Môi trường kinh tế không ổn định sẽ gây khó khăn cho ngân hàng cũng như các doanh nghiệp trong kinh doanh, từ đó có thể dẫn đến RRTD. Chính vì vậy, Nhà nước cần có những chính sách, biện pháp nhằm đảm bảo môi trường kinh tế ổn định cho hoạt động của các doanh nghiệp, trong đó có ngân hàng và các TCTD khác.
Nhà nước nên có những giải pháp thiết thực nhằm tháo gỡ khó khăn khi có sự chuyển đổi, điều chỉnh cơ chế chính sách liên quan đến toàn bộ hoạt động của nền kinh tế. Mặt khác cũng cần có những biện pháp nhằm bảo vệ hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước, điều chỉnh và tăng cường hiệu lực pháp lý của chính sách thuế, chính sách bảo trợ sản xuất trong nước, chính sách ngăn chặn hàng nhập lậu.
Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý
Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động ngân hàng. Cũng như tổ chức đầy đủ các bộ phận thực hiện, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, tránh việc thủ tục chồng chéo, ách tắc khi xử lý thực tế ở các cơ quan liên quan như quy định về giao dịch bảo đảm, đăng kí giao dịch bảo đảm, quy định về cấp các loại giấy tờ sở hữu về tài sản.
Hoàn thiện các quy định về kiểm toán
Hiện nay hoạt động của kiểm toán còn nhiều bất cập, chưa phát huy hết vai trò của mình, đôi khi có những báo cáo tài chính đã được kiểm toán những vẫn không đảm bảo tính minh bạch, điều này ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của ngân hàng. Do vậy, Nhà nước cần ban hành các văn bản pháp lý để đưa các họat động này vào quy củ, nề nếp. Bên cạnh đó cần có những hình thức xử phạt thích đáng các trường hợp vi phạm, tạo cơ sở cho hoạt động cho vay của ngân hàng, đảm bảo tính an toàn cho họat động tín dụng của ngân hàng.
Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy
Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động ngân hàng. Quy định rõ về quy chế, điều lệ, cũng như tổ chức đầy đủ các bộ phận thực hiện. Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, tránh việc thủ tục chồng chéo, ách tắc khi xử lý.
Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng
Hiện nay trung tâm thông tin CIC chịu trách nhiệm cung cấp thông tin tín dụng cho các TCTD, tuy nhiên vẫn còn tồn tại mốt số bất cập như chưa đầy đủ, chưa mang tính thời sự. Do vậy, yêu cầu đặt ra cần phải nâng cao chất lượng thông tin của trung tâm thông tin CIC, nhằm hoạt động có hiệu quả hơn, trợ giúp đắc lực cho các NHTM trong việc thu thập thông tin, đưa ra quyết định tín dụng chính xác hơn. Tránh tình trạng nhiều ngân hàng cùng cho một dự án vay, hoặc cho vay để khách hàng trả nợ ngân hàng khác. Đồng thời tăng cường sự điều phối và tổ ch ức chia sẻ thông tin giữa các các Bộ, ngành liên quan…
Hoàn thiện cơ chế giám sát
Công tác thanh tra, giám sát phải chặt chẽ và khoa học hơn, tránh triển khai chồng chéo, gây khó khăn cho các NHTM trong hoạt động. Điều này đặc biệt quan trọng trong quá trình hội nhập, công tác kiểm tra giám sát là yêu cầu đối với tất cả các chủ thể trong nền kinh tế.
Trong thời gian qua, NHNN đã ban hành các quy định về vốn an toàn RRTD như: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ an toàn về thanh khoản, tỷ lệ an toàn về sử dụng nguồn vốn ngắn hạn và tỷ lệ an toàn về dư nợ. Tuy nhiên, cơ chế giám sát để đảm bảo cho các ngân hàng thực hiện nghiêm chỉnh các quy định này chưa được chú ý. Yêu cầu đặt ra phải nâng cao hơn nữa vai trò giám sát của thanh tra.
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng quản lí RRTD tại GP.Bank Ba Đình giai đoạn 2010 – 2012. Luận văn đã đề xuất một số giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động quản lí RRTD tại ngân hàng. Bên cạnh đó luận văn cũng mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị đối với Chính phủ, các Bộ ngành liên quan và NHNN, nhằm tạo điều kiện cho hoạt động quản lí RRTD được hiệu quả hơn.
KẾT LUẬN
Hiện nay tính ổn định của hệ thống ngân hàng và bài toán giảm thiểu nguy cơ bùng phát nợ quá hạn, nợ xấu đang là vấn đề thời sự không chỉ đối với Việt Nam, mà còn là thách thức đối với hầu hết các nền kinh tế. Và bài học đắt giá cho vấn đề này là việc cho vay dưới chuẩn của các ngân hàng Mỹ cho thị trường bất động sản gây nên bong bóng thị trường, tạo ra cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất lịch sử.
Do vậy mỗi NHTM phải chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ, công tác quản lí và quản trị ngân hàng của mình theo các quy chuẩn quốc tế, đặc biệt trong hoạt động quản lí RRTD phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, tăng cường về chất lượng cũng như hiệu quả, có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu đặt ra và nâng cao được sức cạnh tranh đối với mỗi NHTM.
Quản lí RRTD là một vấn đề phức tạp, do vậy trong thời gian nghiên cứu luận văn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của giảng viên hướng dẫn, cũng như những ai có quan tâm đến vấn đề này,
để hoàn thiện đề tài nghiên cứu ở mức độ cao hơn. Cũng như bổ sung hoàn thiện nhận thức về lí luận, thực tiễn trong công tác quản lí RRTD tại NHTM hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS Nguyễn Hữu Tài, Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ, NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội, 2007.
2. PGS.TS Nguyễn Văn Tiến, Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội, 2005.
3. Nguyễn Thị Thu Thuỷ, “Rủi ro và những biện pháp hạn chế rủi ro đối với các NHTM ở nước ta hiện nay”, Tạp chí ngân hàng, số 15 T8/2006.
4. Phan Đức Quang, “Kiểm soát các rủi ro của hoạt động cho vay đối với các NHTM trong quá trình hội nhập kinh tế”, Tạp chí ngân hàng, số 11 T6/2006. 5. Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD
trong hoạt động ngân hàng của TCTD (ban hành kèm theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN Việt Nam).
6. Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (ban hành kèm theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/1/2013 của Thống đốc NHNN Việt Nam).
7. GP.Bank, Tài liệu quản lý tín dụng, Bộ máy xử lý rủi ro, Quy định xử lý nợ, Chính sách tín dụng, Quy định về xếp hạng tín nhiệm, Quy chế xử lý rủi ro
năm 2010, 2011, 2012.
8. GP.Bank, Báo cáo tài chính, Báo cáo tín dụng, Báo cáo Tổng giám đốc, năm 2010, 2011, 2012.
9. Các website: www.sbv.gov.vn; www.tapchitaichinh.vn; http://vneconomy.vn; và một số trang web khác.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Hệ thống chấm điểm tín dụng cá nhân tại GP.Bank Ba Đình
STT Các hạng mục xác định chất lượng tín dụng Điểm 1 Nghề nghiệp của người vay:
- Chuyên gia hay phụ trách kinh doanh - Công nhân có kinh nghiệm
- Nhân viên văn phòng - Sinh viên
- Công nhân không có kinh nghiệm - Công nhân bán thất nghiệp
10 8 7 5 4 2 2 Trạng thái nhà ở: - Nhà riêng
- Nhà thuê hay căn hộ
- Sống cùng bạn hay người thân
6 4 2 3 Xếp hạng tín dụng: - Tốt - Trung bình - Không có hồ sơ - Tồi 10 5 2 0 4 Kinh nghiệm nghề nghiệp:
- Nhiều hơn 1 năm - Từ 1 năm trở xuống
5 2 5 Thời gian sống tại địa chỉ hiện hành:
- Nhiều hơn 1 năm - Từ một năm trở xuống 2 1 6 Điện thoại cố định: - Có - Không có 2 0 7 Số người sống cùng (phụ thuộc): - Không - Một 3 3
- Hai - Ba - Nhiều hơn ba 4 4 2 8 Các tài khoản tại ngân hàng:
- Cả tài khoản tiết kiệm và phát hành Sec - Chỉ tài khoản tiết kiệm
- Chỉ tài khoản phát hành Sec - Không có
4 3 2 0
Phụ lục 2: Hệ thống chấm điểm tín dụng doanh nghiệp tại GP.Bank Ba Đình
STT Các hạng mục xác định chất lượng tín dụng Điểm
1 Vốn kinh doanh:
- Từ 40 tỷ đến 50 tỷ - Từ 30 tỷ đến 40 tỷ - Từ 20 tỷ đến 30 tỷ - Từ 10 tỷ đến 20 tỷ - Dưới 10 tỷ 25 20 15 10 5 2 Lao động: - Từ 1500 người trở lên - Từ 1000 người đến 1500 - Từ 500 đến 1000 - Từ 100 đến 500 - Từ 50 đến 100 - Dưới 50 15 12 9 6 3 1
3 Doanh thu thuần:
- Từ 200 tỷ đồng trở lên - Từ 100 tỷ đến 200 tỷ - Từ 50 tỷ đến 100 tỷ - Từ 20 tỷ đến 50 tỷ - Từ 5 tỷ đến 20 tỷ - Dưới 5 tỷ 40 30 20 10 5 2 4 Nộp ngân sách: - Từ 10 tỷ đồng trở lên - Từ 7 tỷ đến 10 tỷ - Từ 5 tỷ đến 7 tỷ - Từ 3 tỷ đến 5 tỷ - Từ 1 tỷ đến 3 tỷ Dưới 1 tỷ 15 12 9 6 3 1