Một số hiện tượng liên quan đến ngữ nghĩa của lượng từ

Một phần của tài liệu Nhóm loại từ chỉ bất động vật trong tiếng việt và các từ tương đương trong tiếng hán hiện đại (Trang 28)

1.2.3.1. Hiện tượng đồng âm.

Từ đồng âm là từ có hình thức ngữ âm giống với từ khác nhưng hình thức văn tự và ngữ nghĩa của chúng khác nhau. Để tạo sự khác biệt về nghĩa trong nhóm từ đồng âm, người ta dựa vào các đặc trưng của sự vật tồn tại trong thế giới khách quan để lựa chọn các hình thức về văn tự nhằm phản ánh các đặc trưng đó.

VD: 支, . 只 là ba từ giống nhau ở vỏ ngữ âm (zhi)nhưng chúng có những nét nghĩa khác nhau. Từ 支 dùng để tính lượng những món đồ có hình dáng nhỏ và dài như súng (枪), những sự vật có thể tạo ra một hình ảnh kéo dài như đội ngũ (队 伍 ), những vật trừu tượng như nhạc khúc (乐 曲). Từ 枝 có nét nghĩa đầu giống như từ 支, nhưng ở nét nghĩa (2), sự vật có thể tạo hình ảnh dài phải là những sản phẩm của tự nhiên như hoa (花) và 枝 không thể chỉ lượng cho những vật trừu tượng, không thể nói (一 枝 乐 曲). Lượng từ 只 dùng để tính lượng động vật như chim, chó, trâu, bò… (鸟, 狗, 牛…), dùng để tính lượng cho bộ phận cơ thể người hoặc cho các đồ vật nhưng các vật này phải tồn tại ở dạng đôi như tay, giày …(, 鞋…), tính lượng cho những thành phẩm có hình dáng dài và nhỏ như thuyền. Qua phân tích, ta thấy ba lượng từ đồng âm 支, . 只 vừa có những nét nghĩa giống nhau vừa có những nét nghĩa khác biệt.

1.2.3.2. Hiện tượng đối nghĩa

Lượng từ 个 các từ 群,, , 拔…đều có thể chỉ lượng nhưng từ trước là lượng từ cá thể còn nhóm từ sau là lượng từ tập thể. Từ 个 và các từ 群, , , 拔 là các từ đối nghĩa. Đối nghĩa không phải là phản nghĩa. Hai từ gọi là phản nghĩa nếu phủ định từ này tức là khẳng định từ kia và ngược lại như các cặp từ sống - chết, động - tĩnh. Mối quan hệ giữa các từ đối nghĩa không diễn ra như thế. Khẳng định 一 片 tức là phủ định 一点 nhưng phủ định 一 片 không có nghĩa là khẳng định 一点 vì 片còn có các từ đối nghĩa khác như 星, .

1.2.3.3. Hiện tượng nghĩa dựa vào loại của lượng từ

Khi phân định từ loại, một số từ sẽ thuộc về một nhóm, mối quan hệ nghĩa giữa các từ trong nhóm vừa có tính bổ sung vừa có tính khu biệt. Loại nghĩa mang nghĩa khái quát giống nhau trên phương diện loại nhưng vẫn có nét nghĩa dị biệt nhau gọi là hiện tượng nghĩa dựa vào loại của từ. Ví dụ hai từ 群 và 批 đều nằm trong nhóm lượng từ tập hợp, đều thuộc về tiểu loại danh lượng từ trong hệ thống phân loại lượng từ. Nhưng ngữ nghĩa của hai từ này vẫn có sự khác biệt: 群 tính

lượng cho các động vật có sự sống trong khi 批 dùng tính lượng cho một số vật phẩm và tính lượng người. Có thể nói 一 群牛nhưng không thể nói 一 批 牛.Việc kết hợp hai lượng từ này với danh từ chỉ có thể diễn ra nếu danh từ thỏa mãn được yêu cầu và chính các yêu cầu này tạo nghĩa cho lượng từ.

1.2.3.4. Hiện tượng đa nghĩa

Hiện tượng lượng từ mang từ hai nét nghĩa trở lên hay còn gọi là đa nghĩa. Ví dụ lượng từ 口 có các nét nghĩa sau: (1) tính lượng người. (2) tính lượng heo. (3) tính lượng các vật dụng dùng để chứa. (4) tính lượng những vật có thể bỏ vào miệng để ăn hoặc để ngậm. (5) tính lượng răng.

1.2.3.5. Hiện tượng cận nghĩa

Lượng từ cận nghĩa biểu thị các sự vật, hiện tượng giống hoặc hoặc rất gần nhau đến mức có thể quy chúng về một khái niệm chung. Nghĩa của các lượng từ cận nghĩa rất gần nhau nhưng khi được vận dụng thì giữa chúng vẫn có sự dị biệt trong nghĩa ngữ dụng và nghĩa tình thái. Chẳng hạn như 批, , , , , 张 đều biểu thị lượng của một tập hợp, đậy là chỗ “gần” giữa các lượng từ vì sự vật khách quan do chúng sở biểu có thể quy về một khái niệm chung là tính quần thể. Tuy nhiên mỗi một từ trên đây đều có đặc trưng riêng, có yêu cầu quy định riêng về đối tượng mà chúng biểu lượng.

- Dị biệt về nghĩa tình thái

, , , , , 拔 đều là lượng từ tập thể nhưng mỗi từ thể hiện thái độ đánh giá khác nhau đối với đối tượng mà nó tính lượng. 批, 群 hai lượng từ này trung hòa trong sắc thái biểu cảm. 帮, 伙 thể hiện thái độ xem thường, 拔 mang sắc thái khẩu ngữ.

- Dị biệt trong cách chọn điểm nhấn khi phản ánh thế giới khách quan .

Các từ có thể cùng phản ánh một sự vật trong thế giới khách quan nhưng cách lựa chọn những thuộc tính của sự vật để nhấn mạnh, cho lấn át các thuộc tính khác có thể tạo nét nghĩa đặc trưng cho một từ . Chẳng hạn từ 眼, 口 đều dùng để tính lượng cho sự vật giếng nhưng 眼 nhấn mạnh đến độ sâu trong khi 口 chú trọng miêu tả hình dáng tương tự như miệng người của cái giếng nếu nhìn từ trên xuống.

- Dị biệt về phạm trù tính lượng

Ngữ nghĩa của lượng từ tùy thuộc ở cách lượng từ chọn động từ hoặc danh từ để phối hợp, 捏 và 撮 đều là những lượng từ lâm thời nhưng phạm vi hoạt động của chúng không hoàn toàn trùng khớp nhau, 撮 có thể kết hợp với danh từ chỉ người và âm tính về sắc thái biểu cảm trong khi 捏 không thể kết hợp với danh từ chỉ người.

Lượng từ không chỉ phản ánh thế giới khách quan mà còn bộc lộ cách con người đánh giá thế giới đó. Cách đánh giá thế giới mang tính chủ quan sẽ bổ sung nghĩa cho lượng từ, gọi là nghĩa bổ sung hay nghĩa sắc thái. Nghĩa sắc thái được phân thành: hình tượng sắc thái, cách điệu sắc thái và tình thái sắc thái

- Hình tượng sắc thái: lượng từ trong trường hợp này vừa mang đường nét cụ thể vừa mang ý tưởng so sánh với sự vật mà nó biểu thị khiến người đọc cảm nhận được một hình ảnh cụ thể.

Ví dụ: 一 叶小 舟 (một lá thuyền)

- Cách điệu sắc thái: lượng từ loại này mang tính sáng tạo cá nhân, xuất phát từ mục đích giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp mà chọn từ để biểu lộ tình ý gửi gấm vào lượng từ và tạo phong cách ngôn ngữ.

Ví dụ: 一 片云 (Một làn mây).

- Tình thái sắc thái: lượng từ mang sắc thái tình thái chi thấy thái độ yêu, ghét hoặc khen, chê của con người đối vời sự vật mà nó có nhiệm vụ tính lượng.

Ví dụ 位: thái độ tôn kính, 介: miệt thị, 掬: trân trọng, 个: xem thường

1.2.3.7. Mối quan hệ giữa lượng từ trùng điệp và nghĩa tình thái

(a) Hình thức trùng điệp dẫn đến sự thay đổi ý nghĩa ngữ pháp và tạo nghĩa sắc thái.

- Kết cấu trùng điệp khi làm chủ ngữ sẽ tác động đến nghĩa tình thái

- Khi lượng từ trùng điệp tả một tình trạng bên ngòai của sự vật như 排 排, 粒 粒đóng vai trò chủ ngữ sẽ tạo vẻ cách điệu có tính văn học.

- Lượng từ trùng điệp khi làm vị ngữ mang đậm tính cách điệu, sáng tạo văn học (ngay cả ở các từ vốn không mang sắc thái cảm như 张, 张). Điều này chứng tỏ sự biến đổi hình thức ngữ pháp của lượng từ sẽ tác động đến nghĩa và tạo giá trị tu từ cho lượng từ.

- Lượng từ trùng điệp làm định ngữ dẫn đến sự thay đổi ngữ nghĩa. Lượng từ trong trường hợp này mang tính so sánh, tính miêu tả tạo hình ảnh cụ thể (như 张天

张张张张 白云). Nhờ đó lượng từ có nghĩa hình tượng, nghĩa cách điệu mang màu sắc văn học.

- Động lượng từ tính lượng thời gian (张 là từ duy nhất có thể mang hình thức trùng điệp) khi làm định ngữ sẽ bổ sung nghĩa cách điệu, mang tính sáng tạo văn học.

- Lượng từ trùng điệp làm trạng ngữ tạo tác động đối với nghĩa tình thái

- Lượng từ trùng điệp đưa ra các đặc trưng về trạng thái bên ngoài của sự vật như 张张, 重 重…khi làm trạng ngữ sẽ tạo nghĩa cách điệu, mang tính sáng tạo văn học.

Có thể thấy hình thức trùng điệp của lượng từ dẫn đến sự thay đổi nghĩa sắc thái, đặc biệt là ở các lượng từ đưa ra những đặc trưng về trạng thái bên ngoài sự vật. Các lượng từ này bộc lộ tình cảm chủ quan của con người, mang giá trị tu từ và vì thế lượng từ trùng điệp thường được vận dụng trong sáng tác văn học.

(b) Hình thức trùng điệp dẫn đến sự thay đổi ý nghĩa ngữ pháp nhưng không tạo nghĩa sắc thái.

. Lượng từ trùng điệp khi làm tân ngữ sẽ dẫn đến sự thay đổi ý nghĩa ngữ pháp, có nghĩa nhiềunhưng không tạo nghĩa sắc thái.

- Lượng từ tập hợp có hình thức trùng điệp như 张张, 家家, 张 张… làm chủ ngữ chỉ dẫn đến sự thay đổi về ý nghĩa ngữ pháp, không tạo ra ý nghĩa sắc thái biểu cảm.

- Lượng từ trùng điệp đưa ra những đặc trưng về hình thể khi làm định ngữ chỉ tạo ra sự thay đổi ý nghĩa ngữ pháp, có nghĩa mỗi, không tạo ra nghĩa biểu cảm.

- Lượng từ vốn chỉ những sự vật cá thể, sau khi trở thành lượng từ trùng điệp sẽ thay đổi ý nghĩa ngữ pháp, có nghĩa mỗi một, không tạo sắc thái biểu cảm.

- Khi lượng từ trùng điệp chỉ thời gian như 年年 年, 月 月làm chủ ngữ chỉ dẫn đến sự thay đổi về ý nghĩa ngữ pháp, có nghĩa mỗi, không tạo ra ý nghĩa sắc thái biểu cảm.

Khác với lượng từ đơn độc, lượng từ trùng điệp có thể làm các thành phần của câu (trạng, chủ, vị, định, tân, chỉ không thể làm bổ ngữ). Đây là một điểm độc đáo về đặc trưng ngữ pháp của lượng từ trùng điệp nếu so với danh từ, động từ, hình

Chương 2: LOẠI TỪ TIẾNG VIỆT VÀ LƯỢNG TỪ TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI TRONG NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT

Một phần của tài liệu Nhóm loại từ chỉ bất động vật trong tiếng việt và các từ tương đương trong tiếng hán hiện đại (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)