Lạc tiên (Passiflora floetida L.)

Một phần của tài liệu khảo sát công thức siro an thần có nguồn gốc thiên nhiên (trinh nữ, vông nem, lá sen, lạc tiên) (Trang 29)

c. Nhận xét đối với sinh viên tham gia thực hiện đề tài:

2.2.4Lạc tiên (Passiflora floetida L.)

Tên khác: Chùm bao, dây nhãn lồng, dây lƣới, mắn nêm, dây bầu đƣờng (Đà Nẵng), tây phiên liên, mò phì, mác quánh mon (Tày), co hồng tiên (Thái).

Tên nước ngoài: Stinking passion – flower, granadilla, tagua passion – flower (Anh); passiflore, passion (Pháp).

Chương 2 Tổng quan

Nguyễn Lê Lịnh 13

2.2.4.1 Mô tả cây

Cây leo bằng tua cuốn. Thân mềm, tròn và rỗng, có lông thƣa. Lá mọc so le, chia 3 thùy, thùy giữa lớn hơn hai thùy bên, mép uốn lƣợn có lông mi nhỏ, gốc hình tim, đầu nhọn, gân lá hình chân vịt, hai mặt có lông mịn; tua cuốn mọc ở kẻ lá, đầu cuộn lại nhƣ lò xo.

Hoa to, đều, lƣỡng tính, mọc riêng lẻ ở kẻ lá; bao hoa gồm 5 lá đài màu xanh lục, mép viền trắng, mỗi lá đài có một phần phụ hình sừng nhọn ở mặt ngoài; 5 cánh hoa rời nhau, màu trắng pha tím nhạt ở giữa, xếp xen kẻ với các lá dài; một vòng tua gồm rất nhiều phần phụ của cánh hoa hình sợi chỉ, màu tím; ở giữa hoa, có một cột nhỏ hình trụ (cuống nhị) mang 5 nhị có bao phấn đính lƣng, màu vàng; bộ nhụy có 3 lá noãn.

Quả mọng, hình trứng, dài khoảng 2 – 3cm, bao bọc bởi tổng bao lá bắc tồn tại; vỏ quả mỏng khi chín màu vàng; hạt nhiều, có áo hạt thơm, ăn đƣợc.

Hình 2.9 Cây Lạc tiên

2.2.4.2 Phân bố và thu hái

Trong số 15 loài thuộc chi Passiflora L. ở Việt Nam, Lạc tiên là loài mọc tự nhiên, có vùng phân bố rộng rãi nhất. Cây phân bố ở khắp các tỉnh trung du, vùng núi thấp (dƣới 1000m) và đôi khi cả vùng đồng bằng. Những tỉnh có nhiều Lạc tiên là Bắc Giang, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Yên Bái, Phú Thọ, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và một số tỉnh ở phía Đông Trƣờng Sơn. Trên thế giới, Lạc tiên có ở Nam Trung Quốc, Lào, Campuchia và một số nƣớc Đông Nam Á khác.

Lạc tiên là cây ƣa ẩm và sáng, thƣờng mọc trùm lên các cây bụi ở ven rừng, đồi, nhất là ở các trảng cây bụi tái sinh trên nƣơng rẫy. Cây sinh trƣởng mạnh từ khoảng giữa từ tháng 3 đến tháng 8. Hoa quả nhiều hàng năm. Mùa đông cây có

Chương 2 Tổng quan

Nguyễn Lê Lịnh 14

hiện tƣợng rụng lá. Tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt. Sau khi chặt, phần còn lại tái sinh cây chồi khỏe.

Nguồn Lạc tiên ở Việt Nam nhìn chung khá dồi dào. Lƣợng khai thác làm thuốc hàng năm không ảnh hƣởng nhiều tới dự trữ tự nhiên. Cây bị tàn phá chủ yếu do nạn phá rừng làm đất canh tác.

2.2.4.3 Bộ phận dùng

Lạc tiên đƣợc thu hái quanh năm, cây thu hái về rửa sạch, cắt nhỏ, dùng tƣơi hay phơi khô.

2.2.4.4 Thành phần hóa học

Lạc tiên chứa pachypodol, 4’, 7 – O – dimethyl – apigenin, ermanin – 4’, 7 – O dimethyl – naringenin; 3,5 – dihydroxy – 4,7 – dimethyloxyflavanon, chrysoerpol, 2” – xylosylvitexin (Trung dƣợc từ hải I, 1993), vitexin.

Hàm lƣợng flavonoid toàn phần là 0,074%. Ngoài ra, cây còn chứa alcaloid 0,033%, trong đó có harman. N H O OH O OH Glc OH

Hình 2.10 Công thức hóa học của Harman và Vitexin.

2.2.4.5 Công dụng và liều dùng

Lạc tiên đƣợc dùng làm thuốc an thần, chữa mất ngủ, suy nhƣợc thần kinh. Ngọn non của cây thƣờng đƣợc thu hái để luộc ăn vào buổi chiều hoặc trƣớc khi đi ngủ vài giờ. Dạng thuốc thƣờng là cao lỏng có đƣờng và đƣợc pha chế nhƣ sau: Lạc tiên 400g, lá vông 400g, lá gai 100g, rau má 100g. Tất cả nấu với nƣớc, cô đặc đƣợc 100ml. Đƣờng nấu thành siro. Pha 6 phần cao với 4 phần siro. Ngày uống 40ml, chia làm 2 lần.

Ở châu Âu, cây P.coerulea đƣợc dùng làm thuốc dịu thần kinh rất công hiệu, dƣới dạng cồn thuốc tƣơi với liều 30 – 50 giọt/ngày, hay dạng cao lỏng với 1 – 3 g/ngày. Cây P.incarnata cũng đƣợc làm thuốc an thần chữa mất ngủ, hồi hộp, suy

Chương 2 Tổng quan

Nguyễn Lê Lịnh 15

nhƣợc thần kinh, động kinh, dƣới dạng cồn thuốc tƣơi, với liều 30 – 50 giọt/ngày hay dạng cao lỏng với liều 1 – 5g/ ngày.

Một phần của tài liệu khảo sát công thức siro an thần có nguồn gốc thiên nhiên (trinh nữ, vông nem, lá sen, lạc tiên) (Trang 29)