Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sóc trăng (Trang 30)

3.3.1 Chức năng hoạt động

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- chi nhánh Sóc Trăng là một trong những tổ chức tín dụng lớn của tỉnh Sóc Trăng. Căn cứ vào luật các tổ chức tín dụng, qui chế của Ngân hàng Nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan thì Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sóc Trăng có các chức năng chủ yếu sau:

- Chức năng huy động vốn

Thực hiện huy động vốn bằng tiền Việt Nam và ngoại tệ các loại thông qua các hình thức tiền gửi có kỳ hạn và không có kỳ hạn như tiền gửi thanh

toán, tiền gửi tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi. Đồng thời, trong trường hợp nguồn vốn huy động không đủ dùng, ngân hàng có thể sử dụng thêm các nguồn vốn khác như vay vốn từ các tổ chức tín dụng, từ Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam, thị trường liên ngân hàng...

- Chức năng cho vay

Sử dụng các nguồn vốn huy động ở trên, BIDV Sóc Trăng thực hiện cho vay bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ theo các hình thức như: tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Ngoài ra Ngân hàng còn áp dụng các hình thức cho vay khác như chiết khấu các giấy tờ có giá ngắn hạn, thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng.

- Kinh doanh dịch vụ Ngân hàng

BIDV Sóc Trăng thực hiện các hoạt động kinh doanh dịch vụ của một ngân hàng hiện đại như:

+ Kinh doanh mua bán các loại ngoại tệ mạnh.

+ Tổ chức thanh toán chuyển tiền trong nước và ngoài nước, tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt.

+ Tài trợ xuất nhập khẩu, chiết khấu hối phiếu. + Tín dụng bảo đảm bằng kho hàng nhập khẩu.

+ Cho vay chuẩn bị hàng xuất, cho vay bổ sung vốn lưu động + Cho vay tiêu dùng, tài trợ dự án

+ Cho vay đồng tài trợ và bảo hiểm, thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh

3.3.2 Phạm vi hoạt động

Do tính chất nguồn vốn huy động của BIDV Sóc Trăng chủ yếu là ngắn hạn và trung hạn nên hoạt động tín dụng chủ yếu của chi nhánh là cho vay ngắn hạn và trung hạn. Cho vay ngắn hạn là để bổ sung nguồn vốn kinh doanh tạm thời thiếu hụt của các doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn, cho vay trung và dài hạn để đầu tư vào các dự án mua sắm máy móc thiết bị, xây dựng nhà xưởng, mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các dự án đầu tư theo kế hoạch đầu tư của nhà nước.

3.4 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH SÓC TRĂNG GIAI ĐOẠN TỪ 2011 ĐẾN SÁU THÁNG ĐẦU NĂM 2014

Kết quả hoạt động kinh doanh là chỉ tiêu quan trọng nhất phản ánh hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp, đặc biệt là đối với ngành ngân hàng, đây là một trong những yếu tố cần thiết để thu hút khách hàng quyết định đầu tư vào ngân hàng của mình, đồng thời cũng giúp ngân hàng căn cứ vào đó đề ra những chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn. Để biết được một ngân hàng có hoạt động hiệu quả và tăng trưởng hay không, thì phân tích sự biến động của các chỉ tiêu thu nhập, chi phí và lợi nhuận là hết sức cần thiết.

Giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013, mặc dù nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng phải đối mặt với nhiều khó khăn, song kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Sóc Trăng vẫn khá khả quan khi vẫn luôn hoàn thành mục tiêu đặt ra. Trong giai đoạn này, thu nhập của ngân hàng biến động theo chiều hướng tăng lên từ năm 2011 đến 2012 nhưng đột ngột giảm mạnh ở năm 2013. Tuy nhiên lợi nhuận của ngân hàng lại biến động theo chiều hướng ngược lại, có thể cho thấy ngân hàng đang có chiến lược kinh doanh phù hợp trong việc giảm chi phí và tăng lợi nhuận. Để phân tích rõ hơn ta xem xét bảng sau:

Bảng3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Sóc Trăng từ năm 2011 đến tháng 6 năm 2014

Đvt: Triệu đồng

Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp – BIDV Sóc Trăng

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2012 - 2011 2013 - 2012 6T/2014 – 6T/2013 2011 2012 2013 6T/2013 6T/2014 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương

đối (%) Tuyệt đối

Tương đối (%) Tổng thu nhập 357.742 387.000 305.331 161.283 209.668 29.258 8,18 (81.669) (21,10) 48.385 30,00 Thu nhập từ lãi 160.668 176.508 156.473 84.188 97.995 15.840 9,86 (20.035) (11,35) 13.807 16,40 Thu nhập ngoài lãi 197.074 210.492 148.858 77.075 111.673 13.418 6,81 (61.634) (29,28) 34.598 44,89 Tổng chi phí 325.477 365.904 271.003 143.228 171.874 40.427 12,42 (94.901) (25,94) 28.646 20,00 Chi phí lãi 107.626 124.116 99.131 52.895 55.857 16.490 15,32 (24.985) (20,13) 2.962 5,60 Chi phí ngoài lãi 217.851 241.788 171.872 90.333 116.017 23.937 10,99 (69.916) (28,92) 25.684 28,43 Lợi nhuận 32.265 21.096 34.328 18.055 37.794 (11.169) (34,62) 13.232 62,72 19.739 109,33

3.4.1 Tổng thu nhập

Tổng thu nhập của BIDV tăng 8,18% từ năm 2011 đến năm 2012, tương đương tăng 29.258 triệu đồng. Trong ba năm phân tích là 2011, 2012 và 2013 thì năm 2012 là năm có thu nhập cao nhất, đạt 387.000 triệu đồng. Năm 2012 là một năm khó khăn về kinh tế của tỉnh Sóc Trăng, khi tốc độ tăng trưởng toàn tỉnh chỉ đạt 9,35%. Tuy nhiên thu nhập của ngân hàng vẫn tăng cao. Năm 2013, thu nhập của ngân hàng lại giảm 81.669 triệu đồng, tương đương giảm 21,1%, đạt ngưỡng 305.331 triệu đồng. Sở dĩ thu nhập giảm mạnh như vậy là do NHNN liên tục hạ lãi suất cho vay để các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tiếp cận với nguồn vốn chính thức, làm cho thu nhập từ chênh lệch lãi suất giảm xuống nên làm giảm tổng thu nhập của ngân hàng.

Đặc thù của các NHTM trên cả nước cũng như tỉnh Sóc Trăng thì cho vay là hoạt động chủ lực của ngân hàng, vì thế trong tổng thu nhập của một ngân hàng, thông thường thu nhập từ lãi sẽ chiếm tỷ trọng cao hơn. Đối với BIDV Sóc Trăng thì ngược lại, thu nhập ngoài lãi của ngân hàng này trong hai năm 2011 và năm 2012 đều chiếm tỷ trọng cao hơn 50% trong tổng thu nhập. Cụ thể tỷ trọng này là 55,09% và 54,39% cho lần lượt năm 2011 và năm 2012. Có thể thấy được hoạt động dịch vụ tại ngân hàng được tập trung phát triển hơn hoạt động tín dụng. Phần thu nhập ngoài lãi chủ yếu là từ thu nhập nội bộ trong hệ thống BIDV. Năm 2013, tỷ trọng thu nhập từ lãi bắt đầu tăng lên, chiếm 51,25% trong tổng thu nhập. Trong năm 2013 này, lãi suất huy động vốn và cho vay vẫn tiếp tục giảm nhưng diễn biến chậm hơn năm 2012, do đó hoạt động cho vay của ngân hàng trong năm này bắt đầu được đẩy mạnh, làm tăng thu nhập từ lãi của ngân hàng. Đến tháng 6 năm 2014, tổng thu nhập của ngân hàng lại tăng 30% so với cùng kỳ năm 2013, tuy nhiên giai đoạn này, thu nhập ngoài lãi lại tiếp tục chiếm ưu thế trong tổng doanh thu với tỷ lệ 53,26%, trong đó các khoản thu từ dịch vụ cũng như từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ và phái sinh đều tăng.

3.4.2 Tổng chi phí

Tương tự như thu nhập, tổng chi phí của ngân hàng từ năm 2011 đến 2012 cũng tăng, và giảm mạnh vào năm 2013. Giai đoạn 2011 đến 2012, tổng chi phí tăng 40.427 triệu đồng, tương đương tăng 12,42%. Đây là giai đoạn kinh tế khó khăn của tỉnh nhà, vì thế phía ngân hàng phải tăng cường công tác tìm kiếm khách hàng, đồng thời cũng thu hút khách hàng bằng các chương trình khuyến mãi, ưu đãi khi gửi tiền vào ngân hàng. Chính vì vậy, chi phí cho nhân viên và chi

phí khác cũng tăng lên. Năm 2013, chi phí giảm xuống còn 271.003 triệu đồng, tương đương với mức giảm tuyệt đối là 94.901 triệu đồng và tương đối là 25,94%. Do trong năm này, lãi suất huy động vốn giảm nên chi phí cho vốn huy động cũng giảm 20,13%, tương đương 24.985 triệu đồng so với năm 2012.

Về cơ cấu, tương tự như tổng thu nhập, tổng chi phí vẫn có chi phí ngoài lãi chiếm tỷ trọng cao hơn trong suốt ba năm 2011, 2012 và 2013. Trong năm 2012, chi phí hoạt động kinh doanh ngoại hối và tiền tệ và chi phí dự phòng tăng mạnh nên dẫn đến tổng chi phí trong cả năm này tăng mạnh.

Ngày 30/6/2014, tổng chi phí của ngân hàng tăng 20% so với cùng kỳ năm 2013, tuy nhiên chi phí lãi chỉ tăng nhẹ ở mức 5,6%, trong khi đó chi phí ngoài lãi lại tăng đến 28,43%. Giai đoạn này tuy nguồn vốn huy động có tăng lên nhưng do tiền gửi không kỳ hạn lại giảm xuống, do đó, chi phí để trả lãi tiền gửi cho khách hàng trong thời gian này chưa tăng cao.

3.4.3 Lợi nhuận

Lợi nhuận của BIDV Sóc Trăng tuy tăng trưởng không đều nhưng nhìn chung, qua ba năm 2011 – 2013, ngân hàng đều có lợi nhuận. Tuy tổng thu nhập của BIDV Sóc Trăng tăng trong giai đoạn 2011 – 2012 và giảm mạnh trong giai đoạn 2012 – 2013 nhưng lợi nhuận của ngân hàng thì biến thiên theo chiều hướng ngược lại. Năm 2011, lợi nhuận của ngân hàng là 32.265 triệu đồng, nhưng đến năm 2012, lợi nhuận giảm mạnh đến 34,62% tương đương 11.169 triệu đồng. Mặc dù tổng thu nhập trong năm này tăng nhưng tổng chi phí lại tăng mạnh dẫn đến lợi nhuận giảm. Đến năm 2013, lợi nhuận tăng và đạt mức cao nhất trong ba năm 2011, 2012 và 2013 với lợi nhuận là 34.328 triệu đồng. Có thể nói trong năm này, chiến lược kinh doanh của BIDV Sóc Trăng đạt hiệu quả cao trong việc giảm chi phí, tăng lợi nhuận đến 62,72% tương đương 13.232 triệu đồng so với năm 2012, mặc dù tổng thu nhập năm này là thấp nhất trong ba năm phân tích. Lợi nhuận của BIDV Sóc Trăng lại tiếp tục tăng mạnh trong nửa đầu năm 2014, so với cùng kỳ năm 2013 thì giai đoạn này lợi nhuận đã tăng gấp 2,09 lần, tương đương 19.739 triệu đồng. Đây là một tín hiệu đáng mừng đối với tình hình kinh doanh của BIDV Sóc Trăng trong suốt giai đoạn 2011 – 6/2014, cho thấy được hiệu quả của chiến lược tăng thu giảm chi của ban lãnh đạo cũng như toàn thể cán bộ nhân viên của BIDV Sóc Trăng.

3.5 KẾ HOẠCH KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH SÓC TRĂNG GIAI ĐOẠN 2012 – PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH SÓC TRĂNG GIAI ĐOẠN 2012 – 2015

- Tốc độ tăng trưởng: tổng tài sản, nguồn vốn, tín dụng và đầu tư khoảng 18 – 20%/năm

- Năng lực tài chính: Vốn tự có đạt thông lệ quốc tế (CAR > 10 – 12%/năm) - Tỷ lệ khả năng sinh lời: ROA > 1%

- Tỷ lệ thu nợ từ dịch vụ trên tổng thu nhập là: 35%

- Cơ cấu dư nợ trên tổng tài sản khoảng 60%, nợ trung và dài hạn trên tổng dư nợ là 40%

- Thị phần hoạt động: đứng thứ 3 trong khu vực

Để thực hiện mục tiêu chung của ngành đòi hỏi ngân hàng phải cải thiện như sau:

- Tăng cường công tác huy động vốn chủ yếu là lãi suất, ngoài ra còn phải đa dạng các loại hình huy động vốn, khuyến mãi, chương trình rút thăm trúng thưởng…nhằm thu hút khách hàng có số dư tiền gửi ở ngân hàng khác về ngân hàng của mình.

- Thu hút các loại công ty chế biến xuất khẩu chuyển các loại giao dịch mở L/C, chiết khấu L/C…đang thực hiện từ các ngân hàng khác về BIDV để tăng thu nhập về dịch vụ.

- Phân tích khách hàng và dự án trước khi cho vay nhằm hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất của từng khoản cho vay.

Mục tiêu: An toàn – Chất lượng – Hiệu quả tăng trưởng bền vững.

- Cổ phần hóa nhằm thực hiện chuyển đổi cơ bản trong cơ cấu hoạt động kinh doanh để tăng năng lực tài chính, tăng khả năng cạnh tranh và nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động kinh doanh trước khi tiến hành cổ phần.

- Nâng cao năng lực tài chính, phấn đấu đạt được các chỉ số an toàn hoạt động theo quy định và theo hướng thông lệ, chỉ số CAR tối thiểu là 10%; thực hiện phân loại nợ và phấn đấu trích đủ dự phòng rủi ro. Nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh thông qua việc cơ cấu lại tài sản nợ, tài sản có, nâng cao tỷ trọng thu dịch vụ trong tổng thu, tăng hoạt động đầu tư phi tín dụng.

- Cơ cấu lại khách hàng nhằm tăng dư nợ có tài sản đảm bảo và tăng tỷ trọng các loại tiền gửi.

- Tăng năng lực cạnh tranh, tăng thị phần hoạt động dịch vụ và huy động vốn. Tăng trưởng quy mô cho phù hợp với khả năng – năng lực tài chính – vốn tự có.

- Tăng trưởng dịch vụ đi đôi với ứng dụng công nghệ hiện đại.

- Đổi mới cách thức quản lý – quản trị tới các chuẩn mực và thông lệ quốc tế của NHTM hiện đại, kiểm soát được rủi ro trong giới hạn và thông lệ chung, quản lý tài sản nợ - tài sản có hữu hiệu để đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất có thể.

- Tăng cường công tác đào tạo kỹ năng nghiệp vụ, vận hành, đào tạo tác nghiệp, đào tạo quản lý, quản trị kinh doanh, đào tạo chuyên sâu, chuyên ngành, phát huy mức cao nhất năng lực nhân viên. Chuyên gia cho từng lĩnh vực, đào tạo cho hội nhập và gửi đào tạo ở nước ngoài những cán bộ có tâm huyết để kế tục thế hệ lãnh đạo.

CHƯƠNG 4

THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH SÓC TRĂNG

GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2011 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014

4.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2011 – 6/2014 2011 – 6/2014

Bảng 4.1 Khái quát tình hình tín dụng của BIDV Sóc Trăng (2011 – 2013)

Đvt: Triệu đồng

Nguồn: Phòng Quan hệ khách hàng – BIDV Sóc Trăng

Bảng 4.2 Khái quát tình hình tín dụng của BIDV Sóc Trăng sáu tháng đầu năm 2014

Đvt: Triệu đồng

Nguồn: Phòng Quan hệ khách hàng – BIDV Sóc Trăng

4.1.1 Doanh số cho vay

Tín dụng là hoạt động quan trọng nhất của NHTM vì thông thường hoạt động này chiếm từ 1/2 đến 2/3 tổng thu nhập của ngân hàng. Sự tăng trưởng của doanh số cho vay (DSCV) thể hiện sự tăng trưởng trong hoạt động tín dụng của

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch 2012 - 2011 Chênh lệch 2013 - 2012 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) DS cho vay 9.392.640 12.427.138 13.601.584 3.034.499 32,31 1.174.446 9,45 DS thu nợ 8.959.202 12.348.028 13.525.178 3.388.826 37,83 1.177.150 9,53 Dư nợ 1.575.499 1.654.609 1.731.016 79.110 5,02 76.407 4,62 Chỉ tiêu 6 tháng đầu 2013 6 tháng đầu 2014 Chênh lệch 6T/2014 – 6T/2013

Tuyệt đối Tương đối (%)

DS cho vay 2.615.688 1.526.291 (1.089.397) (41,65)

DS thu nợ 2.380.265 2.094.406 (285.859) (12,01)

ngân hàng. Dù trong giai đoạn 2011 – 2012, hoạt động dịch vụ của BIDV Sóc Trăng phát triển mạnh hơn, song DSCV của ngân hàng vẫn tăng mạnh qua các năm.

Nhìn chung, DSCV của BIDV Sóc Trăng qua các năm tăng nhưng tăng không đều. Cụ thể, từ năm 2011 đến 2012, DSCV tăng mạnh từ 9.392.640 triệu đồng năm 2011 lên đến 12.427.138 triệu đồng năm 2012, tương đương mức tăng trưởng tương đối là 31,32%. Trong năm 2012 này, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng đã phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở bán buôn, bán lẻ trên địa bàn. Theo đó, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội từ năm này đến năm 2015 sẽ tăng khoảng 22,5%/năm. Chính vì vậy, nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như hộ kinh doanh sẽ càng tăng cao hơn, nên trong DSCV của BIDV Sóc Trăng, khoản mục DSCV đối với ngành thương mại và dịch vụ tăng đến 32,21% so với năm 2012. Đến năm 2013, DSCV của ngân hàng tăng 9,45%, tương đương

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sóc trăng (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)