Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sóc trăng (Trang 25)

2.2.2.1. Chức năng chung của các Phòng

- Đầu mối đề xuất, tham mưu, giúp việc Giám đốc chi nhánh xây dựng kế hoạch, chương trình công tác, các biện pháp, giải pháp triển khai nhiệm vụ

BAN GIÁM ĐỐC Khối Quản lý trực thuộc Khối Quản lý rủi ro Khối Quan hệ khách hàng Khối Quản lý tác nghiệp Khối Quản lý nội bộ Phòng Giao dịch Thành phố Sóc Trăng Phòng Quản lý rủi ro Phòng Khách hàng doanh nghiệp Phòng Giao dịch khách hàng Phòng Tổ chức Hành chính Phòng Khách hàng cá nhân Phòng Quản lý và dịch vụ kho quỹ Phòng Tài chính Kế toán Phòng Quản trị tín dụng Phòng Kế hoạch Tổng hợp Tổ điện toán Phòng giao dịch thị xã Vĩnh Châu

thuộc chức năng nhiệm vụ được phân giao, các văn bản hướng dẫn, pháp chế thuộc lĩnh vực nghiệp vụ được giao.

- Chủ động tổ chức triển khai nhiệm vụ được giao; trực tiếp thực hiện, xử lý, tác nghiệp các nghiệp vụ thuộc lĩnh vực được giao, theo đúng quy chế, thẩm quyền, quy trình nghiệp vụ, góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh của toàn Chi nhánh.

- Chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính tuân thủ đúng đắn chính xác, trung thực đảm bảo an toàn, hiệu quả trong phạm vi nghiệp vụ của Phòng được giao, góp phần đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn Chi nhánh.

- Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị khác trong Chi nhánh theo quy trình nghiệp vụ; chịu trách nhiệm về những ý kiến tham gia theo chức chức năng, nhiệm vụ của Phòng về nghiệp vụ và các vấn đề chung của Chi nhánh.

- Tổ chức lưu trữ hồ sơ, quản lý thông tin (thu thập, xử lý, lưu trữ, phân tích, bảo mật, cung cấp…) tổng hợp và lập các báo cáo, thống kê trong phạm vi nhiệm vụ, nghiệp vụ của Phòng để phục vụ công tác quản trị điều hành của Chi nhánh, của BIDV và theo yêu cầu của các cơ quan quản lý Nhà nước.

- Thường xuyên cải tiến phương pháp làm việc, đào tạo, rèn luyện cán bộ về phong cách giao dịch, kỹ năng nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, đáp ứng yêu cầu phát triển.

2.2.2.2. Nhiệm vụ của Phòng quan hệ khách hàng

- Tiếp xúc với khách hàng, tìm hiểu nhu cầu, tiếp nhận hồ sơ vay vốn. - Thu thập thông tin, phân tích khách hàng, khoản vay, lập báo cáo thẩm định. - Đối chiếu với các điều kiện tín dụng và các quy định về quản lý tín dụng, quản lý rủi ro (giới hạn, hạn mức, mức độ chấp nhận rủi ro...)

- Lập báo cáo đề xuất trình cấp có thẩm quyền quyết định cấp tín dụng, chiết khấu, cho vay cầm cố giấy tờ có giá theo quy định và quy trình nghiệp vụ của BIDV.

- Thông báo cho khách hàng về quyết định cấp tín dụng. Hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ vay vốn và các điều kiện tín dụng yêu cầu; đảm bảo hồ sơ, tài liệu được hoàn thiện theo đúng quy định trước khi trình ký.

- Soạn thảo hợp đồng tín dụng và các hợp đồng có liên quan đến khoản vay để trình lãnh đạo ký.

- Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ giải ngân, đề xuất giải ngân trình lãnh đạo. Bàn giao toàn bộ hồ sơ tín dụng gốc và các tài liệu liên quan đến khoản vay sang Phòng Quản trị tín dụng quản lý.

- Theo dõi tình hình hoạt động của khách hàng, kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo nợ vay; Đôn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi (kể cả các khoản nợ đã chuyển ngoại bảng), phí đến khi tất toán hợp đồng. Xử lý khi khách hàng không thực hiện đúng các điều khoản thoả thuận trong hợp đồng. Phát hiện kịp thời các khoản vay có dấu hiệu rủi ro để đề xuất xử lý.

- Thực hiện phân loại nợ, xếp hạng tín dụng, chấm điểm khách hàng. - Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị miễn/giảm lãi, đề xuất miễn/giảm lãi và chuyển Phòng Quản lý rủi ro xử lý tiếp theo quy định.

- Chịu trách nhiệm đầy đủ về: Tìm kiếm khách hàng, phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ, mức tăng trưởng và hiệu quả của hoạt động tín dụng bán lẻ; Tính đầy đủ, chính xác, trung thực đối với các thông tin về khách hàng phục vụ cho việc xét cấp tín dụng cho khách hàng; Mọi khoản tín dụng được cấp đều tuân thủ đúng quy định, quy trình, quy định về quản lý rủi ro và mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng, đúng pháp lý và điều kiện tín dụng; Tính an toàn và hiệu quả đối với các khoản vay được đề xuất quyết định cấp tín dụng.

2.2.2.3 Nhiệm vụ của Phòng Quản lý rủi ro

Thứ nhất: Về Công tác quản lý tín dụng

- Tham mưu đề xuất chính sách, biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng:

+ Xây dựng chương trình, biện pháp phát triển tín dụng và nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn, hiệu quả tín dụng.

+ Xác định các chỉ số liên quan đến kế hoạch tín dụng (giới hạn, cơ cấu, hiệu quả, mức sinh lời...) trong hoạt động tín dụng của chi nhánh; phối hợp với Phòng Tổng hợp - Nguồn vốn xác định các chỉ tiêu kế hoạch liên quan đến hoạt động tín dụng của Chi nhánh.

- Quản lý, giám sát, phân tích, đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng của chi nhánh; duy trì và áp dụng hệ thống đánh giá, xếp hạng tín dụng vào việc quản lý danh mục.

- Đầu mối nghiên cứu, đề xuất trình lãnh đạo phê duyệt hạn mức, điều chỉnh hạn mức, cơ cấu, giới hạn tín dụng cho từng ngành, từng nhóm và từng khách hàng phù hợp với chỉ đạo của BIDV và tình hình thực tế tại Chi nhánh.

Kiểm tra việc thực hiện giới hạn tín dụng của các Phòng liên quan và đề xuất xử lý nếu có vi phạm.

- Đầu mối đề xuất trình Giám đốc kế hoạch giảm nợ xấu của Chi nhánh, của khách hàng và phương án cơ cấu lại các khoản nợ vay của khách hàng theo quy định.

- Giám sát việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro; tổng hợp kết quả phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro gửi Phòng tài chính kế toán để lập cân đối kế toán theo quy định..

- Đầu mối phối hợp với các bộ phận liên quan thực hiện đánh giá tài sản đảm bảo theo đúng quy định của BIDV.

- Thu thập, quản lý thông tin về tín dụng, thực hiện các báo cáo về công tác tín dụng và chất lượng tín dụng của chi nhánh; lập báo cáo phân tích thực trạng tài sản đảm bảo nợ vay của chi nhánh.

- Thực hiện việc xử lý nợ xấu:

+ Đề xuất các phương án xử lý và trực tiếp xử lý các khoản nợ xấu. + Đề xuất các phương án thu hồi xử lý nợ xấu, nợ ngoại bảng (xử lý tài sản, xoá nợ, bán nợ, chuyển thành vốn góp...).

+ Xem xét, trình lãnh đạo về việc giảm lãi, miễn lãi theo thẩm quyền của chi nhánh, hoặc trình BIDV (nếu vượt thẩm quyền).

+ Quản lý, lưu trữ hồ sơ các khoản nợ xấu đã được xử lý; Quản lý danh mục các khoản nợ rủi ro ngoại bảng, hoặc đã được bán nợ, khoanh nợ...

Thứ hai: Về công tác quản lý rủi ro tín dụng

- Tham mưu, đề xuất xây dựng các quy định, biện pháp quản lý rủi ro tín dụng: + Phổ biến các quy định của BIDV và đề xuất xây dựng các văn bản hướng dẫn về quản lý, đánh giá, định hạng rủi ro tín dụng.

+ Đề xuất, tổ chức thực hiện và phối hợp với các đơn vị thực hiện quy trình, thủ tục, rà soát, đánh giá rủi ro tín dụng và các biện pháp quản lý rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng của chi nhánh.

- Trình lãnh đạo cấp tín dụng/bảo lãnh cho khách hàng:

- Nhận và xử lý kịp thời hồ sơ đề xuất tín dụng đối với khách hàng, dự án từ các phòng liên quan (Phòng Quan hệ khách hàng, Phòng giao dịch...) để thẩm định, rà soát và đánh giá độc lập về hiệu quả, tính khả thi, các điều kiện tín dụng, định giá tài sản đảm bảo và đánh giá rủi ro của khoản vay để đảm

bảo rằng các đề xuất tín dụng phù hợp với quy định, quy trình, thủ tục và mức rủi ro có thể chấp nhận được của BIDV và của Chi nhánh.

- Đề xuất trình lãnh đạo quyết định phê duyệt cấp tín dụng/bảo lãnh/tài trợ dự án/tài trợ thương mại, hoặc sửa đổi hạn mức, vượt hạn mức phù hợp với thẩm quyền của chi nhánh, hoặc trình BIDV (nếu vượt thẩm quyền) và chịu trách nhiệm về ý kiến đề xuất, quyết định của mình.

- Thông báo các quyết định cho vay đã được phê duyệt đến phòng liên quan theo quy trình nghiệp vụ để thực hiện giải ngân và quản trị khoản vay.

- Phối hợp, hỗ trợ Phòng Quan hệ khách hàng để phát hiện, xử lý các khoản nợ có vấn đề.

- Chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc thiết lập, vận hành, thực hiện và kiểm tra, giám sát hệ thống quản lý rủi ro của Chi nhánh. Chịu trách nhiệm về an toàn, chất lượng, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng theo phạm vi nhiệm vụ được giao. Đảm bảo mọi khoản tín dụng được cấp ra tuân thủ đúng quy định về quản lý rủi ro và trong mức chấp nhận rủi ro của BIDV và của Chi nhánh.

Thứ ba: Về công tác quản lý rủi ro tác nghiệp

- Phổ biến các văn bản quy định, quy trình về quản lý rủi ro tác nghiệp của BIDV và đề xuất, hướng dẫn các chương trình, biện pháp triển khai để phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro tác nghiệp trong các khâu nghiệp vụ tại Chi nhánh.

- Hướng dẫn, hỗ trợ các phòng nghiệp vụ trong Chi nhánh tự kiểm tra và phối hợp thực hiện việc đánh giá, rà soát, phát hiện rủi ro tác nghiệp ở các phòng, các sản phẩm hiện có hoặc sắp có.

- Áp dụng hệ thống quản lý, đo lường rủi ro để đo lường và đánh giá các rủi ro tác nghiệp xảy ra tại chi nhánh và đề xuất giải pháp xử lý các sự cố rủi ro phát hiện được.

- Xây dựng, quản lý dữ liệu thông tin về rủi ro tác nghiệp tại chi nhánh.

2.2.2.4 Nhiệm vụ của Phòng Quản trị tín dụng

- Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định, quy trình của BIDV và của Chi nhánh:

+ Tiếp nhận, kiểm tra và hoàn thiện hồ sơ cấp tín dụng/bảo lãnh/hồ sơ thế chấp từ các phòng liên quan. Nhập dữ liệu đầy đủ, chính xác các thông tin liên quan đến khoản vay (tạo hồ sơ, cài đặt hạn mức, gia hạn, tài sản đảm bảo,

lãi suất...) từ phân hệ tín dụng vào phân hệ tài trợ thương mại vào hệ thống quản lý và chịu trách nhiệm lưu trữ toàn bộ hồ sơ theo quy định.

+ Chịu trách nhiệm kiểm tra, rà soát đảm bảo tính đầy đủ, chính xác của hồ sơ tín dụng theo đúng quy định.

+ Tiếp nhận (từ Phòng Quan hệ khách hàng) hồ sơ giải ngân/cấp bảo lãnh và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp các điều kiện giải ngân/cấp bảo lãnh so với nội dung hợp đồng tín dụng đã ký (trường hợp liên quan đến nghiệp vụ thanh toán quốc tế trước khi lập Tờ trình giải ngân/cấp bảo lãnh phải lấy ý kiến của Phòng/Tổ thanh toán quốc tế).

+ Lập Tờ trình giải ngân/cấp bảo lãnh trình cấp có thẩm quyền phê duyệt giải ngân/cấp bảo lãnh và chuyển các chứng từ theo quy định cho Phòng Dịch vụ khách hàng/Phòng (tổ) Thanh toán quốc tế để thực hiện thanh toán theo yêu cầu chỉ dẫn của khách hàng trong hồ sơ giải ngân.

+ Quản lý kế hoạch giải ngân, theo dõi thu nợ và thông báo các khoản nợ đến hạn và chuyển giao cho Phòng Quan hệ khách hàng xử lý. Giám sát khách hàng thực hiện đúng các điều khoản hợp đồng tín dụng, bảo lãnh và đảm bảo nợ vay.

+ Theo dõi diễn biến các khoản tín dụng; đề xuất ý kiến về việc trích lập dự phòng rủi ro.

- Thực hiện tính toán trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ của Phòng Quan hệ khách hàng theo đúng các quy định của BIDV; gửi kết quả cho Phòng Quản lý rủi ro để thực hiện rà soát, trình cấp có thẩm quyền quyết định.

- Chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn trong tác nghiệp của Phòng; tuân thủ đúng quy trình kiểm soát nội bộ trước khi giao dịch được thực hiện. Giám sát khách hàng tuân thủ các điều kiện của hợp đồng tín dụng.

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sóc trăng (Trang 25)