Chủ trương của nhà nước

Một phần của tài liệu Quản lí rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Dầu khí toàn cầu chi nhánh Ba Đình (Trang 71)

Hệ thống ngân hàng Việt Nam trong những năm qua đã phát triển nhanh và cung cấp một lượng vốn rất lớn cho các nhu cầu đầu tư và tiêu dùng. Các hoạt động dịch vụ ngân hàng đã ngày càng đa dạng, phong phú và tiện ích hơn. Nhiều cơ chế chính sách tiền tệ, tín dụng đã đi vào cuộc sống, nhiều đổi mới về tổ chức và công nghệ đã được triển khai. Tuy nhiên, những biểu hiện của sự phát triển thiếu bền vững cũng không ít, gây bất ổn cho nền kinh tế như vấn đề nợ quá hạn, nợ xấu... Để hệ thống ngân hàng phát triển lành mạnh, vững chắc, cần có những đổi mới căn bản, cụ thể là cần có những bước đi mạnh mẽ trong tái cấu trúc hệ thống ngân hàng:

- Giữ tốc độ tăng dư nợ tín dụng hàng năm ở mức dưới 20% : Kiểm soát chặt chẽ hoạt động tín dụng của các NHTM, đổi mới mạnh mẽ cơ cấu tín dụng theo hướng tập trung vốn cho những ngành có hiệu quả và có khả năng trả nợ cao.

- Điều hành chính sách lãi suất và tỷ giá ổn định phù hợp với thực tế phát triển của nền kinh tế: Điều hành chính sách lãi suất theo cơ chế thị trường, tránh hiện tượng độc quyền, đẩy lãi suất lên cao.

- Cơ cấu lại hệ thống ngân hàng : Đánh giá một cách đầy đủ thực trạng các NHTM hiện nay, tiếp theo là sáp nhập những ngân hàng yếu kém, khả năng thanh toán không cao, quy mô hoạt động nhỏ lại với nhau.

- Xây dựng hệ thống cảnh báo an toàn của hệ thống ngân hàng : Trong thời điểm này, các NHTM cần dành một phần lợi nhuận thu được trước đó sử dụng vào vấn đề xử lý nợ xấu. Đồng thời, có chính sách để các NHTM chia sẻ lợi ích và trách nhiệm với các doanh nghiệp vay nợ lớn không trả được nợ.

- Đẩy mạnh công tác đào tạo đội ngũ cán bộ ngân hàng : Nâng cao chất lượng nhân lực ngân hàng. Hiện đại hóa công nghệ và tin học của hệ thống ngân hàng.

Một phần của tài liệu Quản lí rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Dầu khí toàn cầu chi nhánh Ba Đình (Trang 71)