Khảo sát loại từ trên ngữ liệu tiếng Việt

Một phần của tài liệu Nhóm loại từ chỉ bất động vật trong tiếng việt và các từ tương đương trong tiếng hán hiện đại (Trang 34)

2.1.1.1. Hồ Biểu Chánh

Đóa hoa rừng

Con (2), cái (32), miếng (2), cơn (1), bụi (3), chiếc (2), khúc (4), tiếng (20), ổ (1). Trong 67 lượt xuất hiện có 62 lần loại từ có danh từ kèm theo, 03 trường hợp trống danh từ do ngữ cảnh cho phép:

(1) - Hồi khuya nầy chúng nó đi đâu?

- Cái đó thiệt tôi không biết.

(2) - Ông bị giựt bạc tại khúc nào?

- Tại chỗ có cây trắc lớn, người ta kêu là Trắc Sùm đó.

(3)- Hôm nay cậu đổi mà dùng tiếng “qua” và tiếng “em”, hai tiếng ấy…

Hai trường hợp do chỉ cần nhấn tính đơn vị:

Tôi mới núp mà chuyền bụi nầy qua bụi kia, tính đi vòng ra phía sau rồi lén

lại gần mà quật hết hai đứa.

Trong tác phẩm có 09 trường hợp đi sau số từ. Ba trường hợp dùng từ chỉ xuất cái cái ổ ái tình, cái thớt vườn (2).

Hai Thà cưới vợ

Con (4), cái (37), cọng (1), bụi (2), ngọn (2), vũng (1), khúc (5), tiếng (9), ổ (1). Trong 62 lượt xuất hiện có 05 loại từ không có danh từ đi sau do ngữ cảnh chi phối:

(1) …rồi chia giỏ mỗi người xách một cái mà xuống ruộng.

(2)…đánh hoặc rầy Chỉ với Ðồ, cha chả cái đó mình không thể chịu nổi (2).

(3)…nhái trong ruộng vẫn kêu chét- chét không dứt tiếng.

(4)…hình- lình con chó vện cất tiếng mà sủa.

(5) Nên nghe có tiếng mấy chị hàng gánh đi chợ, họ nói chuyện ngoài

Có 14 trường hợp loại từ đi kèm số từ.

Lòng dạ đàn bà

Con (2), cái (51), bức (1), ngọn (3), khúc (5), tiếng (1).

Trong 63 lượt xuất hiện, chỉ có 04 trường hợp loại từ cái không có danh từ theo, 02 trường hợp do yếu tố ngữ cảnh:

(1) Tôi tưởng chị bắt ở đặng làm bé ảnh nữa chớ. Tôi nói trước cho chị biết,

cái đó không được a.

(2) Hàng rào dưới xây gạch, trên song sắt, chạy dọc theo đường bị cỏ mọc che

khuất nhiều khúc.

Trường hợp còn lại do tác giả chỉ muốn nhấn mạnh tính đơn vị: khúc thì dụm năm dụm ba hỏi nhau lúa trúng ước mấy giạ một công;

Trong tác phẩm có 17 trường hợp loại từ đi sau số từ và có sử dụng từ chỉ xuất

cái: cái dịp ấy, cái hạng người ấy, cái cảnh (3), cái sắc ưu-sầu, cái tánh (2).

Thầy Chung trúng số

Con (12), cái (37), tấm (6), ngọn (2), chiếc (2), tiếng (13), miếng (1), trận (1).

Trong 73 lần được sử dụng chỉ có 02 trường hợp loại từ không có danh từ đi sau do yếu tố ngữ cảnh:

Tửu, sắc, tài, khí là bốn cái hại người. Thầy bỏ bớt được một cái cũng đỡ lắm.

Trong truyện có 13 trường hợp loại từ đi sau số từ và sử dụng 01 từ chỉ xuất:

cái giọng.

Thầy thông ngôn

Con (3), cái (54), tấm (3), miếng (6), hòn (1), cơn (1), sợi (2), bức (18), bụi (2), ngọn(1), chiếc (7), đoạn (2), giọt (5), khúc (4), tiếng (20).

Trong 129 trường hợp loại từ được sử dụng chỉ có 03 trường hợp loại từ cái

không có danh từ theo sau do yếu tố ngữ cảnh:

(1,2 ) Thầy nhơn dịp ấy đọc hết việc nhà lại cho cha mẹ nghe. Hai ông bà cứ

chắc lưỡi lắc đầu, chớ không biết sao mà khuyên giải. Thầy nói tới đoạn nào thầy

khóc theo đoạn ấy.

Trong tác phẩm có 36 trường hợp loại từ đứng sau số từ và 07 từ chỉ xuất cái:

cái cảnh (3), cái thói, cái giống, cái giọng, cái vóc .

Nhận xét chung qua 05 tác phẩm:

Trong 05 tác phẩm có 14 trường hợp loại từ tự mình làm trung tâm danh ngữ, 03 trường hợp loại từ tạo thành một ngữ đoạn trong đó loại từ giữ vai trò bổ ngữ:

cất tiếng, dứt tiếng, nhiều khúc. Một trường hợp loại từ giữ vai trò chủ ngữ: khúc thì dụm năm dụm ba hỏi nhau lúa trúng ước mấy giạ một công; chỗ thì..... Như vậy chỉ có 18 trường hợp loại từ tự mình giữ vị trí trung tâm trong ngữ danh hoặc tự mình giữ một chức năng ngữ pháp trong câu. Có 89 trường hợp loại từ kết hợp với số từ.

Loại từ cáicó tần số xuất hiện cao nhất trong số các loại từ được dùng để khảo sát. Trong Thầy thông ngôn loại từ cái được sử dụng 54 lượt trên tổng số 125 lượt loại từ được dùng trong tác phẩm (chiếm tỷ lệ 43.2%). Trong Đóa hoa rừng con số đó là 32/67 (47.8%), Hai Thà cưới vợ là 37/62 (60.7%), Lòng dạ đàn bà là 51/63 (81%), Thầy Chung trúng số là 37/74 (50%). Trong cả 05 tác phâm, loại từ cái xuất hiện 211 lượt trên tổng số 391 lượt các loại từ được sử dụng, chiếm tỷ lệ 53.9%.

Tần số xuất hiện của loại từ con cũng rất cao, tổng cộng có 163 lượt sử dụng qua 05 tác phẩm, nhưng chỉ có 23 trường hợp loại từ này phối hợp với danh từ chỉ bất động vật và chỉ có 03 danh từ chỉ bất động vật được phối hợp với loại từ con

trong cả 05 tác phẩm: con mắt (18), con dao (4), con dấu(1). Sự phối hợp giữa loại từ con với các danh từ chỉ bất động vật tỏ ra khá ổn định, các danh từ này tạo thành một nhóm không đi sau các loại từ khác và kết cấu con dao, con mắt được dùng trong cả 05 tác phẩm:

Bảng 2.1

Con mắt Con dao

Thầy thông ngôn 01 01

Đóa hoa rừng 02

Hai Thà cưới vợ 03 01

Lòng dạ đàn bà 02

Loại từ cái có khả năng phối hợp rất rộng với các danh từ, từ những danh từ chỉ sự vật cụ thể như cái chổi, cái bàn, cái ly, cái võng…cho đến các danh từ trừu tượng như cái vui, cái thú, cái may, cái lỗi, cái thái độ, cái lương tâm, cái cảm giác…Các danh từ phối hợp với với cái tỏ ra ổn định, một số kết cấu như cái nhà, cái xe, cái bàn, cái ghế, cái áo, cái giường khăn, cái tủ lặp lại nhiều lần trong các tác phẩm khác nhau như:

Bảng 2.2

nhà tủ sân bàn xe ghế khăn giường

Thầy thông ngôn 03 04 04 04

Đóa hoa rừng 01 03 01 01 01

Hai Thà cưới vợ 1 01 02 01

Lòng dạ đàn bà 06 01 01 03 05

Thầy Chung trúng số 03 01 05 04 02 01

Tuy sự phối hợp giữa cái và các danh từ đi sau có sự ổn định nhưng vẫn có trường hợp một danh từ kết hợp được với cái mà vẫn kết hợp được với những loại từ khác. Chẳng hạn danh từ đèn đi với loại từ cái trong Thầy Chung trúng số đã xuất hiện sau các loại từ khác, trong các tác phẩm khác nhau:

Bảng 2.3

cái cây ngọn bóng khúc thếp

Thầy thông ngôn 01

Đóa hoa rừng 02

Hai Thà cưới vợ 02 03

Lòng dạ đàn bà 01 01

Thầy Chung trúng số 01 01 01 01

2.1.1.2. Nguyễn Minh Châu

Bến quê

Con (3), cái (12), tấm (3), bức (1), chiếc (8), đoạn (2), khúc (1), tiếng (6). Có 01 trường hợp trong 36 lượt loại từ được dùng không có danh từ đi sau do chỉ cần nhấn mạnh tính phân lập của sự vật:

- Đêm qua lúc gần sáng em có nghe thấy tiếng gì không?

Trong truyện có 02 trường hợp loại từ kết hợp với số từ, ngoài ra còn có 05 trường hợp dùng từ chỉ xuất cái: cái chồng gối, cái miền đất, cái tiếng bước chân, cái vẻ, cái điều

Bức tranh

Con (5), cái (103), tấm (13), trận (2), miếng (2), hòn (4), ngọn (2), dòng (2), bức (32), viên (1), đoạn (1), chiếc (21), khúc (4), tiếng (2).

Trong 194 trường hợp xuất hiện chỉ có hai trường hợp loại từ thiếu danh từ đi sau do yếu tố ngữ cảnh:

(1) …đểviết những dòng này,

(2)- Đến mai, thế nào tôi cũng phải vẽ đồng chí. Một bức, thật đẹp!".

Trong tác phẩm có 46 trường hợp loại từ đi sau số từ và 10 trường hợp dùng từ chỉ xuất: cái hôm, cái chuyện, cái vẻ, cái dáng, cái cách, cái nơi, cái món, cái việc, cái chỗ, cái buổi, cái lúc.

Chiếc thuyền ngoài xa

Con (11), cái (39), tấm (17), trận (2), miếng (2), bức (8), chiếc (75), cơn (1), viên (2), giọt (2), mớ (1), ngọn (4), tiếng (8).

Trong 172 lượt xuất hiện có 06 trường hợp loại từ không kết hợp với danh từ thường tạo thành một danh ngữ vắng T2, 04 trường hợp kết hợp với số từ đứng trước để nhấn mạnh tính đơn vị, 02 có sự hỗ trợ của văn cảnh:

(1) Ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng.

(2) không khéo lại làm được một cái gì. (3) vùng phá nước có một cái gì đấy

(4) Một cái gì mới vừa vỡ ra trong đầu vị Bao Công của cái phố huyện vùng biển, (5) Những tấm ảnh tôi mang về, đã được chọn lấy một tấm

(6) Phần nhiều đàn bà, trẻ con, họ ngồi trên những chiếc mủng lúc nào cũng

Trong tác phẩm có 50 trường hợp loại từ kết hợp với số từ, 14 trường hợp kết hợp với lượng từ, và 03 lần dùng từ chỉ xuất cái: cái hôm vô tình, cái thời, cái buổi mờ mờ sáng, cái bó tranh.

Khách ở quê ra

Con (20), cái (126), tấm (5), miếng (10), hòn (7), cơn (2), dòng (3), bức (8), viên (1), đoạn (2), chiếc (54), khúc (3), ổ (4), tiếng (17).

Trong 262 lượt xuất hiện chỉ có 05 trường hợp loại từ không có danh từ thường đi sau và cả 05 trường hợp đều có sự hỗ trợ của văn cảnh:

(1)…nhưng cái chúng đang xách trên tay thì vẫn là cái quá tầm thường: hũ nước mắm dúm muốn, mớ rau, con cá... . Hố bom, cái đỏ quạch, cái vàng sẫm.

(2)….Và Định như đang nhìn thấy một thứ đất đến kỳ cục: cứ lổng chổng đầy

những đá. Viên bé chỉ là một hòn đá kỳ lưng, hòn to cũng ngang cái đầu.

Tác phẩm có 44 trường hợp loại từ đi sau số từ, 24 trường hợp dùng từ chí xuất: cái niềm, cái vụ, cái lần, cái vùng (2), cái sự (3), cái nơi (2), cái giống (2), cái việc, cái lúc, cái dáng, cái vẻ, cái thời (3), cái tiếng (5).

Mảnh trăng cuối rừng

Con (8), cái (22), tấm (7), trận (1), bức (6), ngọn (6), chíếc (29), dòng (1), đoạn (8), khúc (1), ổ (2), tiếng (22).

Trong 113 trường hợp loại từ được sử dụng có 08 loại từ thiếu danh từ theo sau, 06 trường hợp có sự hỗ trợ của văn cảnh, hai trường hợp do chỉ cần xác định tính phân lập:

(1,2) Tôi dán mắt qua mặt kính, thận trọng lái hai bánh trước tránh hai vệt

bánh xe như hai cái rãnh thoát nước ở giữa đường. Có đoạn, bánh trước sục xuống rãnh sâu quá, Nguyệt phải xuống "xi-nhan" cho tôi kéo lên. Có đoạn không nhích

lên được.

(3)…gà con cựa trong ổ.

(5) Tôi bật chiếc bóng đèn quả dưa cho sáng hơn và bảo Nguyệt : "Cô chú ý nghe hộ, từ đây đường thường có máy bay"; Nguyệt vẫn thản nhiên ngồi nhìn ra ngoài:

- "Anh cứ yên tâm, đoạn này, em quen lắm !".

(6) Cái tôi trông thấy đầu tiên là có vết máu bên vai Nguyệt,

(7,8)- Còn một cái nữa, cái này có nhưng mà không ghi trong phiếu.

Trong Mảnh trăng cuối rừng có 05 trường hợp loại từ đứng sau số từ hai lượt dùng từ chỉ xuất: cái sợi chỉ (2).

Nhận xét chung qua 05 tác phẩm:

Trong Bến quê có 01 trường hợp loại từ tự mình làm trung tâm danh ngữ, Bức tranh có 02 loại từ tự mình tạo nên một danh ngữ và giữ vai trò trung tâm, Chiếc thuyền ngoài xa có 06 danh ngữ chỉ có trung tâm ngữ pháp, Khách ở quê ra có 02 trường hợp loại từ giữ vai trò chủ ngữ và 03 trường hợp làm bổ ngữ, Mảnh trăng cuối rừng có 01 trường hợp loại từ kết hợp với giới từ, 02 trường hợp làm bổ ngữ, 05 trường hợp loại từ làm trung tâm danh ngữ vắng T2. Tổng cộng có 22 trường hợp loại từ hoặc đơn độc làm trung tâm danh ngữ hoặc tự mình tạo thành một ngữ đoạn. Các trường hợp còn lại loại từ cùng với danh từ thường tạo thành một danh ngữ có 02 trung tâm. Trong 05 tác phẩm, có tất cả 144 trường hợp loại từ đi sau số từ.

Loại từ cái có tần số xuất hiện cao nhất: 302 lượt trong tổng số 777 lượt các loại từ xuất hiện, chiếm 38.9% số lượt sử dụng đại từ trong 05 tác phẩm (Bức tranh: 53.1%, Mảnh trăng cuối rừng: 19.5%, Chiếc thuyền ngoài xa: 22.7%, Khách ở quê ra: 48.1%, Bến quê: 33.3%) .

Loại từ cái chỉ phối hợp với các danh từ chỉ bất động vật để tạo thành một danh ngữ hai trung tâm và các danh từ có thể phối hợp với cái tỏ ra khá ổn định. Chẳng hạn nhóm các danh từ chỉ bộ phận bên ngoài thân thể của con người hay chỉ con người trong ý nghĩa chỉnh thể đều có thể phối hợp với cái:

Bức tranh: cái mặt (20), cái đầu (4), cái chân (1), cái miệng (1), cái tóc (1), cái gáy (2), cái rốn (1), cái khuôn mặt (2), cái cằm (1), cái răng, cái bộ mặt (1).

Chiếc thuyền ngoài xa: cái mặt (1), cái vóc dạng (1), cái khuôn mặt (1). Bến quê: cái đầu (1).

Khách ở quê ra: cái mặt (6), cái lỗ mũi (1), cái tay (1), cái bụng (1), cái mũi (1), cái cổ tay (1), cái bóng người (1).

Loại từ con nhìn chung thích ứng với danh từ chỉ động vật nhưng vẫn có thể phối hợp với một số danh từ chỉ bất động vật, sự phối hợp này cũng tỏ ra ổn định:

Bảng 2.4

Con đường Con mắt Con sông Con dao

Mảnh trăng cuối rừng 05 02 01

Bức tranh 01 01

Chiếc thuyền ngoài xa 02 07 02

Bến quê 01

Khách ở quê ra 04 05 09

Tuy nhiên, sư phối hợp giữa loại từ và danh từ thường không phải lúc nào cũng chỉ có một giải pháp, trong tác phẩm Bức tranh, cùng một danh từ tác giả có thể lựa chọn các cách phối hợp khác nhau:

Bảng 2.5

Danh từ cái tấm bức Chiếc

tranh bóc tấm tranh, cuộn tấm tranh một bức tranh , bức tranh tự họa, trọn bức tranh, dán bức tranh, những bức tranh, bức tranh đẹp, bức tranh sơn mài, bức tranh sơn dầu

ảnh gửi về nhà một cái ảnh những tấm ảnh tôi mang về Bức ảnh truyền thần (2), một bức ảnh cũ

Danh từ cái tấm bức Chiếc (2),trong tấm gương, tấm gương soi gương và mấy cái lọ. ba lô Cái ba lô

bình thường

Chiếc ba lô riêng, chiếc ba lô sau lưng

khăn Một tấm khăn

choàng

Một chiếc khăn choàng

2.1.1.3. Phạm Thị Hoài

Bao giờ cho đến bốn năm sau

Cái (13), trận (1), chiếc (2), giọt (1), tiếng (1)

Tất cả các loại từ đều có danh từ theo sau, truyện dùng có một từ chỉ xuất cái chỗ khuỳnh tay

Man nương

Con (3), cái (28), trận (1), miếng (1), cơn (2), bức (1), chiếc (13), dòng (2), cục (1), giọt (2).

Trong 54 lượt xuất hiện, có 01 trường hợp loại từ không có danh từ thường đi theo do chỉ cần nhấn mạnh tính phân lập, 03 trường hợp loại từ kết hợp với đại từ nghi vấn.

(1) Tay cũng thế môi cũng thế nói chung cái ấy rồi tất cả cùng trật tự đi tới đích (2) Em không hề biết trên đời này có cái gọi là hiệu ứng đồ lót.

(3)... tôi không cho phép ai cho phép cái gì xúc phạm vợ tôi ngoài chính tôi.

(4)…tự nhiên quên đi một cái gì không rõ,…

Có 17 lượt loại từ đi sau số từ.

Thiên sứ

Con (3), cái (27), chiếc (21), dòng (2), giọt (1), sợi (1), tiếng (3).

Trong 58 lượt được sử dụng, chỉ có một trường hợp loại từ không có danh từ đi sau, nghĩa sự vật được hiểu là do ngữ cảnh: “Đã vài ba lần người ta tìm cách

khóa vòi nước, hỏng cả, đâm chán. Tôi lại mừng, xin dòng cứ chảy chẳng vì ai,”. Có 07 trường hợp loại từ kết hợp với số từ, 05 trường hợp kết hợp với lượng từ.

Tiệm may sài Gòn

Cái (32), tấm (1), miếng (1), cơn (7), chiếc (7), đoạn (1), sợi (2), cục (1), khúc (1), tiếng (2).

Trong 55 lượt được sử dụng, có 03trường hợp loại từ không có danh từ theo sau, 03 trường hợp do cần nhấn mạnh tính phân lập: trả miếng, lên cơn, xin dòng,

một trường hợp dựa vào sự hỗ trợ của ngữ cảnh: lúc chúng tôi nghe tiếng tàu phanh

xô cả ra thì đã muộn. Nó đứt thành ba đoạn.”

Trong truyện có 08 trường hợp loại từ đi sau số từ, 11 trường hợp sử dụng từ chỉ xuất cái dáng (11).

Thực đơn chủ nhật

cái (7), tấm (3), trận (1), miếng (8), cơn (1), cọng (2), chiếc (7), dòng (1), vũng (1), viên (1).

Trong 32 lần được sử dụng, 02 trường hợp loại từ được dùng mà không có danh từ kèm theo sau do có sự hỗ trợ của ngữ cảnh: Thực ra những miếng thịt mẹ thái không miếng nào có thể nhỉnh hơn miếng nào

Có 09 trường hợp loại từ kết hợp với số từ. Nhận xét chung qua 05 tác phẩm:

Trong 05 tác phẩm có 10 trường hợp loại từ không có danh từ thường theo sau, trong đó có 03 trường hợp loại từ xuất hiện một mình giữ vai trò làm bổ ngữ:

xin dòng cứ chảy, trả miếng, lên cơn, 07 trường hợp còn lại loại từ tự mình tạo thành một danh ngữ vắng T2 và giữ vị trí trung tâm.Trong 05 tác phẩm, có 41 trường hợp loại từ kết hợp với số từ, một số lượng từ cũng tham gia tạo ấn tượng về tính phân lập cho các sự vật liên quan đến loại từ.

Loại từ cái có tần số xuất hiện cao nhất trong số các loại từ được sử dụng để khảo sát, tổng cộng có 107 lượt được dùng trong tổng số 217 lượt xuất hiện của các loại từ, chiếm tỷ lệ 49%. Có 16 trường hợp loại từ cái được sử dụng đơn độc không có danh từ đi sau, trong đó có 06 trường hợp có sự hỗ trợ của ngữ cảnh.

Loại từ con ít khi kết hợp với danh từ chỉ bất động vật. Trong Tiệm may Sài

Một phần của tài liệu Nhóm loại từ chỉ bất động vật trong tiếng việt và các từ tương đương trong tiếng hán hiện đại (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)