1.5.2.1 Quản lí RRTD tại DBS Bank
DBS Bank là ngân hàng được thành lập năm 1968, phát triển theo mô hình tập đoàn tài chính. Hiện tại DBS Bank là ngân hàng có quy mô lớn nhất ở Singapore có các chi nhánh ở Hồng Kông, Indonesia, Trung Quốc, Ấn Độ và nhiều nước trên thế giới.
Là ngân hàng chiếm thị phần lớn ở khu vực Châu Á, DBS Bank được đánh giá là một ngân hàng dẫn đầu trong dịch vụ ngân hàng bán lẻ. DBS Bank cung cấp nguồn vốn dài và ngắn hạn cho khách hàng, bao gồm các hoạt động tài trợ cho vay, hoạt động đầu tư tài chính, đầu tư chứng khoán. Năm 2002 ngân hàng đã nhận được giải thưởng là ngân hàng quản trị rủi ro xuất sắc của Châu Á (Asia risk manager of the year Awards for Excellence in 2002).
Quản lí RRTD tại DBS Bank
Quản lí rủi ro là một trong những chiến lược dài hạn của DBS Bank, được thực hiện và quán triệt ở nhiều cấp và hoạt động theo tiêu chuẩn Basel II. DBS Bank đã có những chính sách nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động như:
- Xây dựng Hội đồng xử lý rủi ro
- Thuê công ty tư vấn hỗ trợ quản trị rủi ro
- Chú trọng đầu tư con người và công nghệ cho hệ thống quản lí rủi ro
- Kiểm tra và giám sát bởi hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ của ngân hàng - Chính sách tín dụng là nguyên tắc chung nhất, thống nhất chi phối toàn bộ hoạt động tín dụng, hướng dẫn và chỉ đạo chung hoạt động tín dụng
Hội đồng xử lý rủi ro chịu trách nhiệm họp bàn và đưa ra những quyết định những vấn đề rủi ro và quản lý rủi ro như: Mức cho vay, hạn mức, chính sách tín dụng, quyết định tiếp tục, ngừng cấp tín dụng và một số nhiệm vụ khác. Ngoài ra Hội đồng xử lý rủi ro còn có nhiệm vụ cập nhật, thay đổi chính sách tín dụng, chính sách hạn mức theo sự biến động tình hình kinh tế chính trị của vùng, ngành, mỗi nước.
Danh mục tín dụng được phân tích và phê duyệt theo từng nhóm khách hàng, dựa trên hệ thống xếp hạng đánh giá rủi ro. Việc xếp hạng rủi ro dựa vào một số tiêu chí sau: Tình hình tài chính, điều kiện kinh doanh, thị phần, vốn và trình độ quản lý.
Hệ thống đánh giá tín dụng là công cụ để đánh giá cơ cấu tín dụng, TSĐB, bảo lãnh và rủi ro chuyển đổi khác. Vì vậy có thể coi đây là công cụ để đánh giá chất lượng danh mục tín dụng, đo lường rủi ro và cuối cùng là để đưa ra quyết định.
1.5.3. Bài học kinh nghiệm
Qua tìm hiểu và nghiên cứu hoạt động quản lý RRTD của một số ngân hàng trong và nước ngoài, ta có thể rút ra một số kinh nghiệm sau:
- Tổ chức thực hiện quy trình tín dụng, quy trình quản lý rủi ro theo đúng kế hoạch, lộ trình. Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng cho các đối tượng vay vốn, phục vụ tốt cho công tác cho vay của ngân hàng.
- Chú ý đến việc xây dựng chính sách tín dụng hợp lý, đảm bảo hoạt động tín dụng được thực hiện trên cơ sở khách quan, thống nhất và minh bạch. Hoàn thiện quy trình cho vay theo hướng gọn nhẹ, đảm bảo tính an toàn, hiệu quả và tuân thủ quy định của Pháp luật, NHNN.
- Hoàn thiện văn bản pháp lý theo chuẩn mực quốc tế. Coi trọng công tác kiểm tra, giám sát từ đó hoàn thiện cơ chế giám sát nội bộ về quản lí RRTD.
- Nhận thức của lãnh đạo, nhân viên ngân hàng về tín dụng và quản lí RRTD cần hết sức rõ ràng. Từ đó xây dựng văn hoá quản lý rủi ro trong ngân hàng.
Chương I luận văn đã hệ thống hóa và làm rõ các lý luận chung về NHTM, hoạt động tín dụng của NHTM và hoạt động quản lí RRTD tại NHTM. Những cơ sở lí luân trên cùng với việc phân tích và rút ra những bài học kinh nghiệm từ những ngân hàng có hệ thống quản lí rủi ro tốt như BIDV, DBS Bank. Luận văn sẽ tiếp tục nghiên cứu, phân tích để làm sáng tỏ hơn thực trạng quản lí RRTD tai GP.Bank Ba Đình trong chương tiếp theo.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG QUẢN LÍ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP DẦU KHÍ TOÀN CẦU CHI NHÁNH BA ĐÌNH
2.1.1.1. Giới thiệu khái quát về ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu chi nhánh Ba Đình
2.1.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu chi nhánh Ba Đình
Ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu tiền thân là Ngân hàng TMCP Nông Thôn Ninh Bình. Năm 2005 Chính thức trở thành Ngân hàng đô thị, với tên gọi Ngân hàng TMCP Toàn cầu (G-BANK), Hội sở chính tại 17 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội với vốn điều lệ là 135 tỷ đồng. Đến Năm 2007 chính thức đổi tên thành Ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn cầu (GP.Bank) với vốn điều lệ là 1.000 tỷ đồng.
Tên đầy đủ: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Dầu Khí Toàn Cầu
Tên giao dịch quốc tế: Global Petro Joinstock Commercial Bank
Tên gọi tắt: GP.BANK
Hội sở: 109 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại: (844) 37 345 345
Fax: (844) 37 263 999
Website: www.gpbank.com.vn
Trong quá trình hình thành và phát triển GP.Bank luôn được đánh giá là một trong những ngân hàng có tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định trên thị trường tài chính Việt Nam. Năm 2009, GP.Bank được lọt vào top 500 thương hiệu nổi tiếng Việt Nam và top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam, giải thưởng thương hiệu nổi tiếng quốc gia và top 1000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập lớn nhất Việt Nam năm 2010.
Ngày 18/5/2009 Thống đốc ngân hàng nhà nước đã có công văn số 3526, 3527/NHNN-CNH chấp thuận đề nghị mở chi nhánh tại Hà nội của Ngân hàng TMCP Dầu khí toàn cầu GP.Bank.
Theo công văn này Ngân hàng TMCP Dầu khí toàn cầu chi nhánh Ba Đình ra đời tại địa chỉ số 273 Kim Mã, phường Giảng Võ, quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội.
2.1.1.1.2. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu chi nhánh Ba Đình
Chi nhánh GP.Bank Ba Đình được tổ chức thành nhiều phòng ban, các phòng ban này đặt dưới sự điều hành của ban giám đốc.
Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức của chi nhánh GP.Bank Ba Đình
( Nguồn : GP.Bank Ba Đình)
Chức năng của các phòng ban - Ban giám đốc
Ban giám đốc gồm giám đốc và các phó giám đốc. Trong đó, giám đốc là người đứng đầu bộ máy quản trị, còn các phó giám đốc có nhiệm vụ điều hành các phòng ban được phân công. Ban giám đốc làm nhiệm vụ điều hành và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về toàn bộ hoạt động của ngân hàng trong phạm vi được Hội đồng quản trị phân cấp.
- Phòng Hỗ trợ tín dụng Giám
đốc
Phó giám đốc 1
Phòng Kiểm tra, kiểm toán nội bộ Phòng Quan hệ khách hàng Phòng Hỗ trợ tín dụng Phòng Hành chính tổng hợp Phòng Kế toán – Kho quỹ Phó giám đốc 2
Phối hợp với cán bộ quan hệ khách hàng hoàn thiện bộ hồ sơ cấp tín dụng cho khách hàng theo đúng quy định hiện hành của ngành và ngân hàng trước khi thực hiện cấp tín dụng.
Trực tiếp hoặc phối hợp với bộ phận chuyên môn thực hiện công tác thẩm định tài sản đảm bảo và trực tiếp phối hợp với khách hàng hoàn thiện các thủ tục pháp lý liên quan đến tài sản đảm bảo.
Thường xuyên theo dõi, giám sát việc tuân thủ các quy định, cam kết theo các hợp đồng, thoả thuận liên quan đến lĩnh vực cấp tín dụng đã ký kết giữa ngân hàng và khách hàng để phối hợp với các bộ phận nghiệp vụ chuyên môn đôn đốc và xin ý kiến xử lý vi phạm kịp thời.
Quản lý các hồ sơ liên quan đến cấp tín dụng và tài sản đảm bảo. Cập nhật, bổ sung những thông tin, tài liệu cần thiết và cung cấp tài liệu, hồ sơ cho các bộ phận nghiệp vụ, đoàn thanh tra theo quy định chung (theo yêu cầu của Phòng HTTD – HO).
Phối hợp với Phòng kế toán và Kho quỹ thực hiện quản lý, giám sát kép đối với giấy tờ gốc chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng các tài sản đảm bảo nợ vay tại các PGD đang hỗ trợ.
- Phòng quan hệ khách hàng
Phòng có chức năng thiết lập, khai thác và phát triển quan hệ toàn diện với nhóm khách hàng để cung ứng tất cả các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng. Và thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng cá nhân, doanh nghiệp, quản lý tín dụng, trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán chéo các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Mỗi cán bộ quan hệ khách hàng còn đồng thời thực hiện quản lý rủi ro cho từng khách hàng của mình, thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, đề xuất phương án tín dụng.
Phòng có chức năng kiểm tra thường xuyên các hoạt động tài chính, giám sát việc thực hiện chế độ hạch toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ của ngân hàng.
- Phòng Kế toán – Kho quỹ
Phòng có chức năng thực hiện công tác quản lý tài chính và công tác kế toán của ngân hàng. Xây dựng chi tiết kế hoạch thu, chi tài chính, quỹ lương trên toàn hệ thống của chi nhánh. Tổng hợp và lưu trữ hồ sơ, tài liệu kế toán, báo cáo theo quy định, quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch, quản lý tiền mặt cho từng giao dịch theo đúng quy định của NHNN. Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và duy trì lượng tồn quỹ theo quy định của GP.Bank.
- Phòng Hành chính – Nhân sự
Phòng có nhiệm vụ xây dựng chương trình công tác, tổ chức và đào tạo cán bộ. Thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ, quản lý hồ sơ nhân viên, cán bộ của chi nhánh.
2.1.1.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu chi nhánh Ba Đình giai đoạn 2010-2012
Thời điểm trước khủng hoảng, kinh tế chưa đi vào suy thoái hoạt động của ngành ngân hàng luôn có tốc độ tăng trưởng cao và thường xuyên tăng vốn điều lệ. Thời điểm khủng hoảng kinh tế nổ ra năm 2008, kéo dài cho tới nay làm cho toàn bộ nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng gặp khá nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh của mình.
Đi kèm với đó là tình hình kinh tế trong nước ngày một khó khăn, nhất là lạm phát đã làm cho ngành ngân hàng và các doanh nghiệp điêu đứng. Lãi suất cho vay tăng cao, thêm vào đó nguồn tiền gửi tại các ngân hàng ít dần, người dân chuyển sang các tài sản có giá trị ổn định hơn để giữ tiền của mình khiến cho các ngân hàng phải cạnh tranh gay gắt để dành thị phần của mình. Bên cạnh đó, các khoản cho vay từ những năm 2010, 2011 và 2012 vẫn ở tình trạng khó đòi, các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ không có khả năng trả nợ dẫn tới nợ xấu toàn ngàng ngân hàng tăng cao.
Bên cạnh đó ngân hàng lại thiếu vốn cho vay, các doanh nghiệp hoạt động lại cầm trừng, giá vốn lên cao khiến cho các doanh nghiệp quay lại sử dụng nguồn vốn tự có eo hẹp của mình cho sản xuất, điều này làm cho các ngân hàng khó khăn trong việc cho vay và đòi nợ.
Chi nhánh GP.Bank Ba Đình là một bộ phận của Ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu, và do đó không nằm ngoài những vấn đề trên trong ngành ngân hàng Việt Nam. Tuy nhiên, với những nỗ lực, cố gắng và những gì đã đạt được qua kết quả kinh doanh của mình đã cho thấy phần nào hiệu quả trong mô hình hoạt động cũng như chiến lược kinh doanh của chi nhánh.
2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn
Trong giai đoạn 2010 – 2012, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới và cuộc khủng hoảng nợ của liên minh châu âu, cùng với những hạn chế nội tại của nền kinh tế Việt Nam. Thị trường tiền tệ đã có nhiều biến động về lãi suất, tình hình lạm phát tăng cao, cạnh tranh gay gắt về huy động vốn giữa các TCTD trong nước, gây ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của các NHTM nói chung và GP.Bank Ba Đình nói riêng.
Trước biến động về giá huy động vốn trên thị trường, GP.Bank Ba Đình đã chủ động áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt trên cơ sở cung cầu vốn thị trường, tích cực cải thiện chênh lệch lãi suất cho vay - huy động, cải thiện quản trị thanh khoản dựa trên hệ thống thông số an toàn và phát triển nhiều công cụ huy động vốn mới, thủ tục đơn giản gọn nhẹ, nâng cao uy tín. Góp phần giảm thiểu tác động thị trường lên công tác huy động vốn, nâng cao hệ số sử dụng vốn, chất lượng quản trị vốn và sau cùng là hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
Bảng 2.1 Huy động vốn
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm So sánh
Mức tăng giảm Tỷ lệ tăng giảm (%) Mức tăng giảm Tỷ lệ tăng giảm (%) 1. Cá nhân 1.930,803 1.485,233 1.528,555 (445,570) (23.07%) 43,322 2.91% 2.Tổ chức kinh tế 308,400 257,000 343,376 (51,400) (16.67%) 86,376 33.61% Tổng 2.239,203 1.742,233 1.871,931 (496,970) (22.19%) 129,698 7.44%
(Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch GP.Bank Ba Đình 2010 – 2012)
Qua bảng số liệu 2.1 ta thấy tổng vốn huy động trong 3 năm đã có những biến động trong từng giai đoạn, cụ thể tính đến tháng 12/2011 thì tổng nguồn vốn huy động trên thị trường là trên 1.742 tỷ đồng giảm 496 tỷ đồng so với 12/2010 tương ứng giảm 22.19%. Bước sang năm 2012 cụ thể tính đến tháng 12/2012 thì tổng nguồn vốn huy động trên thị trường là trên 1.871 tỷ đồng tăng 7.44%/năm so với 12/2011 đạt trên 129 tỷ đồng. Điều này đã khẳng định được nỗ lực của ngân hàng trong hoạt động huy động vốn, vượt qua những khó khăn, ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới tác động đến Việt Nam.
Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu, quan trọng và đem lại nguồn thu nhập lớn nhất cho ngân hàng. Vì thông qua sự chuyển hoá từ vốn tiền gửi sang vốn tín dụng để bổ sung vốn cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh trong nền kinh tế mà tạo ra nguồn thu nhập để từ đó bồi hoàn lại tiền gửi của khách hàng, bù đắp chi phí kinh doanh và tạo ra lợi nhuận. Tuy nhiên hoạt động tín dụng lại tiềm ẩn nhiều loại rủi ro, vì vậy ngân hàng cần có chính sách tín dụng hợp lí, quản lý các khoản nợ một cách chặt chẽ mới có thể ngăn ngừa hoặc giảm thiểu rủi ro.
Bảng 2.2 Hoạt động tín dụng Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2011/2010 2012/2011 Mức tăng giảm Tỷ lệ tăng giảm (%) Mức tăng giảm Tỷ lệ tăng giảm (%) 1 Cá nhân 369,170 295,336 231,891 (73,834) (20%) (63,445) (21.48%) 2.Tổ chức kinh tế 503,963 373,305 273,427 (130,658) (25.93%) (99,878) (26.76%) Tổng 873,133 668,642 505,318 (204,491) (23.42%) (163,324) (24.42%)
Tính đến thời điểm 31/12/2010 dư nợ tín dụng tại NH là trên 873 tỷ đồng tăng 48,76% so với năm 2009 và vượt mức kế hoạch đề ra là 219 tỷ đồng của năm 2010. Đến năm 2011, tổng dư nợ đạt trên 668 tỷ đồng giảm 23.42% tương ứng giảm 204 tỷ đồng so với năm 2010 và đến năm 2012 tổng dư nợ đạt trên 505 tỷ đồng giảm 23.42% tương ứng giảm 163 tỷ đồng so với 2011. Về tỷ trọng cho vay và tỷ lệ các của các nhóm nợ NH đã có những sự điều chỉnh hợp lý qua các năm nhằm đảm bảo hoạt động tín dụng ngày càng hiệu quả cũng như hạn chế rủi ro.
2.1.3.3 Hoạt động cung ứng dịch vụ
Trong chiến lược phát triển của mình, GP.Bank luôn chú trọng đến phát triển hoạt động cung ứng dịch vụ. Hoạt động này không chỉ đem lại nguồn thu nhập với chi phí thấp mà hỗ trợ cho các hoạt động khác như huy động vốn, tín dụng ngân hàng