Nợ xấu theo mục đích sử dụng vốn

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sóc trăng (Trang 44)

Bảng 4.4 Nợ xấu theo mục đích sử dụng vốn của BIDV Sóc Trăng (2011 – 6/2014) Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6T/2013 6T/2014 2012 - 2011 2013 - 2012 6T/2014 - 6T/2013 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Nợ xấu 13.900 19.102 15.433 17.852 17.260 5.202 37,42 (3.669) (19,21) (592) (3,32) - Nông nghiệp 3.610 7.985 3.670 5.182 6.708 4.375 121,19 (4.315) (54,04) 1.526 29,45 - Công nghiệp 0 0 200 200 0 0 200 (200) (100.00) - Xây dựng 1.490 2.490 99 512 213 1.000 67,11 (2.391) (96,02) (299) (58,40) - TMDV 7.630 7.608 9.510 10.088 7.983 (22) (0,29) 1.902 25,00 (2.105) (20,87) - Tiêu dùng 1.170 1.019 1.954 1.870 2.356 (151) (12,91) 935 91,76 486 25,99 Dư nợ 1.575.499 1.654.609 1.731.016 1.890.033 1.162.901 79.110 5,02 76.407 4,62 (727.132) (38,47) - Nông nghiệp 43.028 52.657 55.933 59.156 61.941 9.629 22,38 3.276 6,22 2.785 4,71 - Công nghiệp 903.358 852.190 595.640 661.176 390.978 (51.168) (5,66) (256.550) (30,10) (270.198) (40,87) - Xây dựng 105.693 138.663 30.086 29.130 17.607 32.970 31,19 (108.577) (78,30) (11.523) (39,56) - TMDV 434.584 513.393 897.970 990.283 599.619 78.809 18,13 384.577 74,91 (390.664) (39,45) - Tiêu dùng 88.837 97.707 151.386 150.288 92.756 8.870 9,98 53.679 54,94 (57.532) (38,28) Tỷ lệ nợ xấu 0,88 1,15 0,89 0,94 1,48 - - - - - - - Nông nghiệp 8,39 15,16 6,56 8,76 10,83 - - - - - Công nghiệp 0 0 0,03 0,03 0 - - - - - Xây dựng 1,41 1,80 0,33 1,76 1,21 - - - - - TMDV 1,76 1,48 1,06 1,02 1,33 - - - - - Tiêu dùng 1,32 1,04 1,29 1,24 2,54 - - - -

Nguồn: Phòng Quan hệ khách hàng – BIDV Sóc Trăng (Giải thích: TMDV: Thương mại, dịch vụ)

4.2.2.1 Nông nghiệp

Tỉnh Sóc Trăng có đặc thù là ngành nông nghiệp - ngành kinh tế mà thu nhập của nó phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện khách quan, vì vậy, trong tổng nợ xấu của BIDV Sóc Trăng thì năm 2012, nợ xấu ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất qua ba năm từ 2011 – 2013, mặc dù dư nợ ngành này lại chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng dư nợ. Năm 2012, nợ xấu ngành nông nghiệp chạm mức 7.985 triệu

đồng, tăng 121,19% so với năm 2011 là 3.610 triệu đồng. Đây là mức tăng khá

cao, đòi hỏi ngân hàng phải đặc biệt lưu ý và đưa ra biện pháp xử lý rủi ro kịp thời. Từ năm 2010 đến năm 2011, nợ xấu ngành này giảm 74,36% vì thế nợ xấu năm 2012 là con số đáng chú ý. Nguyên nhân là trong năm 2012 này, ngành chăn nuôi gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh tái phát, giá cả thức ăn tăng, giá tiêu thụ giảm; ngành thủy sản cũng gặp không ít thiệt hại khi tôm nuôi bị dịch bệnh với diện tích thiệt hại chiếm 53% diện tích nuôi. Vì thế các khách hàng trì trệ trong việc trả nợ cho ngân hàng cũng là điều có thể giải thích được. Sang năm 2013, tình hình nợ xấu của ngành này khả quan hơn khi giảm số nợ xấu xuống còn 4.315 triệu đồng, tương đương 54,04 %. Trong năm này, tình hình dịch bệnh trong chăn nuôi đã được kiểm soát tốt, nuôi tôm đạt kết quả đáng ghi nhận, thiệt hại tuy vẫn còn nhưng đã giảm so với năm trước đó, vì vậy khả năng trả nợ của nông dân cũng tốt hơn. Đến cuối tháng 6 năm 2014, tình hình tiêu thụ nông sản của nông dân gặp nhiều khó khăn, giá cả một số mặt hàng nông sản thấp; diện tích nuôi tôm trên địa bàn toàn tỉnh bị thiệt hại còn ở mức cao (hơn 30% trên tổng diện tích nuôi), dẫn đến nợ xấu ngành nông nghiệp tăng cao ở mức 29,45%, đưa nợ xấu của ngành này đạt mức 6.708 triệu đồng.

- Tỷ lệ nợ xấu ngành nông nghiệp: Ngành nông nghiệp có thể nói là ngành có RRTD cao nhất tại BIDV Sóc Trăng, với tỷ lệ nợ xấu luôn trên 6% trong giai đoạn 2011 – 6/2014. Năm 2011, tỷ lệ nợ xấu ngành nông nghiệp là 8,39%. Năm 2012 là năm ngành nông nghiệp có tỷ lệ nợ xấu cao nhất trong ba năm phân tích tại BIDV Sóc Trăng, đạt mức tỷ lệ 15,16%. Tuy nhiên, sang năm 2013, tỷ lệ này đã giảm xuống còn 6,56%, trong khi dư nợ vẫn cao hơn năm trước đó là 2012, chứng tỏ RRTD trong ngành này đã có bước cải thiện. Cuối tháng 6 năm 2014, tỷ lệ nợ xấu lại tiếp tục tăng lên 10,83%, cao hơn so với cùng kỳ năm trước đó là 8,76%.

4.2.2.2 Công nghiệp

Trong hai năm 2011 và 2012, và bao gồm năm trước đó là 2010, nợ xấu của ngành công nghiệp tại BIDV Sóc Trăng luôn bằng 0. Có thể nói trong giai đoạn hiện nay, tỉnh nhà đang triển khai thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ngành công

nghiệp đặc biệt được sự quan tâm và hỗ trợ của chính quyền địa phương. Hơn nữa, Sóc Trăng là một trong những tỉnh có diện tích nuôi trồng thủy sản khá lớn, nên ngành công nghiệp chế biến thủy sản cũng rất phát triển. Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh liên tiếp kêu gọi đầu tư các lĩnh vực sản xuất, chế biến, vật liệu xây dựng…Vì thế, ngành kinh tế này nhìn chung luôn có bước tăng trưởng qua các năm và có lợi nhuận, nên việc trả nợ đủ và đúng hạn cho ngân hàng cũng có thể xem là tất yếu. Năm 2013, nợ xấu ngành công nghiệp là 200 triệu đồng, và nợ xấu này nằm ở nhóm nợ nghi ngờ (nhóm 4). Do trong năm này, ngành công nghiệp gặp phải khó khăn nên chưa có khả năng trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Tuy nhiên, sang năm 2014, nợ xấu của ngành công nghiệp đã được xóa bỏ, cụ thể ngày 30/6/2014, nợ xấu ngành công nghiệp đã giảm xuống đạt mức 0 triệu đồng. Ở giai đoạn này, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 4.318 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2013, chủ yếu nhờ tăng sản lượng tôm chế biến (35%) và sản lượng bia (gấp 2 lần) do Nhà máy bia Sài Gòn thứ 2 tại tỉnh đi vào hoạt động.

- Tỷ lệ nợ xấu ngành công nghiệp: Tỷ lệ nợ xấu ngành công nghiệp luôn bằng 0 hoặc rất thấp ở mức 0,03% trong suốt giai đoạn từ năm 2011 đến sáu tháng đầu năm 2014. Điều đó cho thấy RRTD đối với ngành công nghiệp là rất thấp và không đáng lo ngại.

4.2.2.3 Xây dựng

Giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2012, nợ xấu của ngành xây dựng tăng với mức tương đối khá cao là 67,11% tương đương 1.000 triệu đồng. Tuy nợ xấu của ngành xây dựng chiếm tỷ trọng không cao trong tổng nợ xấu của ngân hàng nhưng với mức tăng này ngân hàng cũng nên đặc biệt lưu ý. Sang giai đoạn 2012 – 2013, tình hình nợ xấu của ngành này được cải thiện rõ rệt. Nợ xấu ngành xây dựng giảm từ 2.490 triệu đồng năm 2012 xuống còn 99 triệu đồng năm 2013, tương đương mức giảm 96,02%. Trong năm 2013, UBND tỉnh Sóc Trăng đã ra quyết định 152/QĐ- UBNN để phê duyệt chương trình phát triển nhà ở tỉnh Sóc Trăng, vì thế các công ty xây dựng đã tranh thủ trả nợ cũ cho ngân hàng để có thể vay nguồn vốn mới phục vụ cho dự án này, vì vậy nợ xấu trong năm này đã giảm xuống. Giai đoạn sáu tháng đầu năm 2014, nợ xấu ngành này lại tiếp tục giảm mạnh ở mức 58,4% so với cùng kỳ năm 2013.

- Tỷ lệ nợ xấu ngành xây dựng: Từ năm 2011 đến 2012, tuy nợ xấu của ngành xây dựng tăng mạnh nhưng do dư nợ cũng tăng nên tỷ lệ nợ xấu chỉ tăng nhẹ từ 1,41% năm 2011 lên 1,8% năm 2012. Tuy nhiên đến năm 2013, cả nợ xấu và dư nợ của ngành xây dựng đều giảm mạnh dẫn đến tỷ lệ nợ xấu giảm chỉ còn 0,33%. Sáu

tháng đầu năm 2014, tuy tỷ lệ nợ xấu của BIDV tăng mạnh nhưng tỷ lệ nợ xấu của ngành xây dựng lại giảm còn 1,21%.

4.2.2.4 Thương mại – dịch vụ

Nợ xấu của ngành thương mại, dịch vụ từ năm 2011 đến năm 2012 tuy có giảm nhưng chỉ giảm 22 triệu đồng, tương đương 0,29%. Năm 2012, mức bán lẻ hàng hóa của tỉnh Sóc Trăng tuy có tăng so với năm 2011 nhưng xuất khẩu thủy sản lại giảm, giá cả nguyên vật liệu tăng, thị trường tiêu thụ giảm, vì vậy khách hàng mặc dù có trả nợ cho ngân hàng nhưng không nhiều. Năm 2013, nợ xấu ngành thương mại, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nợ xấu của BIDV Sóc Trăng với mức nợ xấu là 9.510 triệu đồng (chiếm 61,62% tổng nợ xấu). Đây cũng là năm mà dư nợ ngành này chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ, vì vậy cũng đẩy nợ xấu tăng 25% so với năm 2012. Hơn nữa, do tình hình khó khăn chung của nền kinh tế nên ngành thương mại, dịch vụ trong năm cũng không tránh khỏi thất thoát và không trả được nợ cho ngân hàng. Tuy nhiên, trong nửa đầu năm 2014, nợ xấu ngành thương mại dịch vụ đã có dấu hiệu giảm đạt mức 7.983 triệu đồng, tương đương với mức giảm 20,87%. Nguyên nhân là tính đến tháng 6 năm 2014, ngành thương mại của tỉnh có nhiều tăng trưởng đáng kể, giá trị xuất khẩu hàng hóa đạt 314,4 triệu USD, tăng 79% so với cùng kỳ năm 2013.

- Tỷ lệ nợ xấu ngành thương mại, dịch vụ: Tuy nợ xấu của ngành thương mại dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ xấu của ngân hàng nhưng tỷ lệ nợ xấu của ngành này luôn ở mức tương đối thấp và liên tục giảm qua các năm từ 2011 đến năm 2013. Giai đoạn 2011 – 2012, mặc dù tỷ lệ nợ xấu của BIDV Sóc Trăng tăng lên nhưng tỷ lệ nợ xấu của ngành thương mại dịch vụ lại giảm xuống từ 1,76% năm 2011 còn 1,48% năm 2012. Năm 2013 tỷ lệ này giảm chỉ còn 1,06%, đến cuối tháng 6 năm 2014, tỷ lệ này là 1,33%, tuy có tăng nhưng chỉ tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2013.

4.2.2.5 Tiêu dùng

Trong doanh số cho vay của BIDV Sóc Trăng từ năm 2011 đến 2013 thì cho vay tiêu dùng luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, trong đó chủ yếu là cho vay đối với cán bộ công nhân viên. Giai đoạn 2011- 2012, nợ xấu của cho vay tiêu dùng giảm từ 1.170 triệu đồng năm 2011 xuống còn 1.019 triệu đồng năm 2012. Mặc dù chỉ giảm ở mức nhẹ là 12,91% nhưng với tình hình nợ xấu tăng cao của các ngành khác thì đây cũng là một tín hiệu tốt của ngân hàng. Tuy nhiên, cuối năm 2013 thì nợ xấu cho vay tiêu dùng lại tăng cao ở mức 91,76%. Năm 2013, do chính sách giảm lương

thưởng của người lao động, thêm vào đó là tình hình kinh tế khó khăn, giá cả tăng cao, mức sống cao hơn nên người dân không thể trả nợ đúng hạn cho ngân hàng, dẫn đến nợ xấu tiêu dùng tăng. Sang năm 2014, nợ xấu tiêu dùng vẫn tiếp tục tăng, tuy nhiên mức tăng không mạnh như giai đoạn trước đó. Cụ thể, ngày 30/6/2014, nợ xấu mục đích tiêu dùng tăng 25,99% so với cùng kỳ năm 2013.

- Tỷ lệ nợ xấu cho vay tiêu dùng: Trong giai đoạn 2011- 2012, ngoại trừ ngành công nghiệp có tỷ lệ nợ xấu bằng 0 thì tỷ lệ nợ xấu đối với mục đích vay tiêu dùng là thấp nhất. Tỷ lệ này giảm từ 1,32% năm 2011 xuống còn 1,04% năm 2012, mặc dù trong giai đoạn này, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng tăng mạnh. Năm 2013, tỷ lệ này tăng lên đến 1,29%, mặc dù dư nợ cho vay tiêu dùng tăng, nhưng do nợ xấu tiêu dùng cũng tăng mạnh. Cuối tháng 6 năm 2014 thì tỷ lệ này tăng đạt mức 2,54%, nguyên nhân là do dư nợ giảm trong khi nợ xấu lại tăng mạnh. Vì vậy, trong nửa sau năm 2014 này thì ngân hàng cần đặc biệt chú ý về mức độ rủi ro do các khoản vay tiêu dùng mang lại.

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sóc trăng (Trang 44)