Quản lí RRTD là vấn đề khó khăn, phức tạp, bao hàm nhiều hoạt động như: Chính sách tín dụng, sổ tay tín dụng, kiểm tra tín dụng, xếp hạng tín dụng, xử lý RRTD.
Chính sách tín dụng
Mỗi một NHTM có một chính sách tín dụng khác nhau phụ thuộc vào bản thân nội tại của mình cũng như điều kiện thị trường, môi trường chính sách kinh tế vĩ mô, tuy nhiên đều có những nội dung cơ bản sau:
- Chính sách tín dụng được xây dựng: Dựa trên các quy định của Pháp luật, của NHTW về hoạt động tín dụng, định hướng chiến lược dài hạn và phương châm kinh doanh của ngân hàng để đảm bảo yêu cầu an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững.
- Phân cấp quản lý khách hàng: Theo từng vùng địa lý, theo chiến lược của ngân hàng. Quy định cụ thể những trường hợp khuyến khích, hạn chế cho vay, thận trọng trong cho vay và không cho vay.
- Xây dựng một chính sách tín dụng: Để ra quyết định quan hệ tín dụng đối với một đối tượng khách hàng, ngân hàng phải phân tích tình hình khách hàng một cách toàn diện như: Loại tín dụng, kỳ hạn tín dụng, độ lớn tín dụng. Góp phần đảm bảo hoạt đông an toàn, hiệu quả, toàn diện của ngân hàng.
- Phân cấp thẩm quyền cho vay: Các nhà quản lý ngân hàng phải phân cấp hạn mức tới từng đơn vị, từng cán bộ tín dụng tùy vào khả năng và tình hình họat động của từng đơn vị mà phân cấp hạn mức cho phù hợp.
- Quy trình xử lý công việc: Phân cấp chịu trách nhiệm trong công việc và báo cáo thông tin trong nội bộ phòng tín dụng.
- Quy trình tiếp nhận, kiểm tra và ra quyết định: Quy trình thẩm định phải đảm bảo tính khoa học, đồng thời hạn chế được rủi ro trong quá trình tiếp nhận và phê duyệt đối với đơn xin vay của khách hàng.
- Danh mục các loại tài sản: Quy định rõ nhũng loại tài sản có thể chấp nhận làm TSBĐ và những loại tài sản không được ngân hàng chấp nhận làm TSBĐ.
Sổ tay tín dụng là cuốn cẩm nang giúp cho cán bộ tín dụng thực hiện theo một quy trình thống nhất, minh bạch, tuân thủ các quy định của ngân hàng, pháp luật. Đó là việc tập hợp toàn bộ văn bản quy định, hướng dẫn hoạt động cấp tín dụng của một ngân hàng. Việc thực hiện theo đúng quy trình, quy định, hướng dẫn của sổ tay tín dụng là yêu cầu bắt buộc đối với cán bộ tín dụng.
Kiểm tra tín dụng
Do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan có thể làm suy yếu tình hình tài chính của các chủ thể đang có dư nợ tại ngân hàng. Các món nợ của các đối tượng khách hàng này có thể sẽ trở thành nợ xấu, gây rủi ro cho ngân hàng. Do vậy nhiệm vụ của các cán bộ tín dụng phụ trách khoản vay phải có trách nhiệm theo dõi, bám sát món vay mà mình quản lý, thực hiện kiểm tra thường xuyên hoặc định kỳ theo quy trình tín dụng.
Xếp hạng tín dụng
Xếp hạng tín dụng là việc chấm điểm tín dụng của khách hàng, đánh giá mức độ rủi ro hiện tại và dự đoán rủi ro tiềm tàng qua đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa, đảm bảo tín dụng và thực hiện việc trích lập dự phòng. Đáp ứng yêu cầu phân loại khách hàng theo chỉ đạo của NHNN.
Xếp hạng tín dụng là mô hình lượng hóa rủi ro nhằm tiến tới minh bạch thông tin của khách hàng. Mô hình này vừa khắc phục được phương thức truyền thống là sử dụng định tính để đánh giá khoản vay, đồng thời giúp cho các ngân hàng có thể quản trị rủi ro tốt hơn, tránh và phát hiện sớm các khoản tín dụng xấu, các khoản tín dụng có vấn đề, cho phép xử lý nhanh chóng các đơn xin vay từ đó giảm chi phí, đảm bảo tính khách quan, góp phần tích cực vào việc kiểm soát RRTD.
Xử lý rủi ro
Khi phát sinh rủi ro từ hoạt động cấp tín dụng, việc xử lý rủi ro phải được thực hiện theo nguyên tắc nhất quán và sử dụng những biện pháp phù hợp. Thực hiện theo đúng quy định của Pháp luật, NHNN. Mỗi khoản vay được phép sử dụng nhiều biện pháp xử lý rủi ro để đảm bảo tính hiệu quả, nhanh chóng thu hồi tiền vốn, lãi và các tài sản. Xây dựng thành phần xử lý, thẩm quyền xử lý và chế độ làm việc của bộ phận
Một số biện pháp xử lý rủi ro:
- Thẩm định lại khách hàng một cách toàn diện về các tiêu chuẩn tài chính và phi tài chính, thực trạng và những nguyên nhân cơ bản của các vấn đề khó khăn. Đánh giá khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, khách hàng. Từ đó đưa ra các biện pháp cụ thể:
- Các biện pháp mang tính thỏa hiệp • Tái tài trợ • Thanh lý tài sản • Chuyển nợ thành vốn góp • Tìm kiếm cổ đông góp vốn • Khoanh nợ, xoá nợ • Dàn xếp với các chủ nợ • miễn, giảm lãi
- Các biện pháp mang tính cưỡng chế • Phát mại tài sản đảm bảo • Kiện ra toà
- Xử lý TSBĐ tiền vay, nhận TSBĐ tiền vay để thay cho nghĩa vụ trả nợ hoặc bán nợ cho tổ chức khác.
- Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp tổn thất về tiền vốn, tài sản.
1.5. Bài học kinh nghiệm quản lí rủi ro tín dụng của một số Ngân hàng thương mại trong và ngoài nước