Một số biện pháp khác

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sóc trăng (Trang 62)

Do số lượng đội ngũ cán bộ tín dụng của BIDV Sóc Trăng còn hạn chế, công tác thẩm định cũng như thu nợ còn gặp nhiều khó khăn, do đó, ngân hàng cần thường xuyên tăng cường tuyển dụng, bổ sung cán bộ nhằm tránh trường hợp quá tải trong việc xử lý hồ sơ tín dụng của khách hàng cũng như thu hồi nợ. Cán bộ được tuyển dụng phải đảm bảo các tiêu chí về năng lực và đạo đức, được tuyển dụng một cách công bằng và đáp ứng được những yêu cầu của ngân hàng. Ngân hàng cũng cần thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn để nâng cao trình độ và kỹ năng cho cán bộ nhân viên. Ngoài ra, các chính sách

tăng lương bổng, khen thưởng cũng hết sức cần thiết để khuyến khích các cán bộ có hiệu quả làm việc tốt.

Hiện nay, BIDV Sóc Trăng đã thành lập phòng quản lý rủi ro với chức năng đề xuất, phổ biến các chính sách quản lý rủi ro tín dụng trong ngân hàng. Vì vậy, bộ phận này cần nâng cao vai trò của mình hơn nữa trong công tác quản trị rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng cho ngân hàng.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Với tình hình kinh tế đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay, đặc biệt là nhiều ngân hàng vẫn báo cáo lỗ trong kinh doanh, nhưng với những nỗ lực không ngừng của đội ngũ cán bộ nhân viên của BIDV Sóc Trăng, trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng từ năm 2011 đến sáu tháng đầu năm 2014, ngân hàng vẫn duy trì mức tăng trưởng lợi nhuận khá tốt qua mỗi năm.

Qua phân tích ở chương 4, tuy tình hình tín dụng của BIDV Sóc Trăng tăng trưởng tốt, doanh số cho vay tăng qua các năm, song song đó là công tác thu hồi nợ cũng đạt hiệu quả cao khi hệ số thu nợ của ngân hàng luôn trên 90% trong giai đoạn 2011 – 6/2014. Nợ xấu của ngân hàng trong giai đoạn 2011 – 2013 cũng có lúc tăng, lúc giảm, chỉ trong năm 2012 nợ xấu đã tăng gấp 1,37 lần so với năm trước đó, và RRTD của ngân hàng chủ yếu là trung và dài hạn, trong khi nghiệp vụ cho vay chủ yếu của ngân hàng là ngắn hạn. Tuy nhiên đến năm 2013 thì nợ xấu đã được cải thiện, và tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng luôn dưới ngưỡng an toàn.

Qua đó có thể thấy được hoạt động kinh doanh cũng như công tác quản lý rủi ro của ngân hàng ở mức tương đối tốt. Do đó ngân hàng càng phát huy hơn nữa vai trò của các phòng ban chức năng để tối đa hóa lợi nhuận của mình, đồng thời giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng ở mức thấp nhất.

6.2 KIẾN NGHỊ

6.2.1 Đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

• Áp dụng thêm nhiều chương trình khuyến mãi, rút thăm trúng thưởng, tri ân khách hàng để thu hút tiền gửi dân cư và các tổ chức kinh tế, nhằm tăng cường nguồn vốn huy động cho ngân hàng.

• BIDV hội sở cần tăng cường, bổ sung nguồn nhân lực cho các chi nhánh để tránh tình trạng quá tải trong xử lý hồ sơ, dẫn đến nhiều thiếu sót trong công tác thẩm định, theo dõi và thu hồi các món vay. Thêm vào đó cần có chính sách tăng lương, tiền thưởng để khuyến khích tinh thần làm việc của những cán bộ làm việc có hiệu quả.

• Cung cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất, hỗ trợ kinh phí cho các chi nhánh. Mở rộng hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch đến các vùng sâu, vùng xa để tăng thị phần và thu nhập cho ngân hàng, ngoài ra còn có thể giúp người dân tiếp cận được với nguồn vốn chính thức.

6.2.2 Đối với chính quyền địa phương

• Các cơ quan Nhà nước như Ủy ban nhân dân, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, Sở Tài chính…cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trẻ, doanh nghiệp vừa và nhỏ và người dân trong kinh doanh, sản xuất cũng như trong việc sử dụng vốn vay hợp lý và mang lại hiệu quả cao.

• Tòa án, các cơ quan thực thi pháp luật cần cung cấp cho ngân hàng những thông tin xác thực về tình trạng hiện tại của tài sản đảm bảo của khách hàng, tránh tình trạng tài sản thuộc diện đang tranh chấp hoặc không hợp pháp, cũng như cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin của khách hàng. Đồng thời, khi có kiện tụng của ngân hàng đối với những khách hàng không giải quyết được nợ xấu hay cố ý lừa đảo tiền vay của ngân hàng, các cơ quan này nên giải quyết nhanh chóng để ngân hàng có thể sớm lấy lại nợ gốc và lãi. Ngoài ra, cần xử lý nghiêm khắc các trường hợp cố tình không trả nợ vay, lừa đảo ngân hàng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Văn Tiến, 2003. Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

2. Thái Văn Đại, 2012. Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại. Đại học Cần Thơ.

3. Trần Huy Hoàng, 2011. Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động xã hội.

4. Các văn bản pháp luật do Chính phủ và NHNN ban hành: - Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12.

- Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và quyết định 18/2007/QĐ-NHNN. - Thông tư 02/2013/TT-NHNN.

- Văn bản hợp nhất 20/VBHN-NHNN năm 2014 hợp nhất quyết định Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành.

6. Tóm lược kinh tế Sóc Trăng năm 2012

<http://www.sokhcn.soctrang.gov.vn/wps/wcm/connect/e664ae00405bfffe8f8

dff6a3b7591b5/Bai+mo+dau_03-2012.pdf?MOD=AJPERES> [Ngày truy cập:

5/9/2014]

7. Cổng thông tin điện tử tỉnh Sóc Trăng <

http://www.soctrang.gov.vn/wps/portal/> [Ngày truy cập: 5/9/2014]

8. Nguyễn văn Tiến, 2013. Vòng quay vốn tín dụng nói gì về hiệu quả tín dụng.<http://bank.hvnh.edu.vn>. [Ngày truy cập: 9/9/2014]

9. Tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2014 – Cổng thông tin hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ & vừa tỉnh Sóc Trăng <

http://sokhdt.soctrang.gov.vn/hotrodoanhnghiep/tin-tuc/Phat-trien-kinh-te---

xa-hoi/1067-Tinh-hinh-kinh-te---xa-hoi-6-thang-dau-nam-2014.html> [Ngày

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sóc trăng (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)