Hiệu quả kinh doanh

Một phần của tài liệu Quản lí rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Dầu khí toàn cầu chi nhánh Ba Đình (Trang 51)

Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh đặc biệt, kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng. Do vậy để đánh gía hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thì chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận từ hoạt động tín dụng là chỉ tiêu then chốt, góp phần chứng tỏ hiệu quả các khoản vay và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

Bảng 2.4 Doanh thu Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2010 2011 2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Doanh thu từ cho

vay 132,95 98,88 123,748 98,55 116,206 99,24 Doanh thu từ dịch

vụ 1,03 0,77 1,05 0,836 0,504 0,43 Doanh thu từ hoạt

động khác 0,47 0,35 0,77 0,613 0,38 0,324

Tổng doanh thu 134,45 100 125,568 100 117,09 100

(Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch GP.Bank Ba Đình 2010 – 2012)

Bảng 2.4 cho thấy doanh thu từ lãi cho vay chiếm tỷ trọng lớn trên 98% trong tổng doanh thu của ngân hàng. Điều này cho thấy doanh thu của ngân hàng chủ yếu từ lãi cho vay, tuy nhiên tỷ trọng này giảm từ năm 2010 đến 2011 từ 98,88% xuống 98,55%, và tăng lên mức 99,24% trong năm 2012. Điều này cho thấy ngân hàng đang duy trì một cách thận trọng mức doanh thu để đảm bảo sự ổn định trong việc cấp tín dụng.

Để gia tăng lợi nhuận, ngân hàng cần phải quản lý tốt các khoản mục tài sản có, các khoản mục cho vay và đầu tư, giảm thiểu các chi phí. Trong đó tập trung quản

lý chặt chẽ việc chi tiêu, mua sắm trang thiết bị, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả.

Bảng 2.5 Lợi nhuận ròng

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tổng thu 134,45 125,568 117,09

Thu từ lãi 132,95 123,748 116,206 Thu ngoài lãi 1,5 1,82 0,884

Tổng chi 106,95 108,168 109,69

Chi trả lãi 92,63 91,42 83,83 Chi ngoài lãi 0,69 1,368 1,1 Chi dự phòng 13,63 15,38 24,76

Lợi nhuận ròng 27,5 17,4 7,4

(Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch GP.Bank Ba Đình 2010 – 2012)

Qua bảng số liệu ta nhận thấy năm 2012 chứng kiến sự giảm mạnh của lợi nhuận ròng, nguyên nhân là do hoạt động huy vốn động vốn gặp nhiều khó khăn, vốn huy động từ dân cư giảm rõ rệt so với năm 2010 và năm 2011. Bên cạnh đó, những khó khăn trong hoạt động tín dụng khiến chi phí dự phòng tăng cao cũng góp phần làm giảm lợi nhuận ròng của ngân hàng. Vì vậy, trong những năm tới đây ngân hàng cần có những định hướng phát triển tốt hơn, khai thác tối đa lợi thế của mình cũng như chú ý đến hoạt động huy động vốn và hoạt động cho vay để có thể tăng lợi nhuận lên tốt hơn.

2.2 Thực trạng quản lí rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu chi nhánh Ba Đình

Trong giai đoạn năm 2010 - 2012 với những diễn biến phức tạp của mặt bằng lãi suất, sự tăng trưởng nóng của một số kênh đầu tư hấp dẫn nhưng có độ rủi ro cao như vàng, ngoại tệ, bất động sản. Đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tín dụng của các NHTM nói chung và GP.Bank Ba Đình nói riêng. Lựa chọn chiến lược thận trọng, tăng trưởng nhưng đảm bảo an toàn, ngân hàng đã chủ động lựa chọn đối tượng khách hàng có các dự án có độ an toàn cao, phương án trả nợ rõ ràng, hạn chế cho vay đối với dự án đầu tư vàng, bất động sản. Điều này được thể hiện rõ qua tổng dư nợ của ngân hàng qua các năm.

Bảng 2.6 Tình hình dư nợ Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Mức tăng giảm Tỷ lệ tăng giảm (%) Mức tăng giảm Tỷ lệ tăng giảm (%) I. Cơ cấu cho

vay phân theo kì hạn

873,133 668,642 505,318 (204,491) (23.4) (163,324) (24.42)

1. Ngắn hạn 593,556 363,206 248,468 (230,35) (38,81) (114,743) (31,59) 2. Trung hạn 158,124 192,167 145,228 34,043 21,53 (46,939) (24,42) 3. Dài hạn 121,453 113,269 111,622 (8,184) (6,74) (1,647) (1,45)

vay phân theo đối tượng 1. Cá nhân và hộ kinh doanh cá thể 369,170 295,336 231,891 (73,834) (20) (63,445) (21.4) 2. Tổ chức kinh tế 503,963 373,305 273,427 (130,658) (25.93) (99,878) (26.76) Tổng 873,133 668,642 505,318 (204,491) (23.4) (163,324) (24.42)

(Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch GP.Bank Ba Đình 2010 – 2012)

Dư nợ năm 2011 giảm 204,491 tỷ đồng, tương ứng 23,4% so với 2010. Năm 2011 với quyết định của NHNN mức tăng trưởng tín dụng không vượt quá 20%, cùng với đó lạm phát vẫn tăng cao, gây ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp, hộ kinh doanh đang vay vốn tại ngân hàng. Sang năm 2012, dư nợ tiếp tục giảm 163,324 tỷ đồng tương ứng giảm 24,42%, nguyên nhân do hệ quả từ tình hình kinh tế năm 2011 các doanh nghiệp hoạt động cầm chừng, không có nhu cầu mở rộng qui mô như những năm trước, tình hình kinh doanh ế ẩm vì vậy nhu cầu vay vốn của họ giảm đi nhiều.

Trong giai đoạn này lãi suất cho vay lên đến 22% - 25% năm. Bản thân doanh nghiệp sẽ sử dụng nguồn vốn nội tại một các tối đa, sau đó mới xem xét đến việc vay vốn ngân hàng, nhưng cũng rất khó tiếp cận được nguồn vốn do không đảm bảo yêu cầu về an toàn. Do đó GP.Bank Ba Đình phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và kết quả hoạt động cho vay có phần giảm sút.

Xem xét cơ cấu cho vay theo kỳ hạn thì dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỉ trọng lớn nhưng lại có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2011 dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng dư nợ nhưng giảm 38,81 % so với năm 2010. Năm 2012 dư nợ ngắn hạn có thay đổi nhưng không nhiều so với tổng dư nợ nhưng đã giảm 31,59% so với năm 2011. Điều này cho thấy trong giai đoạn 2010 - 2012, GP.Bank Ba Đình có xu hướng tăng cho vay trung và dài hạn so với cho vay ngắn hạn. Tuy nhiên điều này đối mặt với nhiều rủi ro tín dụng hơn, vòng quay vốn giảm và khả năng thu hồi vốn trong tương lai chưa được đảm bảo.

Xem xét cơ cấu cho vay theo thành phần kinh tế, ta nhận thấy dư nợ phần lớn tập trung vào tổ chức kinh tế nhưng cũng có xu hướng giảm qua các năm do tình hình kinh tế khó khăn các doanh nghiệp không bán được hàng, hàng tồn kho lớn đặc biệt là các doanh nghiệp bất động sản, lãi suất tăng cao có thời điểm lên đến 22 - 25%. Do đó ngân hàng đã có những chính sách cho vay tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ để tăng tính cạnh tranh và tập trung chủ yếu vào nhóm ngành công nghiệp chế biến, thủy sản, xây dựng và thương nghiệp.

2.2.2 Chất lượng tín dụng

Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn tín dụng

Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn tín dụng dùng để phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng. Việc đánh giá hệ số này là nhằm so sánh khả năng cho vay của ngân hàng so với huy động vốn. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt bởi khi chỉ tiêu quá lớn cho thấy khả năng huy động vốn thấp còn nếu chỉ tiêu quá nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn huy động không cao.

Bảng 2.7 Hiệu quả sử dụng vốn tín dụng Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2010 2011 2012 Tổng vốn cho vay 873,133 668,642 505,318 Tổng vốn huy động 2.239,203 1.742,233 1.871,931 Hiệu quả sử dụng vốn 39% 38.37% 27%

(Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch GP.Bank Ba Đình 2010 – 2012)

Bảng 2.7 cho thấy hiệu suất sử dụng vốn của ngân hàng chưa cao. Hiệu suất sử dụng vốn dao động từ 39% xuống 27%. Nguyên nhân khiến cho Ngân hàng có hệ số sử dụng vốn thấp trong 3 năm vừa qua có thể được lý giải là do những khó khăn chung của nền kinh tế, môi trường đầu tư không thuận lợi, số lượng dự án khả thi ít.

Trong giai đoạn này NHNN ban hành quyết định mức tăng trưởng tín dụng không vượt quá 20% và lạm phát vẫn tăng cao, gây ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp, hộ kinh doanh đang vay vốn tại ngân hàng, các doanh nghiệp hoạt động cầm chừng, không có nhu cầu mở rộng qui mô như những năm trước, tình hình kinh doanh ế ẩm vì vậy nhu cầu vay vốn của họ giảm đi nhiều. Tuy nhiên trong năm 2011, tổng vốn huy động được thấp nhưng hiệu suất sử dụng vốn không bị ảnh hưởng lớn. Cho thấy ngân hàng đã cố gắng đảm bảo khả năng sử dụng vốn của mình.

Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn

Để đánh giá chính xác chất lượng cho vay, ta cần xem xét về nợ quá hạn. Nợ quá hạn (NQH) là những khoản tín dụng không hoàn trả đúng hạn, không được phép và không đủ tiêu chuẩn để được gia hạn nợ. Nó là thước đo quan trọng nhất đánh giá sự lành mạnh và có tác động tới tất cả các lĩnh vực hoạt động chính của ngân hàng.

Tình hình diễn biến của tỷ lệ nợ quá hạn giai đoạn 2010 - 2012 được phản ảnh trên bảng số liệu sau:

Bảng 2.8 Dư nợ theo nhóm nợ Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2010 2011 2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Nợ đủ tiêu chuẩn 829,826 95,04 605,923 90,62 405,164 80,18 Nợ cần chú ý 31,171 3,57 36,641 5,48 54,93 10,87 Nợ dưới tiêu chuẩn 0,698 0,08 10,431 1,56 8,894 1,76 Nợ nghi ngờ 1,659 0,19 8,358 1,25 32,188 6,37 Nợ có khả năng mất vốn 9,779 1,12 7,289 1,09 4,142 0,82 Tổng 873,133 100% 668,642 100% 505,318 100%

(Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch GP.Bank Ba Đình 2010 – 2012)

Bảng 2.9 Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2010 2011 2012 Tổng dư nợ 873,133 668,642 505,318 Nợ quá hạn 43,307 62,719 100,154 Nợ xấu 12,136 26,078 45,224 Tỷ trọng NQH = NQH/TDN 4,96% 9,38% 19,81%

Tỷ trọng NX =

NX/TDN 1,39% 3,9% 8,95%

(Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch GP.Bank Ba Đình 2010 – 2012)

Con số nợ quá hạn, nợ xấu trên tổng dư nợ qua các năm cho thấy nợ quá hạn, nợ xấu trong năm 2011-2012 và đặc biệt năm 2012 thật sự tăng theo cả chiều rộng và chiều sâu, làm ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Bên cạnh đó, các khoản cho vay từ những năm 2010, 2011 vẫn ở tình trạng khó đòi, các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ không có khả năng trả nợ dẫn tới nợ quá hạn, nợ xấu toàn ngành ngân hàng tăng cao.

Trong giai đoạn này Chính phủ chỉ đạo NHNN đưa ra một số biện pháp như giảm trần lãi suất huy động và cho vay, gây nên những khó khăn cho các ngân hàng huy động vốn, dân cư rút tiền khỏi ngân hàng để đầu tư vào các lĩnh vực khác có hiệu quả hơn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc vay vốn và hoàn trả các khoản nợ đến hạn cho ngân hàng do tình hình kinh doanh kém, không thu được lợi nhuận, nền kinh tế ảm đạm làm chất lượng cho vay ngày một xấu đi. Chính vì vậy mà tỷ trọng nợ quá hạn, nợ xấu không chỉ của GP.Bank Ba Đình mà của các ngân hàng khác cũng có dấu hiệu tăng cao.

Chỉ tiêu hệ số thu nợ

Chỉ tiêu hệ số thu nợ là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá chất lượng cho vay tại một ngân hàng thương mại. Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả cho vay thông qua thực tế thu nợ của Ngân hàng.

Bảng 2.10 Hệ số thu nợ

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm 2010 2011 2012

Doanh số cho vay 873,133 668,642 505,318

Hệ số thu nợ 88,51% 82,1% 76,3%

(Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch GP.Bank Ba Đình 2010 – 2012)

Qua bảng số liệu 2.10 ta nhận thấy, hệ số thu nợ của ngân hàng tương đối tốt, bên cạnh việc tăng trưởng cho vay, ngân hàng luôn quan tâm đến chất lượng cho vay, nhưng hệ số này lại có chiều hướng giảm từ năm 2010 đến 2012, cho thấy càng gần trở lại đây thì hiệu quả thu nợ giảm dần. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế gặp khó khăn dẫn đến khả năng thanh toán các khoản nợ của khách hàng giảm sút. Bên cạnh đó, quá trình thẩm định khách hàng thiếu chặt chẽ nên việc lựa chọn khách hàng vay chưa thực sự tốt.

2.2.3 Biện pháp phòng ngừa và hạn chế RRTD

Sơ đồ 2 :Quy trình cấp tín dụng và giải ngân tại GP.Bank Ba Đình

( Nguồn : Phòng HTTD chi nhánh GP.Bank Ba Đình)

Quy trình cụ thể như sau:

Giai đoạn 1: Phê duyệt khoản vay thuộc quyền phán quyết

- Bước 1: Chuyên viên khách hàng trình Trưởng phòng QHKH phê duyệt khoản vay - Bước 2: Trình hồ sơ vay lên Ban tín dụng

- Bước 3: Ban tín dụng Đơn vị kinh doanh xem xét khoản vay đưa ra ý kiến CVKH trình cấp tín dụng HTTD hoàn thiện thủ tục tài sản bảo đảm và soạn thảo HDTD BTD chi nhánh phê duyệt KSNB kiểm soát bộ hồ sơ vay CVKH lập tờ

trình giải ngân KSNB kiểm soát hồ sơ giải ngân

Cấp có thẩm quyền phê duyệt HTTD hạch toán

- Bước 4: Ban tín dụng Đơn vị kinh doanh phê duyệt, quyết định khoản vay

Giai đoạn 2: Hoàn chỉnh thủ tục cho vay

- Bước 1: CV HTTD nhận thông báo kết quả phê duyệt cho CV QHKH

- Bước 2: CV QHKH gửi thông báo và thoả thuận với khách hàng về các điều kiện vay vốn mà cấp có thẩm quyền phê duyệt

- Bước 3: CV HTTD phối hợp CV QHKH hoàn thiện hồ sơ, nhận tài sản bảo đảm - Bước 4: CV HTTD soạn thảo các hợp đồng, văn bản theo mẫu GP.Bank

- Bước 5: Chỉnh sửa Hợp đồng tín dụng

- Bước 6: Hoàn thiện hồ sơ, chuyển hồ sơ, tài liệu cho khách hàng - Bước 7: Ký kết các hợp đồng, văn bản

Giai đoạn 3: Giải ngân

- Bước 1: Thông báo đã hoàn tất các thủ tục bảo đảm tiền vay

- Bước 2: Nhận đề nghị giải ngân của khách hàng và chuẩn bị nguồn vốn - Bước 3: Tập hợp hồ sơ, làm tờ trình giải ngân

- Bước 4: Kiểm soát Khế ước nhận nợ và chứng từ giải ngân - Bước 5: Hạch toán giải ngân trên T24

- Bước 6: Kiểm soát, duyệt giải ngân

- Bước 7: Chuyển tiền giải ngân cho khách hàng

GP.Bank đã ban hành và đưa vào áp dụng quy định về xếp hạng tín nhiệm đối với khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Theo đó, toàn bộ khách hàng có quan hệ tín dụng với GP.Bank được chia thành hạng dựa trên kết quả chấm điểm tín dụng của GP.Bank đối với từng khách hàng. Quy định cụ thể tại phụ lục 01, 02.

Quy định về xếp hạng tài sản đảm bảo

TSBĐ được phân loại dựa trên tính pháp lý, tính dễ phát mại, dễ quản lý, mức độ uy tín của người vay, vốn và chủ sở hữu tài sản và các yếu tố khác theo quy định của GP.Bank. Tài sản được phân chia thành 5 loại: A, B, C, D và E

- Tài sản loại A: Là tài sản có các thủ tục giấy tờ pháp lý đảm bảo, dễ chuyển đổi thành tiền, các biện pháp quản lý thuận lợi. GP.Bank khuyến khích nhận loại tài sản này.

- Tài sản loại B: Là tài sản có các thủ tục giấy tờ pháp lý đảm bảo, biện pháp quản lý đơn giản, có khả năng chuyển đổi thành tiền nhưng khó khăn hơn loại tài sản A. GP.Bank khuyến khích nhận loại tài sản này.

- Tài sản loại C: Là tài sản dễ phát mại, nhưng quản lý phức tạp và khả năng chuyển đổi thành tiền chậm hơn tài sản loại A, B. GP.Bank khuyến khích nhận tài sản loại này.

- Tài sản loại D: Là tài sản không dễ phát mại, phức tạp trong quản lý. GP.Bank không khuyến khích nhận tài sản loại này.

- Tài sản loại E: Là tài sản rất khó khăn khi phát mại, phức tạp trong quản lý, khả năng rủi ro mất tài sản, không thu hồi được nợ rất lớn. GP.Bank không khuyến khích nhận tài sản này.  Trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro R = max {0, (A-C)} x r Trong đó: R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích A: giá trị khoản nợ

r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể

Việc trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro được thực hiện theo quy

Một phần của tài liệu Quản lí rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Dầu khí toàn cầu chi nhánh Ba Đình (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w