0 5000 10000 15000 20000 25000 2011 2012 2013 6T/2013 6T/2014 Tri ệu đồ ng Dự phòng cụ thể Dự phòng chung
Nguồn: Phòng Quan hệ khách hàng – BIDV Sóc Trăng
Hình 4.1 Dự phòng rủi ro cho vay tại BIDV Sóc Trăng giai đoạn 2011 – 6/2014
Ngoài một số giải pháp để phòng ngừa và hạn chế rủi ro sẽ đề cập ở chương sau thì trích lập dự phòng rủi ro cũng là một quy trình bắt buộc để đảm bảo hoạt động xuyên suốt và đảm bảo an toàn cho người gửi tiền.
Nhìn chung, DPRR của BIDV tăng qua mỗi năm. Tuy nợ xấu biến động không đều nhưng dự phòng rủi ro của ngân hàng lại tăng. Giai đoạn 2011 – 2012, dự phòng rủi ro của ACB đã tăng từ 19.191 triệu đồng lên 19.978 triệu đồng. Do nợ xấu trong năm 2012 tăng mạnh nên ngân hàng buộc phải trích lập dự phòng nhiều hơn năm 2011. Dự phòng cụ thể thường chiếm tỷ trọng cao trong tổng dự phòng phải trích, vì dự phòng cụ thể được trích dựa trên giá trị của dư nợ nhóm nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn với tỷ lệ trích khá cao. Đến năm 2013, dự phòng rủi ro của BIDV Sóc Trăng là 21.843 triệu đồng, tăng 1.865 triệu đồng (tương đương 9,34%) so với năm 2012, trong đó dự phòng cụ thể giai đoạn này tăng 11,21%. Tuy nợ xấu trong năm 2013 đã giảm nhưng DPRR của ngân hàng vẫn tăng. Tuy nhiên, đến sáu tháng đầu năm 2014 thì DPRR lại giảm mạnh đến 23.5% so với cùng kỳ năm 2013, đạt mức 14.252 triệu đồng. Tóm lại, dự phòng tăng dần chứng tỏ ngân hàng tin rằng các khoản dư nợ của mình có nhiều rủi ro.
4.4 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH SÓC TRĂNG GIAI ĐOẠN 2011 – 6/2014
4.4.1 Chỉ số đánh giá hoạt động tín dụng
Để đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng thì ngoài các chỉ tiêu doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ thì các chỉ số sẽ phân tích dưới
đây cũng rất quan trọng trong việc đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng. Xét bảng sau để thấy được sự biến động của các chỉ số qua các năm: Bảng 4.8 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng của BIDV Sóc Trăng giai đoạn 2011 – 6/2014
Nguồn: Phòng Quan hệ khách hàng – BIDV Sóc Trăng
4.4.1.1 Hệ số thu nợ
Hệ số thu nợ cho biết với 1 đồng cho vay của ngân hàng thì có thể thu về bao nhiêu đồng vốn. Hệ số này thể hiện hiệu quả trong công tác thu hồi nợ của ngân hàng và khả năng trả nợ của khách hàng, nếu càng cao thì chứng tỏ chất lượng tín dụng của doanh nghiệp càng tốt.
Tại BIDV Sóc Trăng, hệ số này từ năm 2011 đến tháng 6 năm 2014 đều trên 90%. Năm 2011, hệ số thu nợ của ngân hàng là 95,39%. Mặc dù đây là năm có doanh số cho vay thấp nhất trong ba năm phân tích nhưng hệ số thu nợ vẫn rất cao, các món vay được thu hồi tốt. Hệ số này ở năm 2012 là 99,36% do kinh tế Sóc Trăng năm này gặp nhiều khó khăn như đã phân tích ở trên, dẫn đến dư nợ tăng cao, doanh số thu nợ giảm. Năm 2013 là năm có hệ số thu nợ cao nhất trong ba năm 2011, 2012 và 2013, đạt 99.44%. Nền kinh tế ở năm này dần dần đã ổn định và phát triển trở lại nên các món vay cũng được khách hàng hoàn trả đúng hạn. Sáu tháng đầu năm 2014, hệ số thu nợ cao hơn 100%,
Chỉ tiêu Đvt 2011 2012 2013 6T/2013 6T/2014
DS cho vay Triệu
đồng 9.392.640 12.427.138 13.601.584 2.615.688 1.526.291 DS thu nợ Triệu đồng 8.959.202 12.348.028 13.525.178 2.380.265 2.094.406 Dư nợ Triệu đồng 1.575.499 1.654.609 1.731.016 1.890.033 1.162.901 Dư nợ bình quân Triệu đồng 1.358.780 1.615.054 1.692.813 1.772.321,5 1.446.958,5 Vốn huy động Triệu đồng 1.013.442 1.300.887 1.236.397 1.308.237 1.622.214 Hệ số thu nợ % 95,39 99,36 99,44 91,00 137,22 Vòng quay vốn tín dụng Vòng 6,59 7,65 7,99 1,34 1,45 Tổng dư nợ trên vốn huy động % 155,46 127,19 140,00 144,47 71,69
do các món vay ở năm trước đó đã được thu hồi về nên doanh số thu nợ trong giai đoạn này cao hơn doanh số cho vay.
4.4.1.2 Vòng quay vốn tín dụng
Vòng quay vốn tín dụng cho biết ngân hàng thu được nợ khách hàng bao nhiêu để có thể lại cho vay mới. Đây là chỉ tiêu quan trọng được ngân hàng tính toán hàng năm để đánh giá khả năng tổ chức quản lý vốn tín dụng và hiệu quả tín dụng trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Hệ số này phản ánh số vòng chu chuyển của vốn tín dụng. Vòng quay vốn tín dụng càng cao chứng tỏ nguốn vốn vay ngân hàng đa luân chuyển nhanh, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất và lưu thông hàng hoá.
Nhìn chung, từ năm 2011 đến năm 2013 thì vòng quay vốn tín dụng đều tăng. Năm 2011, vòng quay vốn tín dụng của BIDV Sóc Trăng là 6,59 vòng; năm 2012 là 7,65 vòng và năm 2013 là 7,99 vòng. Chỉ số này tăng qua các năm chứng tỏ tốc độ luân chuyển vốn của ngân hàng khá tốt, giúp ngân hàng tiết kiệm được nhiều chi phí và tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên, sáu tháng đầu năm 2014, vòng quay vốn tín dụng chỉ còn 1,45 vòng, mặc dù so với cùng kỳ năm 2013 thì vẫn tăng. Vì ở nửa đầu năm 2014, doanh số cho vay thấp dẫn đến doanh số thu nợ cũng thấp, trong khi đó dư nợ bình quân lại giảm không đáng kể dẫn đến vòng quay vốn tín dụng giảm.
4.4.1.3 Tổng dư nợ trên vốn huy động
Chỉ số này phản ánh mối tương quan giữa nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay trực tiếp khách hàng. Qua bảng 4.13 có thể thấy được tỷ lệ này luôn lớn hơn 100% trong giai đoạn 2011 – 6/2014. Cụ thể, năm 2011 tỷ lệ này là 155,46%, cao nhất trong ba năm phân tích, có nghĩa là với 1 đồng vốn huy động thì ngân hàng có thể cho vay trên 1,55 đồng. Năm 2012 thì tỷ lệ này giảm xuống còn 127,19%, và đến năm 2013 lại tăng lên 140%. Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động cao chứng tỏ hoạt động tín dụng của ngân hàng có hiệu quả, tuy nhiên cũng cho thấy ngân hàng chưa chủ động được trong hoạt động tín dụng, phải sử dụng nguồn vốn từ cấp trên để cho vay. Đến ngày 30/6/2014, tỷ lệ này giảm xuống còn 71,69%, nguyên nhân là nguồn vốn huy động sáu tháng đầu năm 2014 của ngân hàng tăng lên trong khi tổng dư nợ lại giảm.
4.4.2 Chỉ số đo lường rủi ro tín dụng
Bên cạnh việc phân tích nợ xấu thì phân tích các chỉ số đo lường rủi ro tín dụng cũng hết sức cần thiết để có thể rút ra những mặt còn hạn chế của
công tác tín dụng nhằm đưa ra giải pháp giúp ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn. Xét bảng sau để thấy được sự biến động của các chỉ số đó:
Bảng 4.9 Các chỉ số đo lường rủi ro tín dụng của BIDV Sóc Trăng giai đoạn 2011 – 6/2014
Đvt: Triệu đồng
Nguồn: Phòng Quan hệ khách hàng – BIDV Sóc Trăng
4.4.2.1 Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ
Chỉ số này thể hiện mức độ rủi ro của các khoản cho vay của ngân hàng có thể dẫn đến nợ xấu. Trong đó, Nợ quá hạn bao gồm nhóm nợ là nhóm 2 (Nợ cần chú ý), nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn).
Mức khuyến cáo của tỷ lệ nợ quá hạn được phép ở mức nhỏ hơn hoặc bằng 5% và ở mức 2% được xem là hoạt động bình thường. Nhìn chung, tỷ lệ này của BIDV Sóc Trăng giai đoạn 2011 – 6/2014 luôn lớn hơn 3% và tăng qua các năm. Năm 2011, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ là 3,63%, sau đó tỷ lệ này tăng đến mức 4,04% năm 2012, năm 2013 là 4,47% và đến tháng 6/2014 là 3,82%. Có thể thấy trong giai đoạn này, tuy tổng dư nợ tăng nhưng nợ quá hạn cũng tăng nên làm cho tỷ lệ này cao, tuy nhiên vẫn còn dưới mức an toàn là 5%. Chỉ tiêu Đvt 2011 2012 2013 6T/2013 6T/2014 Tổng dư nợ Triệu đồng 1.575.499 1.654.609 1.731.016 1.890.033 1.162.901 Nợ quá hạn Triệu đồng 57.221 66.838 77.438 74.972 44.423 Nợ xấu Triệu đồng 13.900 19.102 15.433 17.852 17.260 Nợ nhóm 5 Triệu đồng 5.779 5.155 6.456 6.160 4.303 Dự phòng RRTD Triệu đồng 19.191 19.978 21.843 18.631 14.252 Nợ quá hạn trên tổng dư nợ % 3,63 4,04 4,47 3,97 3,82 Nợ xấu trên tổng dư nợ % 0,88 1,15 0,89 0,94 1,48 Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn % 0,37 0,31 0,37 0,33 0,37 Hệ số DPRR % 1,22 1,21 1,26 0,99 1,23 Hệ số khả năng bù đắp RRTD % 138,06 104,59 141,53 104,36 82,57
4.4.2.2 Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ
Chỉ tiêu nợ xấu trên tổng dư nợ (hay tỷ lệ nợ xấu) là thước đo thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng. Hệ số này càng cao thì rủi ro của ngân hàng càng lớn. Và ngược lại, chỉ số này càng nhỏ thì ngân hàng hoạt động càng tốt. Theo khuyến cáo, tỷ lệ nợ xấu ở mức ngưỡng an toàn là dưới 3%.
Như đã phân tích, nợ xấu của BIDV Sóc Trăng biến động không theo xu hướng trong giai đoạn 2011 – 2013: tăng lên từ năm 2011 đến năm 2012, rồi lại giảm vào cuối năm 2013. Vì vậy, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng trong giai đoạn 2011 – 2012 tăng từ 0,88% lên 1,15%, rồi lại giảm xuống còn 0,89% năm 2013. Tuy nhiên, có thể nói chất lượng tín dụng của ngân hàng khá tốt khi tỷ lệ này luôn nhỏ hơn ngưỡng an toàn.
4.4.2.3 Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn
Hệ số khả năng mất vốn cho biết số vốn có khả năng mất của ngân hàng hay số nợ nằm trong nhóm 5 của ngân hàng là khoảng bao nhiêu phần trăm. Hệ số này càng cao, tức là số vốn ngân hàng mất đi trong tổng dư nợ là càng lớn, càng bất lợi cho ngân hàng.
Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn của BIDV Sóc Trăng ở hai năm 2011 và 2013 bằng nhau với mức 0,37%, cho thấy rằng mức tăng tương đối của tổng dư nợ và nợ nhóm 5 của hai năm này là gần như như nhau. Tuy ở năm 2012 nợ xấu của ngân hàng tăng cao nhưng nợ có khả năng mất vốn lại thấp nhất trong ba năm phân tích, dẫn đến tỷ lệ này cũng thấp. Năm 2013, nợ nhóm 5 của ngân hàng tăng cao nhưng tổng dư nợ cũng tăng nên tỷ lệ này vẫn giữ ở mức bằng với năm 2011.
4.4.2.4 Hệ số dự phòng rủi ro
Hệ số dự phòng rủi ro cho biết số tiền trích lập dự phòng rủi ro của ngân hàng là bao nhiêu so với tổng dư nợ cho vay của ngân hàng. Nhìn chung, do dự phòng rủi ro biến động liên tục trong giai đoạn 2011 – 6/2014 nên hệ số DPRR cũng biến động. Cụ thể, năm 2011, hệ số này là 1,22%, đến năm 2012 giảm còn 1,21%. Mặc dù giai đoạn này dư nợ tăng nhưng do DPRR cũng tăng mạnh dẫn đến hệ số DPRR cũng tăng theo. Hệ số dự phòng rủi ro tăng chứng tỏ nợ xấu tăng cao nên ngân hàng phải trích lập dự phòng nhiều. Năm 2013 hệ số này lại tiếp tục tăng ở mức 1,26%. Sáu tháng đầu năm 2014, hệ số này là 1,23%, được xem là khá cao so với cùng kỳ năm 2013. Có thể nói tình hình trích lập dự phòng để phòng ngừa rủi ro của ngân hàng khá tốt, tuy nhiên đây cũng là một hạn chế vì nợ xấu tăng nên ngân hàng mới phải trích lập nhiều, hơn nữa mức trích lập DPRR cao có thể làm giảm lợi nhuận của ngân hàng.
4.4.2.5 Hệ số khả năng bù đắp RRTD
Hệ số khả năng bù đắp RRTD cho biết khả năng bù đắp mất vốn của ngân hàng đối với nợ xấu. Hệ số này lớn hơn 100% chứng tỏ trích lập dự phòng là đầy đủ và có khả năng bù đắp vốn cho ngân hàng khi xảy ra RRTD.
Năm 2011, khả năng bù đắp RRTD của ngân hàng khá tốt khi duy trì hệ số này ở mức 138,06%. Đến năm 2012, hệ số này giảm còn 104,59%. Mặc dù dự phòng RRTD trong năm 2012 tăng mạnh nhưng do nợ xấu cũng tăng cao nên hệ số này giảm. Năm 2013, hệ số này đạt mức cao nhất trong ba năm phân tích với là 141,53%. Hệ số này trong giai đoạn 2011 - 2013 đều lớn hơn 100% là một tín hiệu đáng mừng vì khi ngân hàng xảy ra RRTD thì dự phòng của ngân hàng sẽ có khả năng để bù đắp. Cụ thể, cứ 100 đồng nợ xấu của ngân hàng trong năm 2011, 2012 và 2013 thì sẽ có lần lượt 138,06 đồng, 104,59 đồng và 141,53 đồng được trích lập để bù đắp. Tuy nhiên sáu tháng đầu năm 2014 thì hệ số này lại giảm còn 82,57%. Tuy nợ xấu trong giai đoạn này giảm nhưng DPRR lại thấp hơn nợ xấu nên dẫn đến tỷ lệ này giảm, dự phòng không đủ để bù đắp cho nợ xấu của ngân hàng.
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM CHI NHÁNH SÓC TRĂNG
5.1 MỘT SỐ THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC VÀ MẶT CÒN HẠN CHẾ CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH SÓC TRĂNG
5.1.1 Một số thành tựu đạt được
• Dù trong điều kiện nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn song BIDV Sóc Trăng vẫn hoạt động có lợi nhuận, và trong giai đoạn 2012 – 2013, lợi nhuận của ngân hàng tăng cao ở mức 62,72%, mặc dù tổng thu nhập lại giảm. Điều đó cũng cho thấy chiến lược kinh doanh của ngân hàng có hiệu quả. Đồng thời ngân hàng cũng đa dạng hóa sản phẩm trong kinh doanh, thu nhập từ hoạt động dịch vụ xấp xỉ hoặc cao hơn hoạt động tín dụng, đó cũng là một trong những ưu điểm để giảm rủi ro cho ngân hàng.
• Doanh số cho vay cũng luôn tăng trưởng từ năm 2011 đến 2013, và doanh số thu nợ cũng xấp xỉ doanh số cho vay, có thể thấy được hiệu quả trong công tác tín dụng và thu nợ của ngân hàng.
• Nợ xấu tuy có tăng trong giai đoạn 2011 – 2012 nhưng lại giảm vào cuối năm 2013, hơn nữa tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của ngân hàng vẫn luôn dưới ngưỡng an toàn. Mặt khác, nợ xấu năm 2012 của ngân hàng tuy cao nhưng chủ yếu tập trung vào nhóm nợ dưới tiêu chuẩn, nên ngân hàng vẫn còn có cơ hội thu hồi lại vốn.
• Các khoản trích lập dự phòng cao và đủ khả năng để bù đắp RRTD cho ngân hàng, hệ số khả năng bù đắp RRTD cho thấy nếu nợ xấu xảy ra thì ngân hàng có thể sử dụng các khoản dự phòng để xử lý.
5.1.2 Mặt còn hạn chế
• RRTD đến từ các món vay phục vụ ngành nông nghiệp. Đây là ngành đặc thù của tỉnh Sóc Trăng, phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khách quan như thời tiết, dịch bệnh. Vì thế ngân hàng cần thận trọng hơn trong công tác thẩm định cho vay đối với ngành này.
• Tỷ lệ nợ xấu của đối tượng khách hàng cá nhân cao hơn nhóm khách hàng doanh nghiệp. Trong khi hoạt động doanh nghiệp lại có nhiều rủi ro hơn
thì nợ xấu của doanh nghiệp tại BIDV Sóc Trăng lại chiếm tỷ trọng thấp hơn nợ xấu khách hàng cá nhân trong tổng dư nợ.
• Giai đoạn 2012 – 2013, tuy nợ xấu của ngân hàng giảm nhưng nhóm nợ có khả năng mất vốn lại tăng đến hơn 25%.
5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH SÓC TRĂNG
5.2.1 Nâng cao công tác thẩm định tín dụng
Thẩm định tín dụng là công tác đặc biệt được chú trọng trong quy trình tín dụng tại các NHTM, vì khi thẩm định ngân hàng mới có thể căn cứ vào khả