tính khách quan) và khi ông nói nói đến việc lựa chọn loại từ cho danh từ xuất phát từ cách con người muốn nhấn mạnh một nét nghĩa nào đó của sự vật do danh từ biểu thị.

Việc dùng loại từ để phối hợp với danh từ thật ra không bao giờ thoát ly khỏi nghĩa từ vựng của danh từ. Loại từ con thường dùng ở trước danh từ chỉ động vật tuy vẫn có thể dùng với danh từ chỉ bất động vật với điều kiện vật đó phải có hình dáng dài là đặc trưng mà con người có ấn tượng nhất về động vật: con trăng (Hai Thà cưới vợ), con đường (Chiếc thuyền ngoài xa), con phố (Chiếc gáo mù u), con dao (Thực đơn chủ nhật), con mắt (Lòng dạ đàn bà), con dấu (Thầy thông ngôn), con số (Khách ở quê ra), con dốc (Man nương), con thuyền (Chiếc lược ngà), con

sông (Mảnh trăng cuối rừng), con lạch (Tình nghĩa giáo khoa thư), con đò (Bến quê), con kinh (Cánh đồng bất tận), con suối (Bức tranh), con sóng (Cánh đồng bất tận), con nước (Dòng nhớ), con lũ (Bến quê). Sự lựa chọn chỉ mang tính chủ quan của một con người cụ thể trong một hoàn cảnh cụ thể do ở chỗ lúc nào thì vật do danh từ biểu thị được xem là động vật, lúc nào được xem là bất động vật vì viết con đường (Chiếc thuyền từ xa) hay cái đường (Lòng dạ đàn bà), con phố (Chiếc gáo mù u) hay cái phố (Chiếc thuyền từ xa), con mắt (Lòng dạ đàn bà) hay cái mắt (Chiếc thuyền từ xa) đều không sai ngữ pháp. Hoặc ở chỗ con người chọn một nét nghĩa nào của của sự vật muốn nhấn mạnh như sự lựa chọn giữa cái đènngọn đèn, cái áo tấm áo hoặc chiếc áo. Có khi tính chủ quan thuộc về con người còn thể hiện ở chỗ có dùng loại từ hay không và dùng loại từ như thế nào:

Cô trở về nhà lấy một con dao xắt thịt rất bén rồi lại ngồi núp ngoài cửa mà

rình nữa.

Cô dở mùng lên, chém Như Hoa một dao đứt ngon cuống họng,.. Lính giựt dao, bắt cô đem về nhà hội mà giam.

(Thầy Thông ngôn)

Lượng từ trong tiếng Hán hiện đại cũng được xem là những từ bổ nghĩa cho danh từ hoặc cho động từ, không chỉ để tính đơn vị mà còn có tác dụng tạo ý nghĩa bổ sung. Hoàn cảnh thực tế của con người, mục đích giao tiếp của con người được bộc lộ qua cách lựa chọn lượng từ, đặc biệt là ở các lượng từ đa nghĩa, các lượng từ cận nghĩa, các lượng từ mang nghĩa tình thái.

Nhìn chung, lượng từ tương ứng rất tế nhị với nội hàm của danh từ mà nó tính lượng. Trong quan niệm của người Việt, từ giếng chỉ một khái niệm về một vật dụng ”hố đào thẳng đứng, sâu vào lòng đất, thường để lấy nước. (T.521 – Từ điển tiếng Việt – NXB Từ điển Bách khoa), danh từ này có thể phối hợp với loại từ cái

như cái giếng (Đóa hoa rừng). Người Trung Quốc thì xem đây là một vật thể có miệng nếu nhìn từ trên cao, có chiều sâu nếu vào bên trong. Vì vậy để tính lượng cho giếng có thể dùng lượng từ 口: 一口井 - một cái giếng (Thiên Cẩu), hoặc dùng 眼 chưa kể cũng có thể dùng 个 nếu không quan tâm đến các hai thuộc tính đó.

Nghĩa ngữ dụng của lượng được gọi là nghĩa “động” bên cạnh nghĩa “tĩnh” là nghĩa từ vựng và nghĩa ngữ pháp [9.58]. Điều này cho thấy nghĩa ngữ dụng của lượng từ là một “chiến lược ngôn ngữ” trong tiếng Hán và ngữ từ vựng cũng như nghĩa ngữ pháp của lượng từ phải rất phong phú, tinh tế, nhiều tầng bậc mới đủ sức cho con người vận dụng linh hoạt trong một ngữ cảnh cụ thể. Sự phong phú tinh tế này xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Có khi do cách con người chọn điểm nhấn về sự vật: chú ý đến hình dáng trong dạng chỉnh thể của núi thì lượng từ 道, chú ý đến vẻ đồ sồ hùng vĩ thì dùng 座. Có khi tùy thuộc vào tâm trạng, thái độ của con người: lượng từ 捏, 捧 đều có nghĩa là nắm, từ này có thể phối hợp với danh từ đất tạo thành kết cấu nắm đất.Người dùng đối với danh từ 土 (đất) mà tỏ vẻ khinh thị, cho là không quan trọng thì dùng 捏 (), nếu tỏ ý trân trọng thì dùng 捧 ().

Tính chủ quan trong cách dùng lượng từ còn bắt nguồn cách con người chia cắt thế giới: vật có hình dáng mỏng mà to thì dùng 张, mỏng mà nhỏ thì dùng 片. Ngoài ra còn có thể do nhu cầu tạo phong cách: 叶 船 (lá thuyền) mang phong cách văn chương so với với 只 船 .(chiếc thuyền)

Một số lượng từ không chỉ là ký hiệu phản ánh sự vật trong thế giới khách quan mà chính bản thân nó là một cách vẽ lại sự vật, tạo nên một nét đặc trưng trong lượng từ tiếng Hán là “ngữ nghĩa hình”. “Ngữ nghĩa hình” mang lại tính hình tượng rất cao ở lượng từ, tạo cảm hứng cho người sử dụng, đặc biệt là cho các nhà văn nhiều cơ hội biểu cảm. Các lượng từ mang hình tượng được sử dụng trong luận văn này là 根, 条, 缕. Đây là lợi thế của ngôn ngữ tượng hình mà loại từ trong tiếng Việt không thể có được cho dù có sử dụng từ mang nghĩa hình ảnh để tính lượng như trong hai trường hợp Một vuông sân (Cánh đồng bất tận) và 几方代表 - mấy đoàn đại biểu (Thiên cẩu). Từ vuông là chỉ một ký hiệu biểu thị một khái niệm về hình trong khi từ 方 là kết qủa của sự quan sát, liên tưởng và mô phỏng lại sự vật trong thế giới khách quan bằng hình vẽ.

Lượng từ trùng điệp là một nét độc đáo của tiếng Hán hiện đại xuất phát từ sự thay đổi hình thức ngữ pháp có tác dụng tạo nghĩa bổ sung phục vụ cho nhu cầu

giao tiếp của con người, trong đó có phần bộc lộ tính cách, tâm lí và khả năng sáng tạo. Kết cấu số lượng từ trùng điệp khi làm định ngữ mang tính hình tượng, tính cách điệu và tính biểu cảm rất lớn so với nghĩa từ vựng của nó vốn chỉ có ý nghĩa là

rất nhiều.

Ngôn ngữ khi đi vào đời sống tất yếu sẽ phát sinh nghĩa ngữ dụng nhưng so với loại từ, nghĩa ngữ dụng của lượng từ tỏ ra phong phú, linh hoạt, có tính tu từ cao xuất phát từ sự khác biệt về văn tự, ngữ nghĩa và ngữ pháp trong hai ngôn ngữ.

KẾT LUẬN

Loại từ trong tiếng Việt và lượng từ trong tiếng Trung là những từ luôn có khả năng kết hợp với số từ để tính lượng các sự vật hoặc các động tác, hành vi. Để thực hiện chức năng này, loại từ và lượng từ, thông qua cái nhìn chủ quan của con người, cấu trúc hóa lại thế giới, phân loại sự vật, hiện tượng theo một số tiêu chí, xác lập quy tắc phối hợp với danh từ. Các quy tắc này liên quan đến ngữ nghĩa, ngữ pháp và ngữ dụng nên hai từ loại này không chỉ phản ánh thế giới khách quan mà còn bộc lộ thái độ của con người về thế giới khách quan đó. Các quy tắc phối hợp danh từ với lượng từ tuy chặt chẽ nhưng vẫn tạo cơ hội cho con người lựa chọn cách hiệu quả nhất để diễn tả cái thế giới khách quan theo cách mà một người muốn. So với loại từ trong tiếng Việt, lượng từ trong tiếng Hán đã được xác định địa vị trong hệ thống từ loại, được các nhà nghiên cứu ngôn ngữ, về cơ bản, thống nhất ý kiến về số lượng, cách phân loại, cách phối hợp, tính phương ngữ, về vai trò làm thành phần câu cũng như các giá trị về mặt phong cách, ngữ dụng. Dung lượng ghi hình thế giới khách quan, lưu giữ cảm xúc của con người trong hai ngôn ngữ Việt, Hán là như nhau, nhưng so với loại từ, lượng từ tiếng Hán có tính hàm súc cao, là một trong những phương tiện để một người thể hiện sự tinh tế, sự sáng tạo và cảm nhận được điều đó ở một người khác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Diệp Quang Ban (1998), Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Giáo dục.

[2] Nguyễn Tài Cẩn (1998), Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Đại học quốc gia.

[3] Cao Xuân Hạo (1982), Tiếng Việt : Mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa, NXB Giáo dục.

[4] Hoàng Dũng và Nguyễn Thị Ly Kha (2008). Danh từ và tiểu loại danh từ, Ngữ pháp tiếng Việt – những vấn đề lí luận, Viện Ngôn ngữ học, NXB KHXH, Hà Nội.

[5] Trần Trọng Kim, Văn phạm Việt Nam, NXB Tân Việt.

[6] Nguyễn Hiến Lê – Trương Văn Chình (1963), Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam, NXB Đại học Huế.

[7] Lê Văn Lí (1972), Sơ thảo ngữ pháp Việt Nam, Trung tâm học liệu - Bộ giáo dục. Trần Thị Nhàn (2000, )Loại từ trong các ngôn ngữ ở Việt Nam, T1,NXB KHXH, Hà Nội.

[8] Trần Ngọc Ninh (1974), Cơ cấu Việt ngữ, NXB Lửa Thiêng.

[9] Hoàng Phê (2010), Từ điển tiếng Việt phổ thông, NXB từ điển Bách Khoa. [10] Nguyễn Phú Phong, Những vấn đề ngữ pháp tiếng Việt, NXB Đại học quốc

gia Hà Nội.

[11] Nguyễn Kim Thản (1981), Cơ sở ngữ pháp tiếng Việt, NXB Thành phố Hồ Chí Minh.

[12] Lý Toàn Thắng. Ngôn ngữ học tri nhận. Từ lí thuyết đại cương đến thực tiễn tiếng Việt, NXB Phương Đông.

Tiếng Trung [14] 房玉清: 《实用汉语语法附习题解答》,北京大学出版社。 [15] 张斌主编: 《代汉语实词》,华东师范大学出版社。 [16] 张玉林: 《汉语教学参考语法》,北京大学出版社。 Website [17] www.book.kanunu.org/files/writer/2462.html

[18] www.chinesewaytogo.org/waytogo/idea/measure/measure.html, truy cập ngày 18/04/2012

[19] www.ebookcn.com/book/201018

[20] www.e - thuvien.com, truy cập ngày 28/2/2012.

[21] maxreading.com/sach-hay/truyen-ngan-nguyen-quang-sang 28/2/2012. [22] www.mediafire.com/?p6frkh2505q0hq1, truy cập ngày 15/9/2012.

[23] www.motsach.info/story.php?list=story&author=ho_bieu_chanh&page=2, truy cập ngày 18/3/2012.

[24] www.music.vietfun.com/trview.php?ID=1819&cat=13, truy cập ngày 18/3/2012.

[25] www.my285.com/yq/qiongyao, truy cập ngày 18/3/2012.

[25] www.scribd.com/doc/20651615/Truyện-Ngắn-Phạm-Thị-Hoai, truy cập ngày 01/03/2012.

[27]www.tianyabook.com/sanmao, truy cập ngày 16/4/2012.

[28] www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=11805.0 29/2/2012

[29] www.wattpad.com/109102-bức-tranh-nguyễn-minh-châu, truy cập ngày 29/2/2012

[30] www. xh.5156edu.com/page/z7949m2560j18586.html 18/4/2012 [31] www.zidian8.com/.../20110322214721_555023.shtml 04/05/2012

Một phần của tài liệu NHÓM LOẠI TỪ CHỈ BẤT ĐỘNG VẬT TRONG TIẾNG VIỆT VÀ CÁC TỪ TƯƠNG ĐƯƠNG TRONG TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI (Trang 83 -83 )

×