c. Nhận xét đối với sinh viên tham gia thực hiện đề tài:
4.2 Điều chế cao thuốc
4.2.1 Quá trình chiết cao
Bảng 4.6 Kết quả quá trình chiết cao Đơn vị (g)
Trinh nữ Vông nem Lá Sen Lạc tiên
Dƣợc liệu Cao Dƣợc liệu Cao Dƣợc liệu Cao Dƣợc liệu Cao Lần 1 250 20,0 250 18,1 250 16,0 250 18,3 Lần 2 350 28,2 350 25,2 400 25,4 250 19,8 Lần 3 450 36,2 400 29,0 500 31,7 250 20,0 Lần 4 450 36,1 400 28,4 650 41,2 250 22,5 Tổng cộng 1500 120,5 1400 100,7 1800 114,3 1000 80,6
Nhận xét: Quá trình chiết cao đạt hiệu suất không cao do gặp khó khăn trong vấn đề loại bỏ tạp chất. Sau khi cho tủa với etanol, lọc và đem cô đặc thì vẫn thấy xuất hiện
Mẫu chuẩn Mẫu chuẩn Mẫu chuẩn Mẫu chuẩn
Chương 4 Kết quả và thảo luận
Nguyễn Lê Lịnh 45
tủa nhƣng lƣợng không lớn. Vì vậy, cần phải loại tạp thêm một lần nữa trƣớc khi phối siro thuốc.
4.2.2 Các yếu tố ảnh hƣởng
4.2.2.1 Độ mịn của dược liệu
Các dƣợc liệu đƣợc cắt nhỏ sẽ làm tăng diện tích tiếp xúc giữa dƣợc liệu và dung môi, làm tăng hệ số khuếch tán trong quá trình chiết xuất, từ đó làm tăng hiệu suất chiết. Tuy nhiên, nếu dƣợc liệu quá nhỏ, màng tế bào có tính thẩm tích bị phá vỡ do tế bào bị chia cắt giập nát, tạo điều kiện cho tạp chất dễ dàng hòa tan vào dung môi. Khi đó dung môi có thể chiết đƣợc ít hoạt chất và nhiều tạp chất hơn.
4.2.2.2 Tỷ lệ dược liệu và dung môi
Nếu tỷ lệ này cao, hiệu suất chiết thấp, nồng độ dƣợc chất của dịch trích cao, cô đặc nhanh, nếu tỷ lệ này nhỏ, hiệu suất chiết cao, nhƣng nồng độ chất khô thấp phải cô đặc lâu, có thể ảnh hƣởng đến hoạt chất và tiêu tốn năng lƣợng. Tùy theo độ rổng của dƣợc liệu đem chiết với nƣớc, tỷ lệ tốt nhất là: 1/10 – 1/8. Theo tỷ lệ này nƣớc vừa ngập dƣợc liệu, đảm bảo dung môi tiếp xúc hoàn toàn với dƣợc liệu.
4.2.2.3 Thời gian nấu cao
Dƣợc liệu đƣợc nấu trong nƣớc để chiết các hoạt chất càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, quá trình nấu cao không thể chiết hoàn toàn hoạt chất vì những hạn chế của phƣơng pháp chiết.
Bảng 4.7: Kết quả nhận diện hoạt chất alcaloid trong dịch chiết lần 2
Thời gian Lạc tiên Lá Sen Vông nem Trinh nữ
2 giờ ++ ++ ++ ++
3 giờ + - - +
4 giờ - - - -
5 giờ - - - -
Ghi chú: “++” tủa nhiều,” +” tủa ít, “-“ không tủa Nhận xét: Nếu thời gian trích ngắn, thì hiệu suất trích thấp, nếu thời gian dài đến một lúc nào đó thì nồng độ hoạt chất không tăng nữa nhƣng nồng độ tạp chất lại tăng lên. Vì các hoạt chất trong dƣợc liệu thƣờng có trọng lƣợng phân tử nhỏ hơn
Chương 4 Kết quả và thảo luận
Nguyễn Lê Lịnh 46
tạp chất nên quá trình khuếch tán các chất này xảy ra nhanh hơn và đạt đến cân bằng nhanh hơn. Ngoài ra nếu thời gian lâu hoạt chất có thể bị phân huỷ nhiều.
Sau nhiều lần trích ly, thời gian trích phù hợp nhất là khoảng 4 giờ là tốt nhất, khi đó dƣợc liệu sẽ đƣợc trích ly gần nhƣ hoàn toàn, hiệu suất quá trình trích cũng đƣợc nâng lên.
4.2.2.4 Số lần trích ly
Quá trình trích ly đƣợc tiến hành 1 lần, vì nếu trích ly lần 2 thì lƣợng dƣợc chất đƣợc trích ra không nhiều, trong khi lại phải tốn năng lƣợng để bay hơi một lƣợng khá lớn nƣớc. Điều này có thể làm biến đổi một số hợp chất và không kinh tế.
4.2.2.5 Nhiệt độ trích ly
Nhiệt độ trích ảnh hƣởng trực tiếp đến quá trình chiết, khi nhiệt độ tăng thì độ nhớt của dung môi giảm, do đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chiết xuất. Tuy nhiên, khi nhiệt độ tăng sẽ gây bất lợi cho quá trình chiết xuất. Nhiệt độ cao có thể làm phân hủy một số hợp chất kém bền nhiệt, bên cạnh đó, nhiệt độ cao cũng làm cho dịch chiết lẫn nhiều tạp chất.
4.2.2.6 Chênh lệch nồng độ và điều kiện thủy động
Sự chênh lệch nồng độ là động lực chính của quá trình khuếch tán do đó quá trình chiết xuất cần phải thƣờng xuyên tạo ra sự chênh lệch nồng độ tối đa. Cần phải di chuyển các lớp chất lỏng để tạo ra sự chênh lệch nồng độ ở bề mặt phân cách các pha. Trong quá trình chiết cao, cần thỉnh thoảng khấy trộn để tăng hiệu suất trích ly.
4.2.2.7 Ép bã
Sau khi rút dịch chiết, trong dƣợc liệu vẫn còn một lƣợng dịch chiết đáng kể nên để thu đƣợc toàn bộ dịch chiết cần ép bã. Để ép bã dƣợc liệu có thể gói bã dƣợc liệu vào vải hoặc gạc vắt dịch chiết hoặc dùng máy ép.
4.2.2.8 Loại tạp chất
Độ cồn càng cao thì lƣợng tạp chất loại đƣợc càng nhiều. Tuy nhiên, dùng etanol có độ cồn cao sẽ làm tạp tủa nhanh và nhiều, điều này có thể kéo các hoạt chất mong muốn tủa theo làm mất hoạt chất. Ngƣợc lại độ cồn thấp thì ít làm mất hoạt chất nhƣng sẽ không loại hết tạp chất, sẽ gây tủa trong sản phẩm siro. Nhiệt độ cũng ảnh hƣởng đến quá trình loại tạp chất, nhiệt độ thấp sẽ làm tạp chất tủa nhiều hơn.
Chương 4 Kết quả và thảo luận
Nguyễn Lê Lịnh 47
4.2.2.9 Lắng và làm trong dịch chiết
Các tiểu phân dƣợc liệu, các tạp chất không tan, tủa, vón hoặc vẩn đục lơ lửng trong dịch chiết, sẽ lắng xuống sau một thời gian. Thời gian để lắng tỷ lệ nghịch với kích thƣớc của tiểu phân và tỷ trọng của các tiểu phân chất rắn với dịch, tỷ lệ thuận với độ nhớt của dịch chiết. Tuy vậy, thời gian lắng không đƣợc kéo dài vì có thể làm hƣ hỏng cao chiết.
Dịch chiết sau khi để lắng gạn lọc qua giấy lọc để lấy dịch trong.
Nếu các tiểu phân rắn có kích thƣớc rất nhỏ lơ lửng trong dịch chiết có thể sử dụng phƣơng pháp ly tâm để làm trong dịch chiết.
4.2.2.10 Quá trình lọc
Dịch cao sau khi chiết xong chứa nhiều mảnh vụn xác dƣợc liệu, nếu không loại ra sẽ gây khó khăn trong quá trình cô đặc vì xác mảnh vụn này lắng xuống đáy thiết bị, gây khê khét. Dịch trích đƣợc lọc bằng giấy lọc, để loại xác dƣợc liệu và tạp chất cơ học.
4.2.2.11 Quá trình cô đặc
Sử dụng nhiệt độ để làm bốc hơi nƣớc, làm tăng nồng độ chất khô của dịch trích. Lấy toàn bộ dịch trích đã loại tạp cho vào cốc thủy tinh và đặt vào thiết bị đun cách thuỷ, khi bắt đầu cô đặc, tăng nhiệt để đun sôi dịch trích, vớt bỏ bọt và tạp chất nổi lên. Nhiệt độ cô đặc cao không đƣợc quá 80°C và tốt nhất là dùng thiết bị cô đặc chân không ở nhiệt độ không quá 60°C.
4.2.3Đánh giá chất lƣợng cao chiết
4.2.3.1 Định tính alcaloid
Cân 0,2g cao hòa tan với 20ml dung dịch acid hydrochloric 1%, lọc, chia dịch lọc thành 4 phần bằng nhau. Từ trái sang phải: mẫu đối chứng; với thuốc thử Dragendorff cho kết tủa vàng cam; với thuốc thử Mayer cho kết tủa vàng nhạt và với thuốc thử Wagner cho kết tủa nâu.
Hình 4.7 Định tính alcaloid trong cao dƣợc liệu
Mẫu
Chương 4 Kết quả và thảo luận
Nguyễn Lê Lịnh 48
Bảng 4.8: Kết quả định tính alcaloid trong cao chiết
Trinh nữ Vông nem Lá Sen Lạc tiên
+ + + +
Ghi chú: “+” dương tính Nhận xét: Trong cao 4 loại dƣợc liệu trên có sự hiện diện alcaloid với lƣợng khá cao, chứng tỏ quá trình chiết alcaloid từ dƣợc liệu bằng phƣơng pháp chiết nóng đạt hiệu quả khá tốt.
4.2.3.2 Định tính saponin
Saponin trong cao thuốc cũng đƣợc định tính bằng phƣơng pháp đo cột bọt. Hòa tan 0,2g cao với 100ml nƣớc cất, lọc, điều chỉnh tới 100ml. Tiến hành thí nghiệm giống nhƣ định tính saponin trong dƣợc liệu. Xác định cột bọt.
4.2.3.3 Định tính flavonoid
Hòa tan 0,1g cao trong 20ml nƣớc cất, lọc, chia làm 3 phần. Phần 1 làm mẫu đối chứng, phần 2 thêm vài giọt dung dịch 1% NaOH/Etanol. Quan sát sự thay đổi màu sắc dung dịch.
Bảng 4.9: Kết quả định tính alcaloid trong cao chiết
Trinh nữ Vông nem Lá Sen Lạc tiên
Alcaloid + + + +
Saponin – + – +
Flavonoid + + + +
Ghi chú:”+”dương tính;” – “ âm tính Nhận xét: Kết quả định tính alcaloid, saponin, flavonoid cao chiết và dƣợc liệu là giống nhau; điều đó cho thấy quy trình chiết cao bằng phƣơng pháp chiết nóng với nƣớc có thể chiết tách đƣợc alcaloid, saponin và flavonoid trong dƣợc liệu.
Chương 4 Kết quả và thảo luận
Nguyễn Lê Lịnh 49
4.2.4 Định lƣợng cao chiết
Bảng 4.10: Kết quả định lƣợng alcaloid trong cao chiết Đơn vị (%)
Trinh nữ Vông nem Lá Sen Lạc tiên
0,092 0,120 0,586 0,512
Bảng 4.11: Hiệu suất chiết tách alcaloid ra khỏi dƣợc liệu bằng phƣơng pháp chiết nóng
Trinh nữ Vông nem Lá Sen Lạc tiên
Hàm lƣợng alcaloid trong dƣợc liệu (%) 0,127 0,165 0,810 0,725 Hàm lƣợng alcaloid trong cao (%) 0,092 0,120 0,586 0,512 Hiệu suất (%) 70,8 72,7 72,3 70,3
Nhận xét: Quá trình trích ly không thể đạt hiệu suất tuyệt đối, vì thế với quy trình chiết cao bằng phƣơng pháp chiết nóng đạt hiệu quả khá cao; có khả năng chiết đƣợc hoạt chất alcaloid với hiệu suất khoảng 70%.
Chương 4 Kết quả và thảo luận
Nguyễn Lê Lịnh 50
4.3 Điều chế siro thuốc 4.3.1 Công thức siro đơn 4.3.1 Công thức siro đơn
Bảng 4.12: Công thức siro đơn Đơn vị (%)
Sacarose Dextrin Sorbitol Glucose Nhận xét sản phẩm
CT 1 100 0 0 0 Ngọt dịu, hậu hơi gắt
CT 2 50 25 0 25 Ngọt đậm
CT 3 50 25 25 0 Ngọt dịu, hậu không gắt
CT 4 50 0 25 25 Ngọt dịu, hậu hơi gắt
Nhận xét: Dựa theo kết quả đánh giá cảm quan, chúng tôi chọn công thức 3 có hàm lƣợng sacarose thấp, vị ngọt dịu, hậu không gắt.
4.3.2 Công thức cho một đơn thuốc siro an thần
Theo sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Giáo Sƣ – Tiến Sĩ Đỗ Tất Lợi, “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam” tập 2 thì mỗi cây dƣợc liệu sẽ tùy thuộc vào đơn thuốc khác nhau. Vì thế với tác dụng an thần ta có công thức:
Bảng 4.13: Công thức cho siro an thần Đơn vị (g)
Trinh nữ Vông nem Lá Sen Lạc tiên
Liều dùng mỗi loại
dƣợc liệu 6 – 12 2 – 4 15 – 20 20– 40
Công thức chọn cho
sản phẩm siro an thần 3 2 5 10
Cao dƣợc liệu 0,24 0,14 0,31 0,8 Công thức cho 5ml siro 0,2 0,1 0,3 0,8
Chương 4 Kết quả và thảo luận
Nguyễn Lê Lịnh 51
Kết luận: Theo những bài thuốc Đông y của các lƣơng y trong và ngoài nƣớc, cùng với sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Giáo Sƣ – Tiến Sĩ Đỗ Tất Lợi, trên cơ sở DĐVN IV chúng tôi lựa chọn ra công thức phối chế siro an thần có nguồn gốc thiên nhiên từ 4 loại dƣợc liệu Trinh nữ, Vông nem, lá Sen, Lạc tiên theo công thức trên. Công thức này thiên về mức độ an toàn và có tác dụng dƣỡng tâm, an thần.
4.4 Kiểm tra chất lƣợng sản phẩm 4.4.1 Các chỉ tiêu hóa lý 4.4.1 Các chỉ tiêu hóa lý
4.4.1.1 Nhận diện cảm quan
Sản phẩm siro an thần đƣợc đánh giá về các phƣơng diện màu sắc, mùi, bọt khí, độ trong.
Bảng 4.14: Đánh giá cảm quan siro an thần
Yếu tố Màu sắc Mùi Bọt khí Độ trong
Cảm quan Vàng nâu Dƣợc liệu Không Trong
Nhận xét Đạt Đạt Đạt Đạt
Nhận xét: Theo kết quả kiểm nghiệm trên, sản phẩm siro an thần đạt các chỉ tiêu hóa lý theo quy định của Dƣợc điển. Đây là yếu tố có tạo nên sự hấp dẫn của sản phẩm.
4.4.1.2 Tỷ trọng của siro
Tỷ trọng của siro an thần đƣợc xác định là 1,178. Với tỷ trọng này, sản phẩm siro an thần sánh nhƣ mật ong.
4.4.1.3 pH
pH của sản phẩm siro an thần đƣợc xác định là 6,5, với pH này sản phẩm siro an thần đạt yêu cầu về giới hạn pH của thực phẩm.
Chương 4 Kết quả và thảo luận
Nguyễn Lê Lịnh 52
4.4.1.4 Kiểm tra hoạt chất
Bảng 4.15: Kết quả kiểm tra hoạt chất trong siro an thần
Alcaloid Saponin Flavonoid
Kết quả + + +
Ghi chú:”+”dương tính
Nhận xét: Trong sản phẩm siro an thần có sự hiện diện của alcaloid, saponin, flavonoid, đó là các hoạt chất gây tác dụng làm dịu thần kinh, an thần. Tuy nhiên, sự hiện diện của saponin với hàm lƣợng lớn có thể gây bọt bền trong sản phẩm làm ảnh hƣởng không tốt đối với nhận định cảm quan.
4.4.2 Chỉ tiêu sinh hóa
Bảng 4.16: Kết quả xác định giới hạn nhiễm khuẩn
STT Chỉ tiêu Yêu cầu Kết quả
1 Tổng sô vi khuẩn hiếu khí sống lại
đƣợc/1g mẫu 10
4
cfu Đạt (10 cfu)
2 Tổng số nấm mốc – men/1g mẫu 100 cfu Đạt (10 cfu)
3 Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa, Escherichia coli, Salmonella
Không đƣợc có
Đạt (âm tính)
Nhận xét: Sản phẩm siro an thần điều chế đƣợc có kết quả kiểm tra giới hạn nhiễm khuẩn đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn cơ sở của Dƣợc điển Việt Nam IV. Kết quả chi tiết đƣợc thể hiện ở phụ lục 1.
Chương 5 Kết luận và kiến nghị
Nguyễn Lê Lịnh 53
Chƣơng 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận
Sau thời gian 4 tháng thực hiện thí nghiệm, tiến hành đánh giá chất lƣợng nguyên liệu, cao chiết; khảo sát quy trình chiết tách hoạt chất trong dƣợc liệu và công thức phối chế siro tôi rút ra những kết luận sau:
Nguyên liệu dƣợc liệu thu đƣợc đạt các yêu cầu chất lƣợng theo quy định của DĐVN IV, đủ điều kiện tiến hành các thí nghiệm điều chế, khảo sát.
Quy trình chiết tách các hoạt chất trong 4 loại dƣợc liệu Trinh nữ, Vông nem, lá Sen, Lạc tiên bằng phƣơng pháp chiết nóng có thể ứng dụng trong thực tế quy mô công nghiệp để điều chế các sản phẩm dƣợc phẩm có tác dụng dịu thần kinh, an thần.
Cao dƣợc liệu điều chế đƣợc đạt các yêu cầu chất lƣợng theo tiêu chuẩn DĐVN IV.
Sản phẩm siro an thần điều chế theo công thức trên đáp ứng các tiêu chuẩn về hóa lý, sinh hóa đủ điều kiện để thử nghiệm và đƣa ra thị trƣờng.
5.2 Kiến nghị
Do thời gian cũng nhƣ điều kiện thí nghiệm không cho phép nên không thực hiện đƣợc một số thí nghiệm. Căn cứ vào những kết quả đạt đƣợc và chƣa đạt đƣợc tôi xin đƣa ra một số kiến nghị:
Cây Trinh nữ là một loại dƣợc liệu có giá trị cao về mặt dƣợc lý, tuy nhiên vẫn chƣa đƣợc nghiên cứu nhiều nên cần đƣợc khảo sát theo hƣớng tiêu chuẩn hóa dƣợc liệu để bổ sung vào DĐVN IV.
Khảo sát một số hƣơng trái cây ƣa thích khác để tăng tính thu hút của sản phẩm siro an thần.
Phát triển thêm một số sản phẩm nhƣ trà túi lọc, trà thanh nhiệt…
Thử nghiệm lâm sàng với sản phẩn siro an thần điều chế theo công thức trên. Với cao dƣợc liệu điều chế đƣợc, có thể tiến hành khảo sát công thức phối chế các sản phẩm dƣợc phẩm có tác dụng chữa một số bệnh khác.
54
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Kim Phi Phụng, Phương pháp cô lập hợp chất hữu cơ, NXB ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh, 2007.
2. Phạm Ngọc Bùng, Hoàng Đức Chƣớc, Kỹ thuật bào chế và sinh dược học các dạng thuốc tập 1, NXB Y học, 2004.
3. Lê Quan Nghiệm, Hoàng Văn Hóa, Bào chế và sinh dược học tập 1, NXB Y học, 2010.
4. Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, 2004. 5. Phạm Hoàng Hộ, Cây cỏ Việt Nam tập 1, NXB Y học, 2003.
6. Phạm Hoàng Hộ, Cây cỏ Việt Nam tập 2, NXB Y học, 2003. 7. Phạm Hoàng Hộ, Cây cỏ Việt Nam tập 3, NXB Y học, 2003.
8. Lê Đình Sáng, Sổ tay cây thuốc và vị thuốc Đông y, NXB Y học, 2010. 9. Nguyễn Minh Thƣ, Luận văn thạc sĩ Góp phần tìm hiểu thành phần cây
Trinh nữ Mimosa pudica L., Trƣờng ĐH KHTN - ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh, 2004.
10. Nguyễn Thị Diệp Chi, Bài giảng kiểm nghiệm thực phẩm và dược phẩm, Khoa Khoa Học Tự Nhiên, Trƣờng Đại Học Cần Thơ, 2008. 11. Dược điển Việt Nam IV, Bộ Y tế, 2010