Phân tích nguồn lực và kinh tế hộ

Một phần của tài liệu bước đầu nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn utz cho cây ca cao trồng xen tại xã an khánh huyện châu thành tỉnh bến tre (Trang 36)

Phân tích nguồn lực nông hộ về trình độ học vấn, nguồn thu nhập.

2.3.2 Phân tích tình hình sử dụng phân-thuốc trừ sâu bệnh

Tình hình nông dân sử dụng phân vô cơ-hữu cơ.

Tình hình nông dân sử dụng thuốc sinh học-thuốc BVTV.

2.3.3 Phân tích điều kiện môi trường

Phân tích sự ảnh hưởng của trồng ca cao đến môi trường.

2.3.4 Phân tích tình hình xây dựng cơ sở vật chất

2.3.5. Phân tích cách xử lí rác

2.4 Xử lý số liệu

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1 Đánh giá tiềm năng phát triển ca cao theo tiêu chuẩn UTZ

3.1.1 Mặt mạnh (Strengths)

S (Strengths) mặt mạnh xây dựng ca cao UTZ là:

- Diện tích trồng ca cao xen chiếm đa số và xu hướng diện tích này còn tăng lên do nhu cầu thị trường của ca cao ngày càng tăng. Thực tế có 75% diện tích ca cao trồng xen trong vườn dừa, 22,5% ca cao xen cây ăn trái và 2,5% trồng ca cao thuần. Nông dân trồng ca cao trong vườn dừa chiếm 75% vì diện tích trồng dừa lớn và ca cao là loại cây ưa bóng mát nên thích hợp trồng xen với dừa.

- Sự quan tâm hỗ trợ của nhà nước và doanh nghiệp cho sự phát triển ca cao cụ thể đã hỗ trợ 40% giá trị cây giống, mở lớp tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc ca cao.

- Trình độ học vấn của nông dân tại xã An Khánh: có 100% người dân trong xã đã được xóa mù chữ thông qua phổ cập tiểu học. Trình độ học vấn là điều kiện tiên quyết để nông dân thực hiện tiêu chí ghi nhật ký nông hộ. Nhật ký nông hộ là bằng chứng về quá trình sản xuất có minh bạch hay không. Vì vậy nông dân cần phải ghi đầy đủ, chính xác và đúng thời gian để dễ dàng truy nguyên khi có sự cố xảy ra. Nhật ký nông hộ giúp bảo vệ quyền của người tiêu dùng khi xảy ra sự cố. Nhận thức được điều này 100% nông hộ khẳng định là sẽ ghi nhật ký.

Bảng 3.1 Phần trăm nông dân có thể ghi nhật ký Nhật ký nông hộ Tỷ lệ (%)

Không ghi 0

Có thể ghi 100

- Thu nhập: trồng ca cao góp phần tăng thêm thu nhập cho nông dân. Thực tế thu nhập chính của nông dân là từ cây dừa và làm gia công từ xơ dừa. Vì vậy có thể tận dụng thời gian nhàn rỗi để chăm sóc ca cao.

- Chất lượng sản phẩm được đánh giá là có chất lượng cao tạo được uy tín đối với khách hàng, vừa bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng vừa an toàn cho người sản xuất lại thân thiện với môi trường và giúp cải tạo kết cấu đất.

- Người sản xuất thì được hưởng giá cao hơn, được bảo vệ các quyền về lao động, được đi học, được chăm sóc sức khỏe và có nhà ở.

3.1.2 Mặt yếu (Weaknesses)

W (Weaknesses) mặt yếu của xây dựng UTZ là:

- Cơ hội tiếp nhận thông tin về tiêu chuẩn UTZ còn yếu.Qua điều tra 87,5% nông dân không biết thông tin tiêu chuẩn UTZ, chỉ có 12,5% nông dân biết đến hoặc đã tham quan mô hình ca cao theo UTZ (Hình 3.1). Vì vậy công tác phổ biến nguồn thông tin về tiêu chuẩn UTZ cần được TTKN xã An Khánh phổ biến rộng rãi đặc biệt qua các chương trình tập huấn để nông dân hiểu và có thể đăng ký tham gia sản xuất ca cao UTZ nhiều hơn.

Đã tham quan (2.5%) Có biết (10%) Không biết (87.5%)

Hình 3.1 Phần trăm hộ nhận biết thông tin về tiêu chuẩn UTZ

- Kỹ thuật canh tác, sơ chế ca cao theo tiêu chuẩn UTZ còn yếu. Thực tế hầu hết nông dân bán trái ca cao tươi mà không sơ chế do sản lượng còn ít, nông dân chưa biết cách sơ chế hợp lý. Tập huấn cho nông dân cách sơ chế và lên men là cách hiệu quả vừa cung cấp kiến thức cho nông dân vừa giúp nông dân lấy công làm lời vì giá thành hạt ca cao đã qua sơ chế rất cao. Ngoài ra, cần cung cấp nguồn tài liệu về kỹ thuật canh tác theo tiêu chuẩn UTZ cho nông dân.

- Giá cả luôn biến động đặc biệt là vào mùa thu hoạch chính ca cao do thương lái ép giá.

- Trồng ca cao theo tiêu chuẩn UTZ thì tiêu chí không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong vòng 5m cách tất cả các dòng nước hoặc kênh rạch, ao hồ. Hầu hết nông dân trồng ca cao không thực hiện được vì khoảng cách ca cao trồng sát mương dẫn nước hoặc khoảng cách từ 0,5m-1m nên việc phun thuốc sẽ ảnh hưởng trực tiếp tiêu chí trong bộ nguyên tắc.

3.1.3 Cơ hội (Opportunities)

O (Opportunities) cơ hội khi xây dưng tiêu chuẩn ca cao UTZ là:

- Thị trường nhập khẩu ca cao chủ yếu là Bắc Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Châu Á có nhu cầu ca cao không ngừng tăng. Ngoài ra, tại tỉnh Bến Tre đã có công ty Grand Place, Phạm Minh chế biến ca cao. Vì vậy, sản phẩm hạt ca cao nông dân sản xuất ra sẽ luôn có nhiều thị trường cạnh tranh thu mua.

- Theo Nguyễn Văn Hòa (2010) thị trường trong nước thì Công ty Cargill vẫn là đơn vị chủ lực mua hạt ca cao. Một số công ty trong và ngoài nước khác cũng quan tâm đến sản phẩm ca cao như: Vinacacao, Vinamilk, Olam, Armajaro, Touton, Mitsubishi, Dakman, Phạm Minh…Các công ty thu mua hạt hiện nay chủ yếu để xuất khẩu. Năm 2010 giá thu mua hạt ca cao luôn ổn định và ở mức cao khoảng 40.000–60.000đ/kg hạt khô. Nhiều điểm sơ chế và thu mua ca cao phát triển nhanh chóng tại các vùng trồng ca cao.

3.1.4 Nguy cơ (Threats)

Nguy cơ (Threats) của mô hình sản xuất ca cao theo tiêu chuẩn UTZ là: - Đối mặt với đối thủ cạnh tranh nước ngoài. Nguyên nhân là do sản phẩm ca cao đã được chứng nhận UTZ sẽ phải bán với giá thành cao hơn ca cao sản xuất truyền thống nên sẽ bị sự cạnh tranh bởi thị trường có sản phẩm ca cao giá thành thấp. Vì vậy cần phải có sự phối hợp của nhà nước và nhà doanh nghiệp trong công xây dựng thương hiệu ca cao UTZ đến thị trường tiêu thụ.

3.2 Tình hình sử dụng giống

Theo Trung Tâm Khuyến Nông xã An Khánh thì nông dân trong xã chủ yếu sử dụng các giống TD8 55%, TD3 97,5%, TD10 80% là các giống đã được công nhận trong quyết định số 321QĐ/BNN-KHCN (2006).

Nông dân chủ yếu sử dụng các giống TD8, TD3 và TD10 là do phẩm chất và năng suất của các giống này cao, giúp hạn chế sâu bệnh, năng suất và phẩm chất hạt cao. Tuy nhiên, nông dân nên mua ca cao từ nơi có nguồn gốc đảm bảo để mua được đúng giống và chất lượng.

3.3 Tình hình sử dụng thuốc và phân bón 3.3.1 Tình hình sử dụng phân 3.3.1 Tình hình sử dụng phân

Theo Nguyễn Thị Huyệt (2010) nên bón nhiều phân hữu cơ cho cây ca cao và cung cấp nấm đối kháng Trichoderma vào trong đất xung quanh gốc cây để nấm hoạt động và tiêu diệt các mầm bệnh gây loét thân trên cây ca cao.

Thực tế tỉ lệ nông dân sử dụng phân hữu cơ rất ít, 80% không sử dụng bón phân trong thời kỳ bón thúc, 20% sử dụng phân hữu cơ kết hợp phân vô cơ. Nguyên nhân là do nông dân còn chưa tin tưởng vào chất lượng phân hữu cơ, hiệu quả phân hữu cơ chậm hơn so với phân vô cơ.

65 42.5 85 20 42.5 0 20 40 60 80 100 Uy tín Thành phần dinh dưỡng NPK Đại lý phân có giấy phép Giá cả Vấn đề khác

Vấn đề nông dân quan tâm

T ỉ lệ ( % )

Hình 3.2 Vấn đề cần quan tâm nông dân quan tâm khi mua phân

Vấn đề quan tâm hàng đầu của nông dân là mua phân ở đại lý phân có giấy phép kinh doanh chiếm 85% là do đại lý có giấy phép kinh doanh đảm bảo các vấn

đề về chất lượng, giá và nông dân có thể mua thiếu khi thiếu vốn sản xuất. Uy tín, chiếm 65% trong mối quan tâm của nông dân.

Thời gian cách li từ khi bón phân đến thu hoạch ảnh hưởng trực tiếp năng suất và chất lượng hạt ca cao chứng nhận UTZ.

Thời gian cách li phân

60% 2,5%

37,5%

<1 tháng 1 tháng >1 tháng

Hình 3.3 Phần trăm nông dân ý thức về thời gian cách ly phân.

Thực tế điều tra cho thấy 60% nông dân có thời gian cách li phân lớn hơn 1 tháng (trước khi thu hoạch), 37,5% nông hộ cách li 1 tháng và 2,5% nông hộ cách li ít hơn 1 tháng (Hình 3.3).

Đa phần nông hộ bón phân nông dân thường bón phân vào thời ca cao ra hoa kết quả. Tuy nhiên tùy vào loại phân bón nông dân sử dụng thì sẽ có thời gian cách li khác nhau, không nên bón phân gần vào thời điểm trái ca cao thu hoạch.

3.3.2 Tình hình sử dụng thuốc

Thực tế cho thấy nông dân còn ít quan tâm đến mức độ độc hại của thuốc BVTV khi mua, chỉ có 40% nông dân quan tâm đến mức độ độc hại. Nông dân mua thuốc BVTV quan tâm tới sự tư vấn của đại lý chiếm 67,5%, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng thuốc, mức độ độc hại, giá cả (Hình 3.4). Vì vậy cần phải tập huấn thêm về cách sử dụng, chọn lựa, mua thuốc BVTV. Sử dụng các loại thuốc BVTV ít độc hại nhất cho con người, động vật và thực vật. Không được sử dụng

thuốc BVTV bị cấm, mức dư lượng tối đa cho phép ở Châu Âu, Mỹ, Nhật, hoặc thị trường mà đơn vị dự định bán ca cao để làm cơ sở cho việc lựa chọn và sử dụng thuốc BVTV cho phù hợp. 40 32.5 32.5 15 2.5 67.5 0 20 40 60 80 Mức độ độc hại Hạn sử dụng

Giá cả Hoạt chất Đối tượng cây trồng Tư vấn của đại lý Các vấn đề quan tâm T lệ ( % )

Hình 3.4 Vấn đề nông dân quan tâm khi mua thuốc BVTV

Thời gian cách li là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng và mức dư tồn độc hại trong hạt ca cao khi xuất khẩu. Phần trăm nông dân rất chú ý đến thời gian cách li chiếm 85%, còn lại là 12,5% theo thói quen và 2,5% ít quan tâm. Rất chú ý 85% Ít quan tâm, 2,5% Theo thói quen 12,5%

Hình 3.5 Phần trăm nông dân ý thức về thời gian cách li thuốc BVTV

Qua các lớp tập huấn nông dân có áp dụng các biện pháp IPM trong phòng trừ sâu bệnh góp phần làm giảm sử dụng thuốc BVTV. Biện pháp được nông dân chọn nhiều nhất là tỉa cành chiếm 82,5%, nuôi kiến vàng 10% (Bảng 3.5). Các biện

pháp này cần phải duy trì và thực hiện rộng rãi, đặc biệt là các hộ có nguyện vọng sản xuất ca cao UTZ.

Bảng 3.2 Phần trăm nông dân sử dụng biện pháp IPM Biện pháp IPM Tỷ lệ (%) Phun thuốc 0 Bao trái 0 Tỉa cành 82,5 Nuôi kiến vàng 10 Khác 7,5

3.3.3 Trang bị bảo hộ lao động

Theo bộ nguyên tắc UTZ (2009) về tiêu chuẩn quản lý sử dụng thuốc BVTV, quần áo và thiết bị bảo hộ phải còn sử dụng tốt. Quần áo phải được bảo quản riêng, giặt thường xuyên.

Bảng 3.3 Phần trăm nông dân trang bị bảo hộ lao động

Bảo hộ lao động Tỷ lệ (%) Không có 0 Ủng 5 Mắt kính 10 Khẩu trang 95 Quần áo 0

Bao tay nhựa 0

Theo bảng 3.3 trang bị bảo hộ lao động là phương tiện rất cần thiết để bảo vệ người sản xuất. Tuy nhiên do thói quen nên 95% nông dân thường chỉ sử dụng khẩu trang trong phun thuốc và bón phân, 10% mắt kính và 5% mang ủng.

Nguyên nhân nông dân ít trang bị đồ bảo hộ lao động khi phun thuốc, bón phân là do nông dân rất ngại mặc với 57,5%, nông dân cảm thấy không cần thiết

mặc là 17,5% và 2,5% nông dân rất cần đồ bảo hộ lao động (Bảng 3.4). Nông dân chưa ý thức cao về trang bị bảo hộ lao động trong phun thuốc và bón phân nên có thể xảy ra sự cố nguy hiểm.

Vì vậy thông qua tập huấn cần nêu tầm quan trọng của trang bị bảo hộ lao động và các trang bị bảo hộ cần mặc khi phun thuốc và bón phân.

Bảng 3.4 Phần trăm nông dân trang bị bảo hộ lao động khi phun thuốc, bón phân Ý thức mặc đồ bảo hộ Tỷ lệ (%)

Rất cần 2,5

Ngại mặc 57,5

Không cần 17,5

3.4 Môi trường

Theo Đào Lệ Hằng (2008) trong hệ thống nông nghiệp bền vững không nên coi đất là một nhân tố hạn chế quan trọng. Nếu chỉ chú ý quan tâm trong vài năm, sinh thái đất có thể được thay đổi và cải thiện.

Nhân tố môi trường đất sẽ không ảnh hưởng lớn sản xuất ca cao UTZ nhưng nên sử dụng có chọn lọc và hạn chế các chất nitrat, các chất độc hại và sử dụng phân hữu cơ.

Theo Phạm Hồng Phước (2010) trồng ca cao tốt cho môi trường do độ che phủ của tán cao lớn. Đất trong vườn ca cao luôn có lớp thảm lá mục dày (do hàng năm phải tỉa cành tạo tán) nên giảm được xói mòn, tăng độ giữ nước cũng như độ phì của đất. Tuy nhiên những lớp lá được giữ lại trên vườn phải đảm bảo không có mầm bệnh để tránh lây nhiễm bệnh.

Vì vậy trồng ca cao theo tiêu chuẩn UTZ sẽ giảm gây tổn hại đến môi trường, giảm sử dụng phân bón, giữ cho đất luôn phì nhiêu.

3.5 Xây dựng cơ sở vật chất

Khi đăng ký tham gia sản xuất UTZ cần phải xây dựng đầy đủ nhà vệ sinh, nhà kho giữ phân-thuốc BVTV, nơi pha thuốc.

Theo tiêu chí trong bộ nguyên tắc UTZ thì cần phải xây dựng nhà vệ sinh tự hoại. Tuy nhiên, có 32,5 % nông dân vẫn chưa xây nhà vệ sinh do thiếu vốn để xây dựng và một phần là do nông dân chưa thấy tầm quan trọng của xây dựng nhà vệ

sinh khi sản xuất ca cao UTZ (Hình 3.6). Vì vậy khi phát triển mô hình ca cao chứng nhận hỗ trợ vốn cho nông dân.

Chưa xây

32,5%

Đã xây

67,5%

Hình 3.6 Phần trăm hộ nông dân xây nhà vệ sinh

Theo bộ nguyên tắc UTZ thì nhà kho để chứa phân-thuốc phải:

 Có kết cấu an toàn, sạch sẽ và khô ráo, có mái che và sàn chống thấm.  Thông gió tốt và có đủ ánh sáng để đọc được nhãn mác thuốc.

 Có giá kệ được làm bằng nguyên liệu không thấm nước như nhựa, kính, hoặc kim loại.

 Được làm bằng nguyên liệu chống cháy và tốt nhất được xây dựng và nằm ở những nơi tránh bị thay đổi nhiệt độ quá.

Qua kiểm tra thì có 7,5% nông dân để phân-thuốc trong nhà kho kín, 70% để nơi tách biệt (Bảng 3.5). Nguyên nhân nông dân chưa xây nhà kho được là do thiếu vốn xây dựng. Mặt khác, nông dân thường mua phân-thuốc về là sử dụng ngay nên nông dân thấy chưa cần xây.

Bảng 3.5Nơi lưu giữ phân-thuốc BVTV của nông dân Nơi lưu trữ Tỉ lệ (%) Nơi tách biệt 90

Nhà kho kín 7,5

Nơi pha thuốc đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường, ngăn chặn thuốc rơi xuống nguồn nước, bảo vệ người phun thuốc khi có sự cố thì có vòi nước

pha thuốc chiếm 90%, còn lại vẫn là do ý thức nông dân vẫn còn chủ quan chưa xem trọng.

Bảng 3.6 Phần trăm nông dân có nơi pha thuốc Nơi pha thuốc Tỷ lệ (%)

Có 90

Không 10

3.6 Xử lý rác

Theo yêu cầu về thu gom rác trong bộ nguyên tắc UTZ (2009) thì nông dân chỉ cần đào hố chôn, giao cho người thu gom rác (nếu có), không được xả rác vô ý thức. 92,5% 77,5% 7,5% 15% 0.00% 20.00% 40.00% 60.00% 80.00% 100.00% T l h ( % ) Gom rác vô cỏ Gom rác hữu cơ vào hố Vứt bất cứ nơi nào Gom chung

Hình 3.7 Phần trăm hộ nông dân có cách xử lý rác sinh hoạt khác nhau

Thực tế 7,5% nông dân vẫn còn vứt rác bậy, 92,5% gom rác vô cơ lại, 77,5% gom rác hữu cơ vào hố, gom chung rác vô cơ và hữu cơ chiếm 15% (Hình 3.7).

Nông dân vẫn còn ý thức chưa cao về cách xử lý rác do thói quen chưa chịu sửa đổi nên cần phải thông tin về lợi ích của việc xử lý rác đến nông dân.

Xử lý vỏ, bao thuốc BVTV an toàn sẽ giảm ô nhiễm nước, ô nhiễm đất.

Một phần của tài liệu bước đầu nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn utz cho cây ca cao trồng xen tại xã an khánh huyện châu thành tỉnh bến tre (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)