Tình hình sử dụng thuốc và phân bón

Một phần của tài liệu bước đầu nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn utz cho cây ca cao trồng xen tại xã an khánh huyện châu thành tỉnh bến tre (Trang 40)

3.3.1 Tình hình sử dụng phân

Theo Nguyễn Thị Huyệt (2010) nên bón nhiều phân hữu cơ cho cây ca cao và cung cấp nấm đối kháng Trichoderma vào trong đất xung quanh gốc cây để nấm hoạt động và tiêu diệt các mầm bệnh gây loét thân trên cây ca cao.

Thực tế tỉ lệ nông dân sử dụng phân hữu cơ rất ít, 80% không sử dụng bón phân trong thời kỳ bón thúc, 20% sử dụng phân hữu cơ kết hợp phân vô cơ. Nguyên nhân là do nông dân còn chưa tin tưởng vào chất lượng phân hữu cơ, hiệu quả phân hữu cơ chậm hơn so với phân vô cơ.

65 42.5 85 20 42.5 0 20 40 60 80 100 Uy tín Thành phần dinh dưỡng NPK Đại lý phân có giấy phép Giá cả Vấn đề khác

Vấn đề nông dân quan tâm

T ỉ lệ ( % )

Hình 3.2 Vấn đề cần quan tâm nông dân quan tâm khi mua phân

Vấn đề quan tâm hàng đầu của nông dân là mua phân ở đại lý phân có giấy phép kinh doanh chiếm 85% là do đại lý có giấy phép kinh doanh đảm bảo các vấn

đề về chất lượng, giá và nông dân có thể mua thiếu khi thiếu vốn sản xuất. Uy tín, chiếm 65% trong mối quan tâm của nông dân.

Thời gian cách li từ khi bón phân đến thu hoạch ảnh hưởng trực tiếp năng suất và chất lượng hạt ca cao chứng nhận UTZ.

Thời gian cách li phân

60% 2,5%

37,5%

<1 tháng 1 tháng >1 tháng

Hình 3.3 Phần trăm nông dân ý thức về thời gian cách ly phân.

Thực tế điều tra cho thấy 60% nông dân có thời gian cách li phân lớn hơn 1 tháng (trước khi thu hoạch), 37,5% nông hộ cách li 1 tháng và 2,5% nông hộ cách li ít hơn 1 tháng (Hình 3.3).

Đa phần nông hộ bón phân nông dân thường bón phân vào thời ca cao ra hoa kết quả. Tuy nhiên tùy vào loại phân bón nông dân sử dụng thì sẽ có thời gian cách li khác nhau, không nên bón phân gần vào thời điểm trái ca cao thu hoạch.

3.3.2 Tình hình sử dụng thuốc

Thực tế cho thấy nông dân còn ít quan tâm đến mức độ độc hại của thuốc BVTV khi mua, chỉ có 40% nông dân quan tâm đến mức độ độc hại. Nông dân mua thuốc BVTV quan tâm tới sự tư vấn của đại lý chiếm 67,5%, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng thuốc, mức độ độc hại, giá cả (Hình 3.4). Vì vậy cần phải tập huấn thêm về cách sử dụng, chọn lựa, mua thuốc BVTV. Sử dụng các loại thuốc BVTV ít độc hại nhất cho con người, động vật và thực vật. Không được sử dụng

thuốc BVTV bị cấm, mức dư lượng tối đa cho phép ở Châu Âu, Mỹ, Nhật, hoặc thị trường mà đơn vị dự định bán ca cao để làm cơ sở cho việc lựa chọn và sử dụng thuốc BVTV cho phù hợp. 40 32.5 32.5 15 2.5 67.5 0 20 40 60 80 Mức độ độc hại Hạn sử dụng

Giá cả Hoạt chất Đối tượng cây trồng Tư vấn của đại lý Các vấn đề quan tâm T lệ ( % )

Hình 3.4 Vấn đề nông dân quan tâm khi mua thuốc BVTV

Thời gian cách li là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng và mức dư tồn độc hại trong hạt ca cao khi xuất khẩu. Phần trăm nông dân rất chú ý đến thời gian cách li chiếm 85%, còn lại là 12,5% theo thói quen và 2,5% ít quan tâm. Rất chú ý 85% Ít quan tâm, 2,5% Theo thói quen 12,5%

Hình 3.5 Phần trăm nông dân ý thức về thời gian cách li thuốc BVTV

Qua các lớp tập huấn nông dân có áp dụng các biện pháp IPM trong phòng trừ sâu bệnh góp phần làm giảm sử dụng thuốc BVTV. Biện pháp được nông dân chọn nhiều nhất là tỉa cành chiếm 82,5%, nuôi kiến vàng 10% (Bảng 3.5). Các biện

pháp này cần phải duy trì và thực hiện rộng rãi, đặc biệt là các hộ có nguyện vọng sản xuất ca cao UTZ.

Bảng 3.2 Phần trăm nông dân sử dụng biện pháp IPM Biện pháp IPM Tỷ lệ (%) Phun thuốc 0 Bao trái 0 Tỉa cành 82,5 Nuôi kiến vàng 10 Khác 7,5

3.3.3 Trang bị bảo hộ lao động

Theo bộ nguyên tắc UTZ (2009) về tiêu chuẩn quản lý sử dụng thuốc BVTV, quần áo và thiết bị bảo hộ phải còn sử dụng tốt. Quần áo phải được bảo quản riêng, giặt thường xuyên.

Bảng 3.3 Phần trăm nông dân trang bị bảo hộ lao động

Bảo hộ lao động Tỷ lệ (%) Không có 0 Ủng 5 Mắt kính 10 Khẩu trang 95 Quần áo 0

Bao tay nhựa 0

Theo bảng 3.3 trang bị bảo hộ lao động là phương tiện rất cần thiết để bảo vệ người sản xuất. Tuy nhiên do thói quen nên 95% nông dân thường chỉ sử dụng khẩu trang trong phun thuốc và bón phân, 10% mắt kính và 5% mang ủng.

Nguyên nhân nông dân ít trang bị đồ bảo hộ lao động khi phun thuốc, bón phân là do nông dân rất ngại mặc với 57,5%, nông dân cảm thấy không cần thiết

mặc là 17,5% và 2,5% nông dân rất cần đồ bảo hộ lao động (Bảng 3.4). Nông dân chưa ý thức cao về trang bị bảo hộ lao động trong phun thuốc và bón phân nên có thể xảy ra sự cố nguy hiểm.

Vì vậy thông qua tập huấn cần nêu tầm quan trọng của trang bị bảo hộ lao động và các trang bị bảo hộ cần mặc khi phun thuốc và bón phân.

Bảng 3.4 Phần trăm nông dân trang bị bảo hộ lao động khi phun thuốc, bón phân Ý thức mặc đồ bảo hộ Tỷ lệ (%)

Rất cần 2,5

Ngại mặc 57,5

Không cần 17,5

3.4 Môi trường

Theo Đào Lệ Hằng (2008) trong hệ thống nông nghiệp bền vững không nên coi đất là một nhân tố hạn chế quan trọng. Nếu chỉ chú ý quan tâm trong vài năm, sinh thái đất có thể được thay đổi và cải thiện.

Nhân tố môi trường đất sẽ không ảnh hưởng lớn sản xuất ca cao UTZ nhưng nên sử dụng có chọn lọc và hạn chế các chất nitrat, các chất độc hại và sử dụng phân hữu cơ.

Theo Phạm Hồng Phước (2010) trồng ca cao tốt cho môi trường do độ che phủ của tán cao lớn. Đất trong vườn ca cao luôn có lớp thảm lá mục dày (do hàng năm phải tỉa cành tạo tán) nên giảm được xói mòn, tăng độ giữ nước cũng như độ phì của đất. Tuy nhiên những lớp lá được giữ lại trên vườn phải đảm bảo không có mầm bệnh để tránh lây nhiễm bệnh.

Vì vậy trồng ca cao theo tiêu chuẩn UTZ sẽ giảm gây tổn hại đến môi trường, giảm sử dụng phân bón, giữ cho đất luôn phì nhiêu.

3.5 Xây dựng cơ sở vật chất

Khi đăng ký tham gia sản xuất UTZ cần phải xây dựng đầy đủ nhà vệ sinh, nhà kho giữ phân-thuốc BVTV, nơi pha thuốc.

Theo tiêu chí trong bộ nguyên tắc UTZ thì cần phải xây dựng nhà vệ sinh tự hoại. Tuy nhiên, có 32,5 % nông dân vẫn chưa xây nhà vệ sinh do thiếu vốn để xây dựng và một phần là do nông dân chưa thấy tầm quan trọng của xây dựng nhà vệ

sinh khi sản xuất ca cao UTZ (Hình 3.6). Vì vậy khi phát triển mô hình ca cao chứng nhận hỗ trợ vốn cho nông dân.

Chưa xây

32,5%

Đã xây

67,5%

Hình 3.6 Phần trăm hộ nông dân xây nhà vệ sinh

Theo bộ nguyên tắc UTZ thì nhà kho để chứa phân-thuốc phải:

 Có kết cấu an toàn, sạch sẽ và khô ráo, có mái che và sàn chống thấm.  Thông gió tốt và có đủ ánh sáng để đọc được nhãn mác thuốc.

 Có giá kệ được làm bằng nguyên liệu không thấm nước như nhựa, kính, hoặc kim loại.

 Được làm bằng nguyên liệu chống cháy và tốt nhất được xây dựng và nằm ở những nơi tránh bị thay đổi nhiệt độ quá.

Qua kiểm tra thì có 7,5% nông dân để phân-thuốc trong nhà kho kín, 70% để nơi tách biệt (Bảng 3.5). Nguyên nhân nông dân chưa xây nhà kho được là do thiếu vốn xây dựng. Mặt khác, nông dân thường mua phân-thuốc về là sử dụng ngay nên nông dân thấy chưa cần xây.

Bảng 3.5Nơi lưu giữ phân-thuốc BVTV của nông dân Nơi lưu trữ Tỉ lệ (%) Nơi tách biệt 90

Nhà kho kín 7,5

Nơi pha thuốc đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường, ngăn chặn thuốc rơi xuống nguồn nước, bảo vệ người phun thuốc khi có sự cố thì có vòi nước

pha thuốc chiếm 90%, còn lại vẫn là do ý thức nông dân vẫn còn chủ quan chưa xem trọng.

Bảng 3.6 Phần trăm nông dân có nơi pha thuốc Nơi pha thuốc Tỷ lệ (%)

Có 90

Không 10

3.6 Xử lý rác

Theo yêu cầu về thu gom rác trong bộ nguyên tắc UTZ (2009) thì nông dân chỉ cần đào hố chôn, giao cho người thu gom rác (nếu có), không được xả rác vô ý thức. 92,5% 77,5% 7,5% 15% 0.00% 20.00% 40.00% 60.00% 80.00% 100.00% T l h ( % ) Gom rác vô cỏ Gom rác hữu cơ vào hố Vứt bất cứ nơi nào Gom chung

Hình 3.7 Phần trăm hộ nông dân có cách xử lý rác sinh hoạt khác nhau

Thực tế 7,5% nông dân vẫn còn vứt rác bậy, 92,5% gom rác vô cơ lại, 77,5% gom rác hữu cơ vào hố, gom chung rác vô cơ và hữu cơ chiếm 15% (Hình 3.7).

Nông dân vẫn còn ý thức chưa cao về cách xử lý rác do thói quen chưa chịu sửa đổi nên cần phải thông tin về lợi ích của việc xử lý rác đến nông dân.

Xử lý vỏ, bao thuốc BVTV an toàn sẽ giảm ô nhiễm nước, ô nhiễm đất. Nhận thức được điều này nên 90% nông dân đã gom vỏ, bao thuốc BVTV để nơi cố định, 2,5% cho vào bọc chôn (Bảng 3.7).

Bảng 3.7 Phần trăm nông dân xử lý vỏ, bao thuốc BVTV

Cách xử lý Tỷ lệ (%)

Gom nơi cố định 90

Cho vào bọc 2,5

Vứt vào bất cứ nơi nào 0 Xử lý khác 0

Theo bộ nguyên tắc UTZ (2009) thì bao bì thuốc BVTV đã sử dụng không sử dụng lại bao bì thuốc BVTV đã qua sử dụng dưới bất cứ hình thức gì, bao bì phải được xúc rửa 3 lần bằng nước trước khi thu gom và xử lý (chôn lấp hay tiêu huỷ), để hạn chế gây ảnh hưởng tới con người và môi trường. Đối với thuốc BVTV đã quá hạn sử dụng thuốc BVTV quá hạn sử dụng cần được thu gom và xử lý theo cách giảm thiểu gây ảnh hưởng tới môi trường (trả lại cho các nhà cung cấp, tiêu hủy, chôn lấp tại các khu vực an toàn).

3.7 Đánh giá hiệu quả sản xuất ca cao theo tiêu chuẩn UTZ

Về kinh tế

Lợi ích về thu nhập:

 Chất lượng cao hơn làm tăng giá trị.  Năng suất tăng làm tăng sản lượng.

 “ Giá tốt hơn cho sản phẩm tốt hơn”. Ngoài ra còn có giá thưởng cho sản phẩm bền vững.

 Sản phẩm ca cao sẽ được bao tiêu 100% bởi tập đoàn Cargill (Lê Ngọc, 2010).

Về xã hội

Khi tham gia sản xuất UTZ là nông dân đã góp phần vào xây dựng cộng đồng tốt. Thực hành tốt về tuyển dụng lao động. Thực hành sản xuất an toàn và bảo vệ sức khỏe. Không sử dụng lao động trẻ em trong các công việc nguy hiểm, độc hại. Phải có chế độ lương, bảo hộ lao động cho nhân công thuê. Không ngược đãi phụ nữ mà phải công bằng bình đẳng.

Nông dân được bảo vệ bởi luật pháp và các công ước của ILO (Tổ chức Lao động quốc tế) về độ tuổi, giờ làm việc, điều kiện làm việc, thỏa ước tập thể và an toàn lao động. Nông dân được chứng nhận đào tạo về sử dụng hóa chất an toàn và trang bị bảo hộ khi sử dụng phun thuốc trừ sâu. Nông dân và gia đình họ được tiếp cận chăm sóc sức khỏe, trẻ em được học hành,có nhà ở phù hợp, có nước sạch, tự do thể hiện văn hóa.

Nghĩa là thực hiện một xã hội được quan tâm các chính sách về giáo dục, văn hóa, nhà ở và an toàn lao động.

Về môi trường

 Sử dụng tối thiểu và có trách nhiệm các loại nông hóa phẩm, áp dụng phương pháp IPM.

 Sử dụng hạn chế nguồn nước và gây ô nhiễm môi trường.

Theo Huỳnh Quang Đức (2010) sử dụng tối thiểu năng lượng, tối ưu hóa sử dụng các nguồn năng lượng bền vững. Bảo vệ nguồn nước sạch, xử lý nước đã bị ô nhiễm.

Vì vậy, tham gia sản xuất ca cao UTZ là đã góp phần vào bảo vệ môi trường đất, nước, không khí. Các tiêu chí trong UTZ đã quy định là sản xuất bền vững giảm thiểu các tác hại gây ảnh hưởng đến môi trường trong hiện tại và tương lai.

CHƯƠNG 4

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

4.1 Kết luận

Xây dựng ca cao theo tiêu chuẩn UTZ có những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ:

 Điểm mạnh: diện tích ngày càng gia tăng, nông dân được sự hỗ trợ của nhà nước, doanh nghiệp và nhà khoa học. Nông dân đã được xóa mù chữ, được tập huấn miễn phí.

 Điểm yếu: tiền hỗ trợ để xây dựng cơ sở vật chất còn quá ít. Giá cả luôn biến động. Thiếu kỹ thuật canh tác theo tiêu chuẩn UTZ. Nông dân chưa biết kỹ thuật sơ chế và lên men nên bán trái đã chín chứ không sơ chế để lên men. Vì vậy ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận của nông dân. Ngoài ra do khoảng cách từ ca cao tới mương tưới là rất ngắn từ 0,5-1,0m nên chưa đảm bảo được an toàn về nguồn nước khi phun thuốc BVTV. Đây là trở ngại trong thực hiện sản xuất theo tiêu chuẩn UTZ.

 Cơ hội: thị trường có nhu cầu không ngừng tăng.  Nguy cơ: sự cạnh tranh của đối thủ nước ngoài.

Ngoài ra điều kiện môi trường cũng thuận lợi cho xây dựng phát triển theo tiêu chuẩn ca cao chứng nhận UTZ. Tuy nhiên nông dân chưa thấy tầm quan trọng khi xây dựng nhà kho chứa phân-thuốc BVTV, nhà vệ sinh, thu gom rác và bao bì chai thuốc. Tình hình nông dân sử dụng phân bón, thuốc BVTV còn theo tập quán, thói quan. Đặc biệt nông dân còn xem nhẹ việc trang bị bảo hộ lao động khi phun thuốc và bón phân.

4.2 Đề nghị

Để mô hình ca cao trồng theo tiêu chuẩn UTZ phát triển thì đề nghị:

 Thường xuyên mở các lớp tập huấn cho nông dân về kỹ thuật canh tác ca cao theo tiêu chuẩn UTZ.

 Xây dựng một số điểm ứng dụng công nghệ tiên tiến để sơ chế hạt ca cao.  Xây dựng khoảng cách ca cao với mương líp cho phù hợp.

 Vận động các nguồn vốn tài trợ cho nông dân nhằm phát triển cây ca cao theo tiêu chuẩn UTZ.

TÀI LIỆU THAM THẢO

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7519 : 2005. “ Hạt ca cao – Yêu cầu kỹ thuật”. Bộ Khoa Học và Công Nghệ ban hành. Hà Nội.

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7518 : 2005. “ Hạt ca cao – Yêu cầu kỹ thuật”. Bộ Khoa Học và Công Nghệ ban hành. Hà Nội.

Tiêu chuẩn ngành: 10 TCN 386 – 99 của Bộ Nông Nghiệp & PTNT.

Quyết định số 2678/QĐ-BNN-KH do Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần ký ngày 14 tháng 9 năm 2007.

Nguyễn Văn Uyển-Nguyễn Tiến Thắng. 1997. Công nghệ sinh học và hệ thống nông nghiệp sinh thái bền vững.

Nguyễn Văn Uyển. 1999. Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây ca cao. Nhà xuất bản nông nghiệp.

Nguyễn Văn Uyển-Nguyễn Tài Sum. 1996. Cây ca cao trên thế giới và triển vọng ở Việt Nam. Nhà xuất bản nông nghiệp.

Nguyễn Văn Minh. 2009. Nghiên cứu hệ thống canh tác bền vững tại vùng Bảy Núi-An Giang. Luận án tiến sĩ, Đại học Cần Thơ.

Hồ Thị Ngân. 2010. Bình tuyển ca cao đầu dòng có năng suất, chất lượng cao và kỹ thuật ghép ca cao cải tiến tại Cần Thơ. Luận văn đại học, Đại học Cần Thơ.63 tr.

Nguyễn Văn Hòa. 2007. Tổng quan hiện trạng và định hướng phát triển ca cao đến năm 2010 ở Việt Nam. Chuyên đề: Phát triển ca cao bền vững ở Việt Nam, diễn đàn khuyến nông @ Công nghệ lần thứ 6.

Đào Thị Lệ Hằng. 2008. Sử dụng bền vững đất nông nghiệp. Nhà xuất bản Hà Nội. Nguyễn Bảo Vệ-Trần Văn Hâu.2005. Cây đa niên II. Tủ sách Trường Đại Học Cần

Thơ.

Braudeau, J. 1984. Cây ca cao. Nhà xuất bản nông nghiệp.

Phạm Hồng Đức Phước. 2003. Kỹ thuật trồng ca cao ở Việt Nam. Nhà xuất bản

Một phần của tài liệu bước đầu nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn utz cho cây ca cao trồng xen tại xã an khánh huyện châu thành tỉnh bến tre (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)