Kế hoạch kinh doanh của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sóc trăng (Trang 36)

PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH SÓC TRĂNG GIAI ĐOẠN 2012 – 2015

- Tốc độ tăng trưởng: tổng tài sản, nguồn vốn, tín dụng và đầu tư khoảng 18 – 20%/năm

- Năng lực tài chính: Vốn tự có đạt thông lệ quốc tế (CAR > 10 – 12%/năm) - Tỷ lệ khả năng sinh lời: ROA > 1%

- Tỷ lệ thu nợ từ dịch vụ trên tổng thu nhập là: 35%

- Cơ cấu dư nợ trên tổng tài sản khoảng 60%, nợ trung và dài hạn trên tổng dư nợ là 40%

- Thị phần hoạt động: đứng thứ 3 trong khu vực

Để thực hiện mục tiêu chung của ngành đòi hỏi ngân hàng phải cải thiện như sau:

- Tăng cường công tác huy động vốn chủ yếu là lãi suất, ngoài ra còn phải đa dạng các loại hình huy động vốn, khuyến mãi, chương trình rút thăm trúng thưởng…nhằm thu hút khách hàng có số dư tiền gửi ở ngân hàng khác về ngân hàng của mình.

- Thu hút các loại công ty chế biến xuất khẩu chuyển các loại giao dịch mở L/C, chiết khấu L/C…đang thực hiện từ các ngân hàng khác về BIDV để tăng thu nhập về dịch vụ.

- Phân tích khách hàng và dự án trước khi cho vay nhằm hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất của từng khoản cho vay.

Mục tiêu: An toàn – Chất lượng – Hiệu quả tăng trưởng bền vững.

- Cổ phần hóa nhằm thực hiện chuyển đổi cơ bản trong cơ cấu hoạt động kinh doanh để tăng năng lực tài chính, tăng khả năng cạnh tranh và nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động kinh doanh trước khi tiến hành cổ phần.

- Nâng cao năng lực tài chính, phấn đấu đạt được các chỉ số an toàn hoạt động theo quy định và theo hướng thông lệ, chỉ số CAR tối thiểu là 10%; thực hiện phân loại nợ và phấn đấu trích đủ dự phòng rủi ro. Nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh thông qua việc cơ cấu lại tài sản nợ, tài sản có, nâng cao tỷ trọng thu dịch vụ trong tổng thu, tăng hoạt động đầu tư phi tín dụng.

- Cơ cấu lại khách hàng nhằm tăng dư nợ có tài sản đảm bảo và tăng tỷ trọng các loại tiền gửi.

- Tăng năng lực cạnh tranh, tăng thị phần hoạt động dịch vụ và huy động vốn. Tăng trưởng quy mô cho phù hợp với khả năng – năng lực tài chính – vốn tự có.

- Tăng trưởng dịch vụ đi đôi với ứng dụng công nghệ hiện đại.

- Đổi mới cách thức quản lý – quản trị tới các chuẩn mực và thông lệ quốc tế của NHTM hiện đại, kiểm soát được rủi ro trong giới hạn và thông lệ chung, quản lý tài sản nợ - tài sản có hữu hiệu để đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất có thể.

- Tăng cường công tác đào tạo kỹ năng nghiệp vụ, vận hành, đào tạo tác nghiệp, đào tạo quản lý, quản trị kinh doanh, đào tạo chuyên sâu, chuyên ngành, phát huy mức cao nhất năng lực nhân viên. Chuyên gia cho từng lĩnh vực, đào tạo cho hội nhập và gửi đào tạo ở nước ngoài những cán bộ có tâm huyết để kế tục thế hệ lãnh đạo.

CHƯƠNG 4

THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH SÓC TRĂNG

GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2011 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sóc trăng (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)