Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Quản lí rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Dầu khí toàn cầu chi nhánh Ba Đình (Trang 68)

Hạn chế

- Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu ở mức cao: Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu trong trong tổng dư nợ tín dụng đến hết năm 2012 lần lượt là 19,815% và 8,95% tương đối cao, một phần tác động do tình hình kinh tế ảm đạm, bên cạnh đó một số cán bộ tín dụng không tuân thủ đúng quy trình tín dụng dẫn đến quá trình thẩm định lỏng lẻo, để hoàn thành kế hoạch từ đó dẫn tới việc cho vay tràn lan và nợ quá hạn tăng cao.

- Cơ cấu nguồn vốn huy động và cho vay chưa hợp lý: Tỷ lệ nguồn huy động và

nguồn cho vay của GP.Bank Ba Đình hiện tại chưa thật sự hợp lý. Giai đoạn 2010 - 2012, GP.Bank Ba Đình có xu hướng tăng cho vay trung và dài hạn so với cho vay ngắn hạn. Ngoài ra, tỷ lệ cho vay của VNĐ và ngoại tệ chưa cân đối, tỷ lệ cho vay đồng ngoại tệ chiếm tỷ trọng nhỏ so với nguồn ngoại tệ và tổng dư nợ qui đổi. Điều này khiến ngân hang đối mặt với nhiều rủi ro tín dụng hơn.

- Chính sách cung ứng các sản phẩm dịch vụ chưa hiệu quả: Với mục tiêu phát triển những sản phẩm dịch vụ hướng đến đối tượng khách hàng đa dạng, uy tín, nhưng trong thời gian qua các bước triển khai của ngân hàng chưa tốt, chưa thấy được sự hiệu quả, cụ thể doanh thu từ dich vụ năm 2012 giảm mạnh tương ứng 61,3 % so với năm 2011.

- Hệ thống quy chuẩn lưu trữ hồ sơ tín dụng chưa tốt: Hiện nay GP.Bank Ba Đình chưa có một hệ thống chuẩn về quản lý hồ sơ khoản vay trong tất cả các đơn vị. Điều này gây khó khăn cho công tác kiểm tra giám sát hồ sơ vay vốn, giảm thiểu rủi ro.

- Môi trường kinh tế vĩ mô: Trong những năm gần đây cũng như một số NH TMCP khác đứng trước những thách thức và khó khăn nhất định. Sự biến động về giá cả, tình hình lạm phát tăng cao khiến tâm lí xã hội không tốt. Sự phát triển quá nóng của một số ngành, lĩnh vực như: Bất động sản, vàng, ngoại tệ, không chỉ tác động tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp mà còn tác động tới hoạt động của ngành ngân hàng.

- Môi trường pháp lý: Văn bản pháp lý hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ, có độ trễ quá lớn, chưa phù hợp với tình hình thực tế, làm cho người áp dụng phải lúng túng, việc xử lý các vấn đề chậm trễ, tạo kẽ hở cho khách hàng vi phạm quy định. Điều này làm cho ngân hàng rất khó có thể dự đoán và phòng tránh rủi ro.

- Cơ chế quản lý rủi ro: Cơ chế quản lý rủi ro ở GP.Bank đã hình thành tuy nhiên vẫn còn những bất cập, giữa văn bản, chế độ và thực tế phát sinh, làm cho người thực hiện lúng túng, chậm trễ. Chính vì vậy, việc thực hiện và giải quyết rủi ro tại ngân hàng còn những bất cập, văn bản quy định từ Ban lãnh đạo và Hội đồng quản trị chưa rõ ràng, có thể gây hiểu nhầm, từ đó dẫn tới lỗ hổng trong quản lý nói chung và quản lý RRTD nói riêng.

- Bộ máy quản lý rủi ro: Ngân hàng đã xây dựng bộ máy xử lý rủi ro, tuy nhiên hoạt động chưa thật sự hiệu quả và đồng bộ. Hiện nay tất cả các món vay quá hạn mức đều phải chuyển về Hội sở thẩm định, như vậy sẽ dẫn tới việc quá tải trong công việc của cán bộ ở Hội sở.

- Tình trạng thông tin bất đối xứng: Những thông tin làm cơ sở để thẩm định và quyết định cho vay ở ngân hàng hiện nay vẫn còn thiếu, chất lượng chưa cao, kể cả thông tin về khách hàng vay, thông tin về mục đích vay vốn, phương án trả nợ, TSBĐ…, cũng như thông tin thị trường và thông tin về cơ chế, chính sách của Nhà nước.

- Xử lý nợ quá hạn, nợ xấu còn nhiều vướng mắc: Cán bộ tín dụng còn chậm trễ, thiếu trách nhiệm trong việc theo dõi, đôn đốc khách hàng có nợ quá hạn, nợ xấu. Việc chỉ đạo qua nhiều khâu và quy trình làm cho vấn đề sai lệch, từ đó dẫn tới lỗ hổng trong quản lý RRTD.

- Trình độ cán bộ: Đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng cuả GP.Bank Ba Đình hầu hết đều còn rất trẻ được đào tạo cơ bản nhưng còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn. Bên cạnh đó một bộ phận cán bộ thiếu am hiểu về chuyên môn, chạy theo kế hoạch và chỉ tiêu nên năng lực thẩm dự án không cao. Tất cả các yếu tố trên dẫn đến RRTD cho ngân hàng.

- Bộc lộ những hạn chế của quá trình tái cơ cấu trong hoạt động quản lí tín dụng: Quá trình tái cơ cấu làm hệ thống nhân sự trong ngân hàng thay đổi. Đã ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động tín dụng và quản lí rủi ro tín dụng. Từ đó gây ảnh hưởng xấu tới tâm lý khách hàng và làm giảm sức cạnh tranh của ngân hàng trong việc thu hút khách hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG II

Chương II luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích thực trạng quản lí RRTD tai GP.Bank Ba Đình trong giai đoạn 2010 – 2012, nhằm đánh giá hiệu quả của hoạt động này. Từ đó chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân còn tồn tại. Đây chính là những căn cứ quan trọng để luận văn đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng quản lí RRTD tại GP.Bank Ba Đình trong thời gian tới.

CHƯƠNG III

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÍ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP DẦU KHÍ TOÀN CẦU CHI NHÁNH BA ĐÌNH 3.1. Định hướng phát triển tín dụng của chi nhánh

Một phần của tài liệu Quản lí rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Dầu khí toàn cầu chi nhánh Ba Đình (Trang 68)